Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra. Xin hỏi điều đó có đúng không? Bố tôi cần điều trị như thế nào?
Nguyễn Thị Hải Hồ (Nghệ An)
Ảnh minh họa – Internet
Nang gan xuất phát từ các tế bào gan, mạch máu nuôi gan, đường mật… nên thường thấy nang mạch, nang đường mật… tại gan. Nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra nhưng cũng có thể không. Do vậy, nếu nang gan của bố bạn được phát hiện tình cờ mà không có biểu hiện gì thường không phải do ký sinh trùng. Đối với các trường hợp mắc nang gan nói chung thì tùy theo tính chất, kích thước và nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau từ điều trị nội khoa, dùng thuốc đến các thủ thuật khác như tiêm xơ, nội soi hay phẫu thuật. Tuy nhiên, nang gan thường lành tính, kích thước nhỏ, nếu nang chưa ảnh hưởng đến chức năng của gan cũng như chưa có biến chứng thì thường không cần điều trị nhưng bạn cần đưa bố đi kiểm tra siêu âm nang khoảng 6 tháng đến một năm một lần để theo dõi sự phát triển của nang. Nếu nang lớn dần và ảnh hưởng đến chức năng của gan hoặc không to nhưng ở vị trí gần vỏ gan gây đau thì phải được điều trị tại chuyên khoa tiêu hóa tại các bệnh viện.
CMV (cytomegalovirus) là loại siêu vi trùng thuộc họ Herpes. CMV lây qua dịch tiết của cơ thể như nước bọt, phân, nước tiểu… Sự lây truyền thường xuất phát từ trẻ em tại các nhà trẻ rồi về lây nhiễm cho người thân trong gia đình. Khi bị nhiễm CMV, người bệnh sẽ mang virus CMV suốt đời, nhưng không có triệu chứng gì đặc biệt. Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, nhưng ước tính khoảng trên 70% người trưởng thành từng nhiễm CMV. Nếu đã nhiễm CMV, bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại.
ThS-BS Lê Văn Hiền, Phó giám đốc y khoa, BV Phụ sản Mê Kông (TP.HCM), cho biết: phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm CMV có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, nhiễm trùng bào thai và đặc biệt có nguy cơ gây nhiễm CMV chu sinh hoặc CMV bẩm sinh. Nếu bị nhiễm CMV lần đầu, tỷ lệ này lên đến 50-60%. Trẻ bị nhiễm CMV bẩm sinh nguy cơ tử vong chu sinh rất cao, nếu không tử vong cũng ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động, mù, điếc… CMV chu sinh nghĩa là trẻ sinh ra có thể bị lây CMV từ mẹ trong và sau sinh do tiếp xúc với máu, dịch âm đạo, sữa… của người mẹ.
Khi bị nhiễm CMV bẩm sinh, trẻ có thể bị đốm xuất huyết, gan, lách to, vàng da; sọ nhỏ, chậm phát triển trí tuệ; viêm võng mạc; có đến 20-30% trường hợp sẽ tử vong. Tuy nhiên, thông thường những người mẹ bị nhiễm tiên phát (nhiễm CMV lần đầu) mới gây CMV bẩm sinh, trong khi người trưởng thành Việt Nam đa phần đã nhiễm bệnh này từ nhỏ, nên những lần sau là tái nhiễm hoặc tái hoạt động nên ít bị CMV bẩm sinh.
Luôn giữ bàn tay sạch là cách đầu tiên để phòng ngừa nhiễm CMV. Nên rửa tay sau khi tiếp xúc với dịch tiết cơ thể, nhất là dịch tiết cơ thể trẻ; không sử dụng chung đồ ăn với trẻ, ăn chung muỗng, chén; không hôn vào miệng của trẻ; ăn uống vệ sinh.
Không chỉ virus HIV, rubella, siêu vi B, Herpes gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi, một số virus, ký sinh trùng khác ít được nhắc đến như CMV, T.gondii… cũng gây sẩy thai, dị dạng thai.
Toxoplasma gondii
TS-BS Ngô Thị Kim Phụng, Bộ môn Sản phụ khoa, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết: Toxoplasma gondii (T.gondii) là ký sinh trùng (KST) sống và sinh sản trong đường tiêu hóa của mèo, có thể lây nhiễm sang hầu hết các loài động vật. Khi lây nhiễm sang người, KST này sẽ gây bệnh toxoplasmosis. Chúng ta có nguy cơ bị nhiễm T.gondii khi ăn thịt sống, thịt tái nhiễm KST, khi tiếp xúc với nang T.gondii trong phân mèo, từ nước, đất, rác bị nhiễm.
Nếu mẹ bị nhiễm ở ba tháng đầu thai kỳ, sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai, thai lưu, nhiễm trùng sơ sinh. Nguy cơ thai bị nhiễm toxoplasmosis tăng theo tuổi thai: khi thai 13 tuần tuổi, tỷ lệ khoảng 6%, nếu 36 tuần, tỷ lệ tăng đến 72%. Khoảng 70 – 90% trẻ bị nhiễm toxoplasmosis không có triệu chứng, nhưng nếu có triệu chứng thì rất nặng: nhẹ cân, gan lách to, vàng da, thiếu máu; bị các bệnh lý thần kinh như nốt vôi hóa nội sọ, não úng thủy, não nhỏ; viêm võng mạc, điếc; hoặc có thể bị bao gồm cả viêm võng mạc, nốt vôi hóa nội sọ, não úng thủy (thường kèm co giật).
Bà mẹ mang thai cần lưu ý loại trừ những nguy cơ có thể nhiễm toxoplasmosis: ăn thịt nấu chín; không ăn rau, trái cây chưa rửa kỹ; rửa tay bằng xà bông và nước ấm trước khi ăn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với mèo, thịt sống; mang găng tay khi làm vườn và rửa tay sau khi làm vườn.
Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, khi có biến chứng bệnh rất dễ gây tử vong.
Sỏi mật và những rắc rối với sức khỏe
Sự hình thành sỏi có liên quan mật thiết đến sự mất cân bằng chuyển hóa trong gan (nơi mật được tạo thành). Ngoài ra còn có một số yếu tố như: viêm nhiễm, ứ trệ dịch mật, nhiễm ký sinh trùng và chế độ ăn giàu chất béo… tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình tạo sỏi.
Sỏi gây cản trở sự lưu thông của dịch mật, khiến cho hệ tiêu hóa giảm khả năng hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu. Mặt khác, sỏi di chuyển gây nên các cơn đau quặn mật, quặn gan, viêm đường mật, túi mật. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải nhập viện.
(Ảnh do nhãn hàng Kim Đởm Khang cung cấp)
Tái phát sỏi – vấn đề nan giải
Mục tiêu trong điều trị là loại bỏ sỏi nhằm khơi thông đường mật, làm giảm các triệu chứng do sỏi gây ra đồng thời tăng cường các biện pháp dự phòng tái phát sỏi.
Thực tế, để đạt được mục tiêu này không hề đơn giản. Thuốc làm tan sỏi phải sử dụng với thời gian dài (từ 6 tháng đến 2 năm), tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa làm quá trình điều trị bị gián đoạn hoặc kém hiệu quả. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa (mổ hở, nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể) có thể giúp việc lấy sỏi một cách hữu hiệu hơn, nhưng khó khả thi nếu sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc như ở đường dẫn mật trong gan. Đặc biệt, tỷ lệ tái phát sỏi cao (30 – 50% sau điều trị) khiến cho việc điều trị càng trở nên nan giải.
Giải pháp tháo gỡ từ thiên nhiên
Quan điểm của đông y coi cơ thể là một khối thống nhất, mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể luôn đồng bộ và tác động qua lại lẫn nhau. Hoạt động của hệ thống gan – mật cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế trong điều trị cần hướng tới sự cân bằng chức năng của toàn hệ thống, loại bỏ sỏi chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa giải quyết được tận gốc vấn đề.
Kim Đởm Khang là sản phẩm được phát huy và kế thừa triết lý đó để mang lại giải pháp toàn diện giúp bài sỏi, làm giảm triệu chứng do sỏi mật gây ra. Đặc biệt với các thành phần tăng cường chức năng gan (Diệp hạ châu, nhân trần), tăng khả năng tiết mật & lưu thông dịch mật (Uất kim, chi tử, chỉ xác), chống viêm (Sài hồ, Hoàng bá) sẽ giúp hạn chế tái phát sỏi. Đây là hy vọng mới cho người bệnh trong cuộc chiến nhằm chống lại sỏi mật cũng như dự phòng tái phát sỏi.
Nghiên cứu Kim Đởm Khang tại Viện 103 kết luận: Tỷ lệ tái phát sỏi đường mật trong gan, sỏi ống mật chủ giảm; các triệu chứng lâm sàng (đau, sốt, vàng da) cải thiện rõ rệt sau 3 tháng sử dụng. Sản phẩm sử dụng an toàn, chưa thấy tác dụng phụ sau 6 tháng sử dụng.
ĐT tư vấn: 04.3775.9865 – 08.3977.8085
Website: dongtay.net.vn
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thê thuốc chữa bệnh
Ngày 23.1, đại diện UBND và Trạm y tế P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đến kiểm tra, lập biên bản ghi nhận có nhiều “sinh vật lạ” trông giống đỉa (nhưng có lông và có chân) trong miếng rửa chén hiệu Hua Da (không rõ nguồn gốc) tại nhà bà Lê Thị Thọ trên đường Lê Văn Tám.
Tối 22.1, em Trần Phương Linh (16 tuổi, con gái bà Thọ) rửa chén thì thấy hàng trăm con “sinh vật lạ” lúc nhúc từ trong miếng rửa chén (nhỏ bằng đầu tăm) bò ra.
Linh gọi và chỉ cho bà Thọ. Sau đó bà Thọ dùng muối bỏ vào nhưng không diệt được những “sinh vật lạ” này, sau đó bà bỏ vào bịch ni lông buộc lại và để ra đường…
Cách đây khoảng một tuần, bà Thọ mua ba miếng rửa chén nhãn hiệu Hua Da tại một cửa hàng trong khu vực chợ Đà Lạt về sử dụng.
Khi cơ quan chức năng đến nhà bà Thọ thì những “sinh vật lạ” trên đã chết, nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản, lấy mẫu và tạm giữ hai miếng rửa chén còn lại để báo cáo cấp trên.
Ápxe gan là tình trạng nhiễm trùng và gây ra ổ mủ bên trong gan, đây là một bệnh tương đối hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là ký sinh trùng và vi trùng hoặc do nhiễm nấm.
Amip và vi trùng xâm nhập vào gan qua một trong ba đường: động mạch, tĩnh mạch cửa và ống mật. Ở Việt Nam, đa số là loại ápxe gan do amip, còn ápxe gan do vi trùng ít hơn nhưng nguy hiểm hơn.
Hình ảnh ápxe gan (đa ổ, hai thuỳ) trên CT, trước và sau khi bơm thuốc cản quang
Những biểu hiện thường thấy của bệnh ápxe gan do amip là tức nặng bụng, phần hạ sườn bên phải do gan bị to ra; đau bụng dữ dội, đau khu trú vùng hạ sườn phải, có khi đau khắp vùng bụng. Người bệnh sốt cao rồi đột ngột sốt nhẹ hơn nhưng kéo dài, ngoài ra còn có thể kèm theo khó thở do gan bị phồng to chèn ép vào cơ hoành. Ápxe gan do vi trùng cũng gây ra tình trạng bệnh lý tương tự nhưng các xét nghiệm sẽ có những kết quả khác. Khi xuất hiện những triệu chứng này nên đến ngay cơ sở y tế, hậu quả rất khó lường nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những xét nghiệm cần được tiến hành đối với ápxe gan là chụp X-quang vùng bụng, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng tổng quát để khảo sát cấu trúc của gan, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng, làm huyết thanh chẩn đoán tìm kháng thể kháng amip. Cuối cùng là chọc rò vào ổ mủ để rút dịch làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và làm giảm áp lực của ổ mủ sinh ra bên trong gan để bớt đau hơn.
Nếu ápxe gan không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như: mủ vỡ ra gây viêm nhiễm toàn bộ ổ bụng, từ đó có thể gây choáng nhiễm trùng rồi hôn mê và tử vong; có khi ổ mủ vỡ vào màng phổi, phổi, màng tim và ăn thông lên phổi làm chèn ép tim gây khó thở; ổ mủ vỡ ra gây rò màng phổi – phế quản.
Tờ Nhật báo Quảng Châu đưa tin, một phụ nữ họ Ngô người Quảng Đông, Trung Quốc vừa làm phẫu thuật cắt bỏ khối u trên ngực và phát hiện ra rằng bên trong khối u đó ẩn chứa một loại ký sinh trùng vẫn đang hoạt động.
Sau khi đến Bệnh viện Nhân dân thành phố Maoming, Quảng Đông kiểm tra, bác sỹ đã phát hiện trên ngực cô Ngô mọc một khối u có kích thước khoảng 2cm×1cm. Khối u này phình nhỏ dưới da, không sưng đỏ.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sỹ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện một ký sinh trùng đang hoạt động trong khối u đó. Hôm 15/10, bác sỹ phụ trách cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u cho biết: “Sau khi làm phẫu thuật cắt bỏ ký sinh trùng, sức khỏe cô Ngô đã dần hồi phục.”
Cô Ngô nói rằng cô thường xuyên ăn tiết rắn, gan rắn và đã phát hiện khối u trên ngực từ cách đây nửa năm nhưng vì không thấy đau hay bất cứ cảm giác gì nên đã không đi khám.
Các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng do cô Ngô thường xuyên ăn tiết rắn, gan rắn nên bị ký sinh trùng tấn công.
Theo chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Nhân dân thành phố Maoming, Quảng Đông, bệnh viện đã từng tiếp nhận và điều trị rất nhiều bệnh nhân tương tự như trường hợp của cô Ngô, phần lớn các ký sinh trùng thường xuất hiện trên mặt, ngực.
Mặc dù P. vivax sá»ng dai hÆ¡n P. falciparum và có thá» chá»u ÄÆ°á»£c các kiá»u khà háºu lạnh hÆ¡n, nhưng ngưá»i ta Ãt biết vá» P. vivax và Ãt chú ý Äến viá»c giải mã gene cá»§a loại ký sinh trùng nà y hÆ¡n so vá»i P. falciparum.
Món gỏi cá hoặc cá sống, tôm sống… ăn với mù tạt rất được ưa chuộng ở hầu hết các vùng của nước ta.
Các món rau sống tập hợp những rau củ mọc dưới nước (cần nước, rau muống, cải xoong, rau ngổ, củ niễng, ngó sen…) cũng có mặt thường xuyên hơn trong các bữa ăn gia đình.
Những món ăn nói trên đúng là rất ngon miệng nhưng điều ít người biết rằng đó là con đường lan truyền rất dễ của ấu trùng sán lá gan, nếu việc xử lý và chế biến không cẩn trọng. Đây không phải là sự suy diễn, bởi kết quả ghi nhận về điều trị của các cơ sở y tế cho biết hầu hết những người mắc bệnh sán lá gan đều đã có nhiều lần ăn gỏi cá và các món rau củ sống trồng dưới ao hồ.
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn đã từng cảnh báo rằng từ đầu năm 2009 đến nay, bệnh sán lá gan cùng lúc xuất hiện trên nhiều tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Còn theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương thì tỉ lệ mắc bệnh sán lá gan tại đồng bằng sông Hồng có nơi đã lên tới 33%. Sán lá gan vào trong cơ thể sẽ làm ngăn cản sự lưu chuyển máu trong gan, làm cho gan không có khả năng sản xuất chất dinh dưỡng, không còn khả năng làm sạch máu và mất chức năng khử độc. Những người ăn cá sống thường xuyên sẽ có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%.
Ở nước ta, các khảo sát của ngành y tế đều khẳng định có sự hiện diện của cả loài sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn nhưng từ trước đến nay, chúng ta chú ý nhiều đến sán lá gan nhỏ, vì bệnh này rất phổ biến ở các vùng nông thôn đồng bằng. Những năm gần đây, bệnh sán lá gan lớn đột nhiên phát triển mạnh ở nhiều nơi và ít nhất là đã có đến 45 tỉnh, TP ghi nhận có các ca bệnh này.
Chu kỳ của loài sán lá gan rất phức tạp. Chúng đẻ trứng rất nhỏ, trứng theo mật vào ruột và đào thải ra ngoài theo phân, trôi xuống nước phát triển thành ấu trùng, tìm ốc, cá, rau, củ ký sinh và tiếp tục phát triển thành những nang trùng. Khi chúng ta ăn phải các loại cá, ốc, rau, củ không được nấu chín kỹ hoặc ăn sống sẽ mang theo cả nang trùng sán vào cơ thể và mắc bệnh. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mắc do uống nước lã có nang trùng sán.
Người bị bệnh sán lá gan thường có những triệu chứng sốt thất thường, người gầy sút, phù nề, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, thiếu máu, đau tức ở vùng gan… Bệnh nhân có thể bị vàng da, nôn ra máu, rối loạn tim mạch. Trường hợp nặng và không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, rất dễ tử vong.
“Ăn chín, uống sôi” là câu nhắc nhở chúng ta tránh nhiều nguy cơ không tốt đối với sức khỏe và thực sự là bài học tốt nhất cho những ai muốn phòng ngừa để không nhiễm sán lá gan.
Không chỉ sushi, gỏi cá, bà mẹ mang thai còn nên tránh một số loại cá chứa nhiều thủy ngân ngay khi chúng đã được nấu chín
Khi đang mang thai, bạn không nên ăn sushi, cá sống hay bất cứ món cá gì chưa được nấu chín kỹ.
Nguyên nhân là do trong cá sống, nguyên liệu chính trong sushi và sashimi, nhiều khả năng chứa ký sinh trùng và vi khuẩn hơn hẳn so với cá nấu chín. Ký sinh trùng sống ký sinh trong vật chủ và sử dụng chất dinh dưỡng trong cơ thể bạn để phát triển. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có ít dinh dưỡng để nuôi bé. Nhất là trong thời kỳ thai đang phát triển mạnh, việc này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của thai nhi.
Chưa kể một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng còn có thể gây bệnh cho những bà mẹ mang thai có sức đề kháng kém. Các loại cá dễ bị nhiễm ký sinh trùng bao gồm cá tuyết, cá hồi, cá mú. Vì vậy nếu ăn sushi, bạn nên tránh các loại cá này.
Phụ nữ có thai cũng không nên ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, ngay cả khi chúng được nấu chín. Các loại cá này bao gồm cá kiếm, cá thu, cá mập và cá kình. Thủy ngân sẽ tác động trực tiếp tới bào thai đang phát triển và gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Với các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hơn như cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá da trơn, phụ nữ mang thai cũng chỉ nên ăn dưới 340g mỗi tuần.
Tôm hùm có một chế độ ăn uống rất lành mạnh, do đó sẽ mang lại lợi ích cho con người.
Trong thời hiện đại, có vẻ như tất cả mọi thứ chúng ta ăn đều mang nguy cơ là không lành mạnh. Ví dụ, các loại hải sản được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng một số loài cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân không an toàn, trái cây tươi được cho là tốt, nhưng nhiều loại hoa quả lại được phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc hóa học quá nhiều, các loại rau xanh cũng vậy.
Nhìn chung, loại thực phẩm nào cũng có 2 mặt, lành mạnh và không lành mạnh. Ở phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ xem xét về tính chất lành mạnh của loại thực phẩm là tôm hùm.
Trước hết, tôm hùm không tốt. Lý do tôm hùm bị coi là không tốt bởi nó có thể chứa ký sinh trùng và virus. Tuy nhiên, điều này không rõ ràng, vì tất cả các sinh vật sống trên trái đất đều có thể chứa ký sinh trùng và virus. Vậy nên, bất kì loại thực phẩm từ động vật nào cũng cần nấu chín trước khi ăn. Nhưng nấu chín thức ăn cũng không loại bỏ được thủy ngân.
Có bao nhiêu thủy ngân trong tôm hùm?
Theo báo cáo của Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kì (FDA), thủy ngân có trong tất cả các loại cá, tôm, cua, sò, hến… Thủy ngân xuất hiện tự nhiên trong môi trường và cũng có thể được phát tán vào không khí thông qua ô nhiễm. Thủy ngân rơi trong không khí và có thể tích tụ trong các dòng suối và đại dương… vậy nên việc các loài thủy hải sản chứa thủy ngân là khó tránh khỏi. Nếu thủy ngân xuất hiện tự nhiên thì có thể được coi là khá an toàn, còn các loại thủy ngân do ô nhiễm hoặc lượng thủy ngân trong thực phẩm quá cao thì rất có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
Tôm hùm thực sự là một nguồn tuyệt vời giàu protein nạc. (Ảnh minh họa).
Một số giống cá có mức độ thủy ngân cao hơn so với tất cả những loài cá khác, ví dụ như cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình. Một số loài có hàm lượng thủy ngân thấp là tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi và cá da trơn. Tôm hùm không có trong danh sách các loài cá cần tránh khi mang thai.
Xét về các yếu tố chứng minh rằng tôm hùm là một loại thực phẩm lành mạnh, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ thì cá, tôm chứa axit béo omega-3 được khuyến cáo nên ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần, vì cá là một nguồn cung cấp protein và không có chất béo bão hòa cao như các sản phẩm thịt giàu chất béo khác.
Tôm hùm thực sự là một nguồn tuyệt vời giàu protein nạc. 100 gram thịt tôm hùm có chứa 98 calo, 21 gam protein, và chỉ 0,6 gram chất béo. Ngược lại, trong 100 gam thịt gà trắng không da có 168 calo, 31 gram protein và 3,6 gram chất béo, thậm chí chứa vượt quá 500% chất béo hơn so với tôm hùm. Thịt bò nạc có chứa chất béo cao hơn 10 lần so với chất béo trong tôm hùm.
Tôm hùm cũng chứa axit béo omega-3, có liên quan tới sức khỏe tim mạch tốt. Có rất nhiều lợi ích có giá trị từ một chế độ ăn uống thường xuyên có chứa axit béo omega-3. Các axit béo omega-3 làm giảm bệnh tim mạch (bệnh tim mạch). Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ loạn nhịp tim (có thể dẫn đến đột tử), làm giảm nồng độ chất béo trung tính, giảm tốc độ tăng trưởng của mảng bám xơ vữa động mạch và hạ huyết áp (nhẹ). Nghiên cứu còn chỉ ra là omega-3 từ nguồn thực vật từ biển rất có lợi cho những người có nguy cơ bị bệnh mạch vành tim. Không chứa nhiều axit béo omega-3 như cá hồi, nhưng lượng axit này trong tôm hùm cũng khá nhiều và có lợi cho sức khỏe.
Tôm hùm thức ăn chủ yếu thức ăn tươi sống: cá, cua, sò và trai. Tôm hùm có một chế độ ăn uống rất lành mạnh, do đó sẽ mang lại lợi ích cho con người.