Lưu trữ cho từ khóa: ong đốt

Vì sao bị ong đốt lại có cảm giác nóng rát?

Khi bị ong đốt tôi có cảm giác nóng rát. Tại sao lại vậy? Tôi muốn biết thành phần của nọc ong gồm những chất gì?

Tiến sĩ Phùng hữu Chính, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Ong cho biết: Thành phần của nọc ong khá phức tạp gồm các enzym, protein và axit amin như các axit formic, clohydric, octophotphoric, lưu huỳnh…

Nọc ong chứa một lượng lớn chất đạm, các tinh dầu bay hơi các enzym hyaluronidaza, photpholipaza… Chính các tinh dầu bay hơi gây cảm giác nóng rát khi bị ong đốt.

Ngoài ra, trong nọc ong có mặt một số kháng sinh, enzym – phospholipase A, cũng như hai axit amin giàu lưu huỳnh methionine và cystine.

Làm gì khi bị ong đốt?

- Tìm cách gắp ngòi và túi độc của ong.

- Có thể rửa bằng một trong những loại nước sau: Nước xà phòng, dung dịch Amoniac, nước vôi hoặc không có thì nước sạch cũng được.

- Nếu bị ong đốt, điều cần làm là bôi hồ nước lên chỗ đốt để làm mát tại chỗ, sẽ giảm sưng, giảm ngứa và đợi cho cơ thể loại bỏ chất độc đi. Nếu bị ong đốt quá nhiều, đốt ở những vùng nguy hiểm như mặt, mũi, cổ, gáy, hoặc khi có các triệu chứng khó thở, tím da, thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

(Theo Xaluan)

Sơ cứu khi bị ong đốt

Ong đốt là một tai nạn thường gặp ở trẻ em do hiếu động, nghịch ngợm. Có một số trường hợp bị loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể đã gây nên tình trạng rất nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Cần gắp ngòi nọc trên da sau khi bị ong đốt để giảm nhiễm độc

Vì thế, khi bị ong đốt, nếu có thể được, cần lấy bỏ ngòi nọc ong cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi nọc ong

Rửa sạch vết ong đốt bằng dung dịch thuốc tím từ 0,1 đến 0,2% hoặc nước vôi, nước sạch với xà phòng.

Sau đó đặt một miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ vết đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh, cuốn nước đá vào trong một miếng vải sạch đắp lên chỗ bị ong đốt để làm giảm sưng, đau. Nên tháo nhẫn ở ngón tay, vòng đeo tay ở cổ tay nơi có vết ong đốt để phòng tránh sự chèn ép mạch máu khi có hiện tượng phù nề. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát và uống nhiều nước.

Nếu nạn nhân có trên 10 vết ong đốt hoặc vết ong đốt ở vùng da đầu không nên bóp nặn vết đốt hay khi nạn nhân có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, triệu chứng ngứa lan rộng toàn thân... cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc.

Nếu nạn nhân bị đau nhức nhiều, buồn nôn, nôn mửa, hoảng hốt, bồn chồn; bị kích thích, vật vã, tức ngực, khó thở... cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.

Khi bị ong đốt, nhất là loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Cần sơ cứu, xử trí ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được sự trợ giúp nhằm phòng tránh các nguy cơ hậu quả xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.

Meo.vn (Theo Dân trí)

Bị ong đốt, phải làm gì?

Ong đốt là một tai nạn thường gặp ở trẻ em do hiếu động, nghịch ngợm. Có một số trường hợp bị loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể đã gây nên tình trạng rất nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.


Cần gắp ngòi nọc trên da sau khi bị ong đốt để giảm nhiễm độc

Vì thế, khi bị ong đốt, nếu có thể được, cần lấy bỏ ngòi nọc ong cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi nọc ong.

Rửa sạch vết ong đốt bằng dung dịch thuốc tím từ 0,1 đến 0,2% hoặc nước vôi, nước sạch với xà phòng.

Sau đó đặt một miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ vết đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh, cuốn nước đá vào trong một miếng vải sạch đắp lên chỗ bị ong đốt để làm giảm sưng, đau. Nên tháo nhẫn ở ngón tay, vòng đeo tay ở cổ tay nơi có vết ong đốt để phòng tránh sự chèn ép mạch máu khi có hiện tượng phù nề. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát và uống nhiều nước.

Nếu nạn nhân có trên 10 vết ong đốt hoặc vết ong đốt ở vùng da đầu không nên bóp nặn vết đốt hay khi nạn nhân có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, triệu chứng ngứa lan rộng toàn thân... cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc.

Nếu nạn nhân bị đau nhức nhiều, buồn nôn, nôn mửa, hoảng hốt, bồn chồn; bị kích thích, vật vã, tức ngực, khó thở... cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.

Khi bị ong đốt, nhất là loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Cần sơ cứu, xử trí ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được sự trợ giúp nhằm phòng tránh các nguy cơ hậu quả xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Meo.vn (Theo Dantri)

Bị ong đốt 400 vết vẫn không chết

Một cụ ông 95 tuổi ở bang California (Mỹ) đã may mắn sống sót sau khi bị một đàn ong châu Phi đốt 400 mũi trên cơ thể.


Vụ tấn công xảy ra khi cụ ông đi qua một tòa nhà chung cư ở ngoại ô thành phố Los Angeles vào hôm thứ Tư vừa qua, vào đúng thời điểm một người đàn ông đang phun khí độc để xua đuổi đàn ong làm tổ trong nhà mình.

“Đàn ong bị kích động mạnh sau khi bị phun khí độc và tấn công cụ ông 95 tuổi đi gần đó. Cụ ông đã cố chạy để thoát khỏi hàng nghìn con ong đuổi theo và ông đã nhảy vào một chiếc xe tải của hãng chuyển phát nhanh của hãng Fed Ex”, Phil Keenan, cảnh sát khu vực, kể lại.

Ngay sau đó, lính cứu hỏa đã có mặt với trang phục bảo hộ xua đuổi những con ong khỏi cụ ông, trước khi đưa cụ ông này tới bệnh viện điều trị hàng trăm vết ong đốt. Tại bệnh viện, các bác sĩ kiểm tra thấy 400 vết ong đốt ở miệng, mũi, tai và cơ thể của cụ ông.

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của cụ ông đã qua giai đoạn nguy hiểm đang dần bình phục. Các bác sĩ cho biết cụ ông có thể xuất viện vào sáng ngày hôm nay.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, ong châu Phi làm tổ tại khu dân cư nhiều hơn loài ong châu Âu. Loài ong châu Phi thường tỏ ra rất hung dữ khi tổ của chúng bị xâm phạm và sẵn sàng tấn công để bảo vệ.

Meo.vn (Theo Telegraph)

Cấp cứu ong đốt

Người bị ong đốt có thể sốc và tử vong chỉ trong vòng 10 phút tới vài giờ. Nếu bệnh nhân không bị sốc nhưng bị trên 10 con ong đốt có thể bị nhiễm độc nặng, cần phải điều trị tích cực. Do đó các trường hợp bị ong đốt cần xử trí cấp cứu rồi chuyển ngay tới bệnh viện mới mong cứu được bệnh nhân. Mùa hè, nhiều hoa nở, đàn ong hoạt động tích cực nên nguy cơ người bị ong đốt tăng lên, vì vậy chúng ta cần cảnh giác đề phòng ong đốt.

Ong nào hay đốt người?

Ong thuộc bộ cánh màng, các loại ong hay đốt người là: ong mật (Apidae), ong bầu (Bombidae), ong bắp cày, ong vò vẽ, ong vàng (Vespidae ). Riêng ong vàng có thể tự nhiên đốt người, còn các loại ong khác chỉ đốt người khi tổ ong bị quấy rối. Ong mật ngòi có hình răng cưa nên khi đốt, ngòi cắm vào da người, bị đứt ra, phần cơ quanh túi nọc tiếp tục co bóp để tống nọc độc vào cơ thể nạn nhân, chỉ sau 20 giây đã có tới 90% lượng nọc được bơm vào cơ thể nạn nhân. Các loại ong khác do ngòi không có hình răng cưa như ong mật nên khi đốt ngòi còn nguyên vẹn, nên ong có thể đốt nhiều lần.

Sau khi vào cơ thể, các chất trong nọc ong gây ra: phản ứng dị ứng, gây sốc phản vệ có thể làm nạn nhân tử vong nhanh chóng. Làm ngưng kết tiểu cầu và gây tắc mao mạch, tổn thương nhiều cơ quan. Nếu các triệu chứng xảy ra càng nhanh, nguy cơ tử vong càng cao, hầu hết tử vong trong giờ đầu. Những ngày sau, bệnh nhân có thể bị nhiễm độc toàn thân nặng, dễ tử vong nếu không được điều trị tích cực, do tan máu, rối loạn đông máu, viêm gan, tiêu cơ vân, suy thận cấp...
Ong mật khi đốt, ngòi cắm vào da người.

Biểu hiện khi bị ong đốt

Một người bị ong đốt có những biểu hiện: sốc phản vệ là phản ứng nặng của cơ thể nạn nhân xảy ra không phụ thuộc số lượng ong đốt, thay đổi từ nhẹ tới nặng và tử vong. Hầu hết trường hợp sốc phản vệ xảy ra trong vòng 15 phút đầu hoặc trong vòng 6 giờ đầu. Triệu chứng gồm: lúc đầu là ngứa mắt, đỏ mắt, nổi mề đay toàn thân, ho khan. Các triệu chứng nặng lên nhanh chóng với các biểu hiện: bó ngực, co thắt hầu họng, thở rít, khó thở, da tím tái, đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, rét run và sốt; tiếng rít thanh quản, hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ, đờm có bọt máu. Nạn nhân suy sụp rất nhanh và tiến tới suy hô hấp, trụy tim mạch rồi tử vong.

Nhiễm độc toàn thân trong trường hợp bị nhiều ong đốt (trên 10 con),  triệu chứng về tiêu hoá nổi bật hơn: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, sợ ánh sáng và ngất. Có thể có sốt, ngủ gà, co cứng cơ tự nhiên, phù nhưng có mề đay, co giật. Các triệu chứng này thường biến mất sau 48 giờ, nhưng có tổn thương nặng nề ở các cơ quan như: hoại tử gan; suy thận xuất hiện sau 1-2 ngày, do tan máu, tiêu cơ vân, nọc ong còn gây tổn thương ống thận, nếu không được điều trị sớm, tích cực, bệnh sẽ tiến triển thành suy thận cấp vô niệu, kéo dài có thể nhiều tuần đến hàng tháng; tan máu, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch rải rác; tiêu cơ vân ồ ạt khi số lượng vết đốt nhiều.
Một trường hợp sưng phù hai mi mắt do ong đốt.

Xử lí cấp cứu

Sơ cứu tại cơ sở: giảm nọc độc bằng cách lấy ngòi còn lại (ong mật): dùng kẹp gắp, cần làm ngay trong vòng vài giây sau khi bị đốt. Băng ép chi bị đốt, nới 30 giây mỗi 3-5 phút. Không bóp nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm. Sát khuẩn vết đốt bằng cồn iốt, ôxy già…, cho nạn nhân uống thuốc kháng histamin, bôi mỡ kháng histamin, corticoid tại vết đốt. Chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.

Tại bệnh viện: Nếu nạn nhân không sốc cần bảo đảm hô hấp, giảm đau, truyền dịch, kháng histamin, corticoid, adrenalin 1/3mg tiêm dưới da.
Nếu nạn nhân bị sốc: tiêm tĩnh mạch methyl presnisolon 1 ống 40mg. Áp dụng phác đồ xử trí sốc phản vệ do Bộ Y tế đã ban hành: adrenalin 1/3-1mg tiêm dưới da, nhắc lại sau 15 phút cho đến khi huyết áp ổn định. Tiêm adrenalin tĩnh mạch nếu trụy mạch không đáp ứng với tiêm dưới da. Nguy cơ đe dọa tử vong: tiêm 1/3mg, nhắc lại mỗi 10 phút cho đến khi huyết áp tối đa trên  90mmHg thì chuyển sang truyền tĩnh mạch dung dịch đẳng trương, theo dõi huyết áp để điều chỉnh liều kịp thời. Thở ôxy. Khí dung có thể dùng ventolin 2,5mg, nhắc lại sau 5 phút nếu cần. Truyền dịch nâng huyết áp và dự phòng suy thận cấp do tiêu cơ vân. Có thể dùng natriclorua đẳng trương, nếu tụt huyết áp kéo dài có thể truyền các dung dịch cao phân tử. Tiêm phòng uốn ván dùng SAT 1500 đơn vị. Chống suy thận bằng lợi tiểu. Cân bằng nước điện giải.

Nọc ong độc như thế nào?

Nọc ong có các hợp chất gây độc cơ thể người là: melittin có nhiều trong nọc ong, chủ yếu gây đau, có đặc tính hoạt động trên bề mặt tế bào, gây tan máu và làm cho các tiểu cầu ngưng kết với nhau. Men phospholipase A2, sau khi melittin phá hủy màng tế bào, phospholipase A2 gây tan hồng cầu bằng cách tách rời các liên kết trên màng tế bào hồng cầu. Peptide làm thoái hoá các hạt của bạch cầu hạt ưa kiềm, giải phóng histamin. Men hyaluronidase vừa là kháng nguyên, vừa có tác dụng phân hủy acid hyaluronic của tổ chức liên kết, làm cho nọc ong dễ lan tràn trong cơ thể nạn nhân. Apamine là chất độc với thần kinh, tác dụng mạnh trên tủy sống, gây tăng kích thích, co thắt cơ, co giật. Các chất: histamin, serotonin, catecholamin, kinin: gây đau, gây viêm có tính chất hoạt mạch, gây các triệu chứng tại vết đốt, thúc đẩy sự hấp thu các kháng nguyên trong nọc ong. Các chất có hoạt tính tiêu fibrin, ức chế prothrombin và thromboplastin và nhiều kháng nguyên.

ThS. Bùi Thị Hoa
(suckhoe-doisong)

Những cách chữa bệnh sẵn có trong nhà bếp

Bạn có thể sử dụng những bài thuốc đơn giản và hữu hiệu từ các thực phẩm trong nhà bếp. Những mẹo vặt này tuy không thay thế được bác sĩ, nhưng có thể giúp bạn bớt đau đớn khi gặp rủi ro.

- Chấm nhẹ một chút mật ong lên vết đứt tay trước khi dùng băng dán. Mật ong có khả năng sát khuẩn tốt, tránh cho bạn nguy cơ bị nhiễm trùng.

- Nếu bị ong nhà hay ong vò vẽ đốt sưng tấy thì hãy giã hành thật nhuyễn, vắt lấy nước, thoa vào vết ong đốt để giảm đau.

- Để xử lý những vết thâm, hãy trộn bột ngô với giấm rồi đắp lên những vết thâm này. Bột ngô với giấm sẽ làm mờ vết thâm đi.

- Nếu bạn bị nấm bàn chân ngứa ngáy khó chịu thì hãy ngâm chân vào nước trà đặt trong vòng 30 phút. Bạn sẽ bớt ngứa, nhưng sau đó hãy rửa lại bằng nước ấm, nếu không muốn đôi chân biến thành màu trà.

- Khi bị bỏng rộp, hãy nhúng khăn mặt vào sữa và đắp lên khoảng 15 phút. Nếu không có sữa thì bạn có thể thay thế bằng nước trà nguội.

- Nếu bạn bị ho gió, hãy lấy một que cam thảo cắm vào trái chanh, nướng lên để nước chua ngấm vào cảm thảo. Ngậm những que cam thảo đó sẽ khỏi ho. Hay đơn giản hơn, bạn có thể vắt chanh vào một cốc nước muối mặn vừa phải, ngậm nước đó cũng sẽ khỏi ho.

(Theo Thanh Niên)

24 mẹo hay trị bệnh từ nhà bếp

Những loại cây cỏ gia vị hay mật ong, trứng, lá ổi, dứa… vẫn được ưa dùng bởi sự an toàn và hiệu quả của nó. Dưới đây là tập hợp những mẹo hay bỏ túi giúp bảo vệ sức khoẻ mà không tốn tiền.

1. Để giảm ho, lấy một lát mỏng hành tươi trộn với hai thìa mật ong, sau đó để khoảng 3 đến 4 tiếng thì bỏ miếng hành ra và ăn mật ong sẽ giúp giảm ho, rát họng đáng kể.

2. Nhai lá ổi sống để trị tiêu chảy một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3. Để chữa ợ chua sau bữa ăn nên uống một cốc nước có pha một miếng đường thốt nốt (đường sống màu nâu chưa qua chế biến).

4. Bạn bị nấc? Hãy rang nóng hạt hồ tiêu sau đó hít thật sâu. Cách này sẽ giúp bạn hết nấc ngay.

5. Một cách khác để trị tiêu chảy là dùng hạt cỏ cà ri cho vào trong nửa cốc nước ấm để uống.

6. Cải thiện sức khoẻ gan bằng cách ăn một miếng dứa tươi đã được ướp lạnh nhúng trong mật ong, ngày ăn một lần. Bạn sẽ thấy sức khoẻ cải thiện trong vòng 15 ngày.

7. Để làm giảm tình trạng táo bón mãn tính hãy ăn nửa cốc rau bina.

8. Nhai đinh hương là một cách rất hay để bảo vệ răng và tránh được hôi miệng.

9. Bạn có cần chữa đau nhức cơ bắp? Hãy thử tắm với mù tạt. Lấy khoảng 15 đến 20 gam bột mù tạt cho vào trong một miếng vải, buộc chặt lại và nhúng vào một xô nước nóng khoảng 10-15 phút rồi dùng nước đó để tắm. Nó sẽ giúp bạn chữa đau nhức và chuột rút.

10. Bạn có biết bắp cải sống và nước ép bắp cải giúp phục hồi các niêm mạc bị tổn thương do quá trình co bóp thức ăn bên trong dạ dày và ruột không? Nếu có điều kiện hãy uống nước ép bắp cải nhé.

11. Giảm nọc độc do ong đốt, lấy một thìa cà phê nước ép củ hành xoa vào vùng bị ong đốt sau đó dùng nhíp gắp ngòi ra. Ngoài ra, có thể dùng aspirin xoa lên chỗ ong đốt để giảm đau.

12. Chữa hôi miệng bằng cách đun sôi một vài lá cỏ cà ri (khoảng 4-6 lá) trong một cốc nước sau đó súc miệng khi nước còn ấm. Hãy thử làm trong vòng 7 ngày, mỗi ngày hai lần bạn sẽ thấy tình hình cải thiện đáng kể.

13. Ngâm một thìa bột mỳ trong khoảng 150ml nước để qua đêm. Uống lớp nước trong thu được mỗi sáng sẽ giảm nồng độ axit và các vấn đề về dạ dày.

14. Nhai khoảng 5 lá húng quế vào lúc vừa ngủ dậy để giữ cho họng khỏi bị viêm nhiễm, các bệnh về miệng và nướu lợi. Thực hiện điều này như một thói quen thường xuyên đề tránh mắc các bệnh về họng.

15. Bạn cảm thấy khó tiêu? Một thìa nước ép từ cây bạc hà trộn với một lượng mật ong mật ong và nước chanh sẽ giải quyết vấn đề này nhanh chóng. Thử áp dụng trong 3 ngày sau bữa ăn chính, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

16. Bạn muốn che giấu vết thâm, bầm tím để còn tham dự cuộc đi chơi quan trọng nào đó? Hãy dùng bông nhúng vào giấm nguyên chất và băng vùng bị thâm tím lại cho đến khô thì thôi.

17. Có thể dùng lòng trắng trứng để thay thế cho công dụng của thuốc mỡ.

18. Bị hen suyễn có thể dùng mật ong pha trong một cốc nước sôi uống hàng ngày.

19. Để thoát khỏi bệnh ho dai dẳng, hãy ăn một quả ổi đã được nướng trong lò vi sóng hoặc trên than củi. Áp dụng cho 4-5 ngày liền.

20. Dùng nước dừa non xoa lên da thường xuyên trong khoảng 6 tháng để làm giảm và xoá những sẹo nhỏ.

21. Uống nước ép từ tiểu mạch thảo (cỏ mỳ non) để bồi bổ sức khoẻ. Uống nước ép này hằng ngày giúp cơ thể cường tráng hơn.

22. Ngâm chân tay vào nước muối nóng trước khi ngủ để giảm bớt sự đau nhức.

23. Một thìa cà phê dầu thầu dầu uống với nước ấm vào sáng sớm (chưa ăn gì) để chữa bệnh khó tiêu đồng thời giảm đau nhức cơ bắp.

24. Giảm đau bụng kinh bằng cách dùng một vài nhánh tỏi rán qua bơ, để nguội thêm một ít đường rồi nuốt. Chỉ sau khoảng 15 phút bạn sẽ thấy đỡ ngay.

Minh Anh (Suckhoedoisong)

Theo JH

Cách đơn giản dùng dưa chuột chữa bệnh

Bạn có thể dùng dưa chuột để chữa một số chứng bệnh như mề đay, rôm sảy, làm dịu vết ong đốt hoặc vết bỏng nhẹ...

Trong dưa chuột có nhiều vitamin C, đường, carotene, protein, sắt, canxi, lân, ngoài ra còn có vitamin E có tác dụng thúc đẩy sự phân chia tế bào, ngăn sự lão hóa của tế bào. Xenlulo trong dưa chuột giúp hạ thấp cholesterol trong máu, thúc đẩy ruột bài tiết các chất thải. Caroten trong dưa chuột có tác dụng chống u bướu. Nước ép từ dưa chuột có tác dụng dưỡng da, làm giãn nếp nhăn, da sáng đẹp.

Một vài bài thuốc với dưa chuột:

Trị chứng mề đay: Dùng lá dưa chuột, rau diếp cá, lá xương song, lá huyết dụ, lá khế, cỏ nhọ nồi, lá cải trời, lá nhài rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt còn bã dùng xoa, đắp lên các nốt mề đay rất hiệu nghiệm.


Trị bệnh ôn nhiệt ở trẻ em: Dưa chuột một lượng lớn, đập nát, xếp vào chum, vại bịt kín miệng, chôn xuống đất sau một năm dưa chuột sẽ cho một loại nước trong, lấy nước này cho trẻ uống.

Trị rôm sảy: Lấy quả dưa chuột tươi rửa sạch thái thành khoanh tròn, đắp lên nốt rôm sảy, hoặc ép lấy nước bôi lên vùng rôm sảy rất tốt.

Trị vết ong đốt: Khi bị ong đốt lấy quả dưa chuột già ép lấy nước bôi lên vết đốt ngày vài lần.

Trị bỏng: Ngày tết đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) nên thu hái dưa chuột, để vào trong bình, trát kín miệng bình, để nơi thoáng mát. Khi bị bỏng thì lấy dưa chuột này giã nát hòa với dầu vừng (dầu vừng) hoặc nước sạch bôi lên vết bỏng rất hiệu nghiệm.

Chữa ong đốt bằng lá bạc hà

Bài thuốc:

* Rút ngòi ong ra, sau đó lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, vò nát, xát vào.

Hoặc

* Lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn, đắp.
* Cũng có thể dùng vôi ăn trầu hoặc hột quất hồng bì giã nhuyễn, đắp.

Hoặc

* Cắt một lát củ ráy dại xát vào.

Hoặc

* Lấy rau sam rửa sạch, giã nhuyễn, đắp.
* Nếu là ong vò vẽ hay bồ nâu, dùng nước tiểu của bé trai khoẻ mạnh rửa vết đốt, sau đó dùng hành, hẹ, tỏi, sả, củ nén giã nát, vắt lấy nước cốt, hoà với chút rượu trắng cho uống.

ThS.BS Võ Thị Thu - Giảng viên bộ môn đông y - Học viện Y học cổ truyền Việt Nam

Giảm đau vết ong đốt

Vết ong đốt gây đau nhức và nặng nề hơn trong tất cả những loại côn trùng. Dưới đây là một cách xử lý đơn giản và rẻ tiền, bạn có thể áp dụng trong trường hợp vô tình bị ong đốt với những đồ dùng tại nhà.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

- Đầu tiên, rửa sạch vùng bị chích bằng nước sạch hay bằng oxy già.

- Sau đó, lấy một cái tô nhỏ và nung 1 thìa canh sô-đa trong đó. Cho thêm một chút nước và trộn đều thành một hỗn hợp nhão.

- Cuối cùng, đắp hỗn hợp này lên vết ong đốt và nằm nghỉ. Khi vết ong đốt đã hết đau, rửa lại bằng nước sạch.

Theo the gioisanhdieu