Lưu trữ cho từ khóa: tổn thương thần kinh

Tính lượng axit folic khi mang thai

Axit folic là một vitamin nhóm B. Ở dạng tự nhiên, nó có tên là folate, có trong rau xanh, hoa quả, thịt bò, các chất chiết xuất từ nấm men.

Một số thực phẩm như bánh mì và ngũ cốc ăn sáng có bổ sung axit folic. Các sản phẩm có axit folic được dán nhãn ghi chú hàm lượng axit folic hoặc biểu tượng vòng tròn với chữ F ở trung tâm trên bao bì.

Ảnh minh họa

Lý do bà bầu cần chất này

Axit folic bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật trong hệ thần kinh (khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn). Tật nứt đốt sống xảy ra khi các chất bao phủ quanh tủy sống không phát triển đúng cách, khiến tủy sống bị hở. Điều này có thể dẫn tới tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

12 tuần đầu tiên là thời kỳ não và hệ thần kinh của bé hình thành và phát triển nhanh chóng. Đó là lý do tại sao cần bổ sung axit folic hàng ngày vào thời gian này. Một khi đã sang tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể ngưng bổ sung axit folic. Tất nhiên, bổ sung axit folic trong suốt thai kỳ theo chỉ dẫn cũng không gây hại cho em bé của bạn.

Tính lượng axit folic cần thiết

Bạn nên bổ sung hàng ngày khoảng 400mcg axit folic ngay khi bắt đầu. Sau đó, tiếp tục dùng nó trong 12 tuần đầu tiên. Nhưng tốt nhất là bạn nên ăn đủ thực phẩm chứa folate.
Nếu bạn đã từng sinh con khuyết tật ống thần kinh thì khả năng, bạn sẽ sinh bé thứ hai mắc chứng này. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê toa với lượng axit folic lớn hơn cho bạn.

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc khác, chẳng hạn thuốc chống động kinh, bác sĩ cũng có thể kê liều cao hơn axit folic cho bạn. Đó là vì thuốc này cản trở cơ thể hấp thu axit folic.

Nếu chỉ số BMI của bạn lớn hơn 30 (hoặc nếu bạn có bệnh tiểu đường) , bạn cũng nên dùng một liều cao hơn axit folic. Lý tưởng nhất là thực hiện việc này trong khi bạn đang cố gắng để mang thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thừa cân hoặc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ có một em bé khuyết tật.

Những thực phẩm nên ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu folate cho bạn thử:

- 2 môi canh đỗ đen (126mcg).

- 5 ngọn măng tây hấp (92mcg).

- 2 cái súp lơ (bông cải) xanh (58mcg).

- 1 củ khoai tây cỡ trung bình (80mcg).

- 1 quả trứng lớn luộc chín (22mcg).

- 100g cá hồi đóng hộp (14mcg).

- 1 quả cam trung bình (54mcg).

Tốt nhất không nấu rau chín nhừ quá vì điều này phá hủy folate tự nhiên. Hấp là phương pháp nhẹ nhàng và tốt hơn đun sôi.

Meo.vn (Theo Mevabe)

Tính lượng axit folic khi bầu bí

Axit folic là một vitamin nhóm B. Ở dạng tự nhiên, nó có tên là folate, có trong rau xanh, hoa quả, thịt bò, các chất chiết xuất từ nấm men.

Một số thực phẩm như bánh mỳ và ngũ cốc ăn sáng có bổ sung axit folic. Các sản phẩm có axit folic được dán nhãn ghi chú hàm lượng axit folic hoặc biểu tượng vòng tròn với chữ F ở trung tâm trên bao bì.

Lý do bà bầu cần chất này

Axit folic bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật trong hệ thần kinh (khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn). Tật nứt đốt sống xảy ra khi các chất bao phủ quanh tủy sống không phát triển đúng cách, khiến tủy sống bị hở. Điều này có thể dẫn tới tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

12 tuần đầu tiên là thời kỳ não và hệ thần kinh của bé hình thành và phát triển nhanh chóng. Đó là lý do tại sao cần bổ sung axit folic hàng ngày vào thời gian này. Một khi đã sang tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể ngưng bổ sung axit folic. Tất nhiên, bổ sung axit folic trong suốt thai kỳ theo chỉ dẫn cũng không gây hại cho em bé của bạn.

Tính lượng axit folic cần thiết

Bạn nên bổ sung hàng ngày khoảng 400mcg axit folic ngay khi bắt đầu. Sau đó, tiếp tục dùng nó trong 12 tuần đầu tiên. Nhưng tốt nhất là bạn nên ăn đủ thực phẩm chứa folate.

Nếu bạn đã từng sinh con khuyết tật ống thần kinh thì khả năng, bạn sẽ sinh bé thứ hai mắc chứng này. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê toa với lượng axit folic lớn hơn cho bạn.

Nếu bạn đang dùng một loại thuốc khác, chẳng hạn thuốc chống động kinh, bác sĩ cũng có thể kê liều cao hơn axit folic cho bạn. Đó là vì thuốc này cản trở cơ thể hấp thu axit folic.

Nếu chỉ số BMI của bạn lớn hơn 30 (hoặc nếu bạn có bệnh tiểu đường) , bạn cũng nên dùng một liều cao hơn axit folic. Lý tưởng nhất là thực hiện việc này trong khi bạn đang cố gắng để mang thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thừa cân hoặc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ có một em bé khuyết tật.

Những thực phẩm nên ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu folate cho bạn thử:

-2 môi canh đỗ đen (126mcg).

- 5 ngọn măng tây hấp (92mcg).

- 2 cái súp lơ (bông cải) xanh (58mcg).

- 1 củ khoai tây cỡ trung bình (80mcg).

- 1 quả trứng lớn luộc chín (22mcg).

- 100g cá hồi đóng hộp (14mcg).

- 1 quả cam trung bình (54mcg).

Tốt nhất không nấu rau chín nhừ quá vì điều này phá hủy folate tự nhiên. Hấp là phương pháp nhẹ nhàng và tốt hơn đun sôi.

 

Meo.vn ( Theo M&B)

Cảnh báo chất độc hại trong thức ăn dặm

Các loại thực phẩm dành cho bé trong giai đoạn ăn dặm có nguồn gốc lúa gạo đã được phát hiện có chứa các chất độc hại ở mức độ "báo động" như chì, asen và catmi.


Các loại thực phẩm dành cho bé trong giai đoạn ăn dặm có nguồn gốc lúa gạo đã được phát hiện có chứa các chất độc hại ở mức độ "báo động" như chì, asen và catmi.

Các quan chức tại Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm và Ủy ban châu Âu đã tiến hành một đánh giá khẩn cấp để thiết lập mức quy định mới cho việc tiếp xúc lâu dài với các chất độc trong thực phẩm, sau khi xuất hiện lời kêu gọi ban hành khẩn cấp quy định an toàn mới nhằm kiểm soát nồng độ các chất độc hại trong thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh. Các loại sản phẩm tham gia đánh giá gồm các sản phẩm dành cho trẻ ăn dặm của các nhà sản xuất Organix, Hipp, Nestle và Holle.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ sơ sinh ăn hai bữa cháo bột đóng gói sẵn hàng ngày có thể tăng khả năng tiếp xúc với chất asen lên gấp 50 lần so với thời kỳ trẻ chỉ bú mẹ. Việc tiếp xúc với các kim loại độc hại khác như catmi, chất gây tổn thương thần kinh và thận, tăng 150 lần.

"Đáng báo động. Những thức ăn bổ sung cho trẻ có thể có chứa một lượng lớn các chất độc hại như asen, catmi, chì, uranium. Những yếu tố này cần được giữ ở mức tối thiểu trong các thực phẩm ăn dặm có nguồn gốc từ lúa gạo" - Học viện Y tế Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển khuyến cáo.

Mặc dù cấp độc của các chất độc hại này trong thức ăn dặm cho trẻ chưa vượt quá giới hạn an toàn chính thức, nhưng các nhà khoa học vẫn tin rằng cần có một quy định mới để hạn chế sự hiện diện của các chất này trong thực phẩm ăn dặm, bởi trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi các chất độc hại có trong thực phẩm.

Meo.vn (Theo Bee)

Trẻ mắc bệnh vì ăn thức ăn đóng hộp

Hiện nay, các bà mẹ trẻ do bận bịu nên thường có xu hướng cho con nhỏ ăn các loại thức ăn sẵn đóng hộp cho tiện mà không biết rằng đó là nguy cơ gây bệnh tật cho trẻ.

Các sản phẩm thực phẩm đóng hộp dành cho trẻ nhỏ hiện rất sẵn trên thị trường. Các bà nội trợ thường mua về sử dụng cho con để đỡ phải nấu nướng lách cách. Thế nhưng, theo những khuyến cáo gần đây cho thấy, các loại thức ăn dặm đóng hộp dành cho trẻ nhỏ có chứa các chất độc hại.

Học viện Y tế Karolinska ở Thụy Điển khuyến cáo: “Những thức ăn bổ sung cho trẻ có thể có chứa một lượng lớn các chất độc hại như asen, catmi, chì, uranium…”.

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trẻ sơ sinh ăn hai bữa cháo bột đóng sẵn hàng ngày có thể tăng khả năng tiếp xúc với chất asen lên gấp 50 lần so với thời kì trẻ chỉ bú sữa mẹ. Việc đưa một lượng các kim loại độc hại vào cơ thể tăng 150 lần nguy cơ gây tổn thương thần kinh và thận cho trẻ.

Các nhà nghiên cứu còn khẳng định, thực phẩm đóng hộp dù kiểm soát gắt gao đến đâu cũng không tránh khỏi có phụ gia và chất bảo quản. Nếu các bà mẹ chế biến thức ăn trực tiếp cho trẻ hàng ngày sẽ tránh được điều này.

Các bà mẹ cũng không nên quá cầu kì trong việc chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Chỉ cần cho bé ăn từ 1-2 loại thịt hoặc cá và 1-2 loại rau trong một ngày là ổn. Lưu ‎y rửa rau, thực phẩm dưới vòi nước đang chảy và nấu chín kỹ để loại trừ các yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Nên nấu riêng thịt, cá, rau để bé tập làm quen với mùi vị và để biết được món nào bé thích, món nào bé bị dị ứng.

Một ngày có thể chế biến thức ăn cho trẻ ăn đủ ba bữa rồi để vào hộp kín bảo quản trong tủ lạnh. Cách làm này vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không có các chất bảo quản có hại cho sức khỏe của trẻ.

Meo.vn (Theo Vietbao)

Bố tôi 70 tuổi rồi, muốn thay thủy tinh thể có được không?

Thưa bác sĩ,

Bố tôi năm nay 70 tuổi, hồi cuối năm ngoái bố tôi bị đau đầu tai biến và đã chữa khỏi rồi. Bây giờ thì bị mắt kém do bị cận thị. Bố tôi muốn thay thủy tinh thể có được không? Mong bác sĩ chỉ giúp. (Nguyen Van Toan)

http://i1084.photobucket.com/albums/j418/dominhhoi/08-2011/1313933767.jpg

Ảnh minh họa

Trả lời:

Toàn thân mến,

Có rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm thị lực như:

- Tật khúc xạ ở mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị...), bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, xuất huyết võng mạc...

- Bệnh lý toàn thân có biến chứng về mắt như cao huyết áp, tiểu đường, basedow, một số các bệnh ở hệ thống thần kinh như u tuyến yên, u não, tai biến mạch máu não, các bệnh khác ở sọ não… có thể gây nên các rối loạn về thị lực và thị trường.

- Ngoài ra, một số thuốc như Ethambutol, Isoniazid (điều trị lao), Amiodarone (điều trị loạn nhịp tim), Chloramphenicol (thuốc kháng sinh) và rượu (thường có hàm lượng methanol cao), thuốc lá... gây tổn thương thần kinh thị giác làm giảm thị lực.

Đối với tật cận thị, các phương pháp điều trị hiện nay đang được sử dụng là:

- Đeo kính phân kỳ thích hợp: đây là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng.

- Phương pháp mổ laser (đối với bệnh nhân trên 18 tuổi). Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng Excimer laser. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

- Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, không thể điều trị bằng phương pháp mổ laser, hay cận có kèm bệnh đục thủy tinh thể.

Em nên đưa bác đi khám chuyên khoa Mắt để BS thăm khám trực tiếp, tìm nguyên nhân và tùy theo tình hình sức khỏe của bác mà chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, em nhé!

Chúc sức khỏe gia đình em!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Sai lầm khi chọn nước uống có ga

Có bằng chứng thuyết phục là nếu thường xuyên tiêu thụ những đồ uống có ga có vị ngọt sẽ có liên quan tới việc tăng nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Uống nước lọc thay vì đồ uống có ga có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, các nhà khoa học đã kết luận như vậy.

http://nhongcoiblog.com/wp-content/uploads/2011/08/nuoc-lanh.jpg
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard đang trình bày bằng chứng mới cho thấy thay thế đồ uống có ga, ngọt bằng nước lọc có thể dẫn đến giảm cân và giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tới 7%.

Giáo sư Frank Hu, ở Trường Y tế công cộng Harvard, cho biết: "Có bằng chứng thuyết phục là nếu thường xuyên tiêu thụ những đồ uống ngọt có đường sẽ có liên quan tới việc tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường. Và có bằng chứng mới chứng minh rằng loại đồ uống này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Để giảm nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch, việc quan trọng là giảm tiêu thụ đồ uống ngọt đường và thay thế chúng bằng những lựa chọn lành mạnh, chẳng hạn như nước không đường, trà hoặc cà phê.

Sai lầm khi chọn nước uống có ga, Sức khỏe, nuoc uong co ga, nuoc ngot, suc khoe,

Thường xuyên sử dụng đồ uống có ga sẽ tăng nguy cơ
mắc bệnh béo phì. (Ảnh minh hoạ)

Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 có thể bị mất khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng, gây ra lượng đường trong máu tăng. Dẫn đến các triệu chứng có thể gặp là tăng đường huyết bao gồm cảm giác khát và buồn ngủ. Nó có thể dẫn đến bệnh tiểu đường nhiễm axit ceton, mà cuối cùng có thể gây bất tỉnh và thậm chí tử vong.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim lên đến 5 lần. Theo thời gian, nó có thể gây ra các vấn đề về thị giác và tổn thương thần kinh dẫn đến loét bàn chân. Bệnh nhân bị tiểu đường thường được khuyến khích tập luyện nhiều hơn và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp kiểm soát các điều kiện bệnh.

Thông thường thì béo bụng có thể được giải thích bởi lối sống ít vận động và thói quen ăn uống "nghèo" dinh dưỡng, trong đó lại tiêu thụ các đồ uống ngọt có đường quá mức.

Một phát ngôn viên của Hiệp hội đồ uống có ga của Anh cho biết: "Nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì là do lượng calo hấp thụ vào cơ thể bất kể trong thức ăn hoặc đồ uống vượt quá lượng calo tiêu hao trong tập thể dục.

Thay thế đồ uống có chứa calo với các đồ uống không có calo có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ tiểu đường. Một loạt các đồ uống, kể cả nước ngọt, nước trái cây, nước đóng chai, nước máy, sữa, trà và cà phê có thể giúp cung cấp hydrat hóa các nhu cầu cơ thể, nhưng nhớ rằng chúng có thể chứa calo và sẽ không tốt nếu bạn đang cố gắng để hạn chế hoặc giảm cân của mình.

Mặc dù đồ uống có ga nên được tiêu thụ như là một phần của một chế độ ăn uống cân bằng như  tất cả thực phẩm và đồ uống khác nhưng nên tiêu thụ với lượng vừa phải.

Meo.vn (Theo aFamily)

Bảo vệ mạch máu giúp giảm biến chứng tiểu đường

Ths.BS Nguyễn Huy Cường, nguyên Phó trưởng khoa ĐTĐ BV Nội tiết TƯ cho biết, biến chứng đái tháo đường (ĐTĐ) phần lớn xuất phát từ những tổn thương tại hệ thống mạch máu (mạch máu lớn và mạch máu nhỏ) trên toàn cơ thể.

Tắc nghẽn dòng máu lưu thông tại hệ thống vi mạch
Biến chứng mạch máu nhỏ (vi mạch) sẽ ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan được nuôi dưỡng bởi hệ thống vi mạch (mắt, thận, thần kinh…) do màng đáy tế bào dày lên gây tắc nghẽn dòng máu lưu thông. Tại mắt, sự tắc nghẽn này gây thiếu máu võng mạc, phù nề, xuất huyết, bong võng mạc, đây là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh ĐTĐ. Ở thận sẽ là tổn thương các cuộn vi mạch cầu thận, tiểu cầu thận làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận làm thoát Protein (tiểu ra đạm), hậu quả cuối cùng là suy thận.

Biến chứng vi mạch còn ảnh hưởng đến các mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh khiến khả năng truyền tín hiệu suy giảm và rối loạn. 50% người bệnh ĐTĐ typ2 đã xuất hiện biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm phát hiện ĐTĐ. Dấu hiệu của biến chứng thần kinh thường gặp như: tê bì, châm chích, bỏng rát, mất cảm giác nóng, lạnh... Nhiều người bệnh còn phải đối mặt với những  sang chấn tâm lý do suy giảm tình dục ở cả 2 giới (rối loạn cương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới)

Xơ vữa nhanh hơn ở mạch máu lớn.

Đối với mạch máu lớn, ĐTĐ làm cho quá trình xơ vữa mạch diễn ra nhanh hơn. Mảng xơ vữa gây chít hẹp hoặc bít tắc lòng mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Biến chứng tại mạch máu lớn còn là yếu tố thuận lợi để làm nặng thêm bệnh lý tăng huyết áp, bệnh huyết khối, rối loạn mỡ máu ở người bệnh ĐTĐ. Đồng thời là nguyên nhân chính gây tai biến mạch não; nhồi máu cơ tim, viêm tắc động mạch chi dưới… Viêm tắc động mạch chi dưới thường phối hợp với tổn thương thần kinh và nhiễm trùng gây ra bệnh lý bàn chân. Nếu không được chăm sóc tốt, người bệnh có thể phải cắt cụt chi..

Tăng cường khả năng chống oxy hóa của tế bào để hạn chế tổn thương

Mục tiêu làm giảm biến chứng là kiểm soát tốt đường huyết, kiểm soát tốt các bệnh cơ hội nếu có (cao huyết áp, rối loạn lipid máu), kết hợp với việc cải tạo chức năng sinh học của mạch máu để ngăn chặn “sự gỉ sét” thông qua việc tăng cường khả năng chống oxy hóa của tế bào.

Ở Việt Nam,  Hộ Tạng Đường được phối hợp giữa ALA (ALA được biết đến như chất chống ôxy hóa "lý tưởng", đồng thời ALA còn làm giảm đề kháng Insulin) với một số thảo dược (Nhàu, Hoài Sơn, Câu Kỷ, Mạch Môn). Đây là sự kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền nhằm thiết lập lại sự cân bằng đường huyết cũng như tạo ra một mạng lưới chống oxy hóa toàn diện trong cơ thể giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa sớm biến chứng do ĐTĐ.
Độc giả quan tâm gọi đến số 04.3775.9865 – 04.3775.9866 để được tư vấn.

Yến Ngọc

Giadinh.net

5 hệ lụy nguy hiểm do chứng tiểu đường gây ra

Nếu bạn mắc phải chứng tiểu đường thì đồng nghĩa với việc kéo theo hàng loạt những bệnh tật khó điều trị khác. Trong đó có cả nguy cơ đột quỵ và suy thận.

 

1. Bệnh tim và nguy cơ đột quỵ

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người bị bệnh tiểu đường. Bởi vì chỉ số đường huyết cao có thể gây ra một sự tích tụ dần dần của chất béo, làm tắc nghẽn và xơ cứng thành mạch máu. Và một khi mạch máu đã bị thu hẹp, một cơn đau tim hay đột quỵ sẽ kéo tới bất kì lúc nào.

Không phải tất cả mọi người có bệnh tiểu đường đều phải đối mặt với nguy cơ tương tự nhau. Bạn có nhiều khả năng bị bệnh tim mạch nếu bạn đã sống với bệnh tiểu đường hơn 15 năm. Để hạn chế nguy cơ bạn nên ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo và cố gắng tập thể dục đều đặn.

2. Bệnh thận

Ít nhất một nửa số bệnh nhân tiểu đường có thể có các dấu hiệu của bệnh thận. Huyết áp cao hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh cũng khiến nguy cơ này gia tăng. Hãy giảm nguy cơ của bạn bằng cách nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát huyết áp của bạn. Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, giữ chỉ số huyết áp ổn định là rất quan trọng và đừng quên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên.
3. Bệnh về thần kinh
Bệnh tiểu đường thường dẫn đến một chứng rối loạn thần kinh được gọi là neuropathies. Nếu các mạch máu đã thu hẹp do chất béo, dây thần kinh của bạn có thể hư hỏng bởi vì chúng không nhận được oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Viêm thần kinh do bệnh tiểu đường có các triệu chứng tê, đau hoặc ngứa ran ở chân và ngón chân, tay và ngón tay hay các chứng rối loạn tiêu hoá khác.

Giữ lượng đường trong máu của bạn trong một phạm vi cho phép và cắt giảm những thói quen xấu như hút thuốc và uống rượu.

4. Vết thương khó lành

Mạch máu bị hẹp khiến cho việc lưu thông đến các bộ phận cơ thể trở nên khó khăn. Điều đó có nghĩa là vết thương  hoặc vết loét ở bàn chân hoặc chân của bạn sẽ rất khó lành. Đáng ngại hơn, nếu bạn có tổn thương thần kinh từ bệnh tiểu đường, bạn có thể không cảm thấy đau đớn ở chân dù khi đó vết thương có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ, dẫn đến sự cần thiết phải cắt bỏ.

5. Mờ và mù mắt

Bệnh tiểu đường có thể gây ra tắc nghẽn hoặc phát triển bất thường của mạch máu ở võng mạc, bộ phận chịu trách nhiệm đọc những hình ảnh. Sự thiếu chất dinh dưỡng này khiến cho mắt yếu dần và từ từ sẽ nhìn kém rồi mờ hẳn. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng dễ mắc phải các chứng bệnh về mắt hơn người khác.

Bạn nên kiểm tra mắt toàn diện ít nhất 1lần/năm và báo với bác sĩ của bạn những bất thường như cảm giác mờ mắt, mỏi mắt,...

 

 

Kiết lỵ là gì?

Kiết lỵ là gì?

Là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm sàng ngoài ruột thường là áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim.

Bệnh kiết lỵ lây truyền bằng cách nào?

Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.

Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).

Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.

Do tay bẩn.

Bào nang dính dưới móng tay.

Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.

Triệu chứng của bệnh kiết lỵ?

Ðau bụng, mót rặn, tiêu phân đàm máu.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Những biến chứng ở bệnh kiết lỵ?

Thủng ruột.

Xuất huyết tiêu hóa.

Lồng ruột.

Viêm loét đại tràng sau lỵ.

Viêm ruột thừa do amip.

Các biến chứng hiếm.

Chẩn đoán của bệnh kiết lỵ?

Tiền căn đau bụng, tiêu đàm máu.

Di chuyển đến vùng có bệnh kiết lỵ.

Có tiếp xúc với người tiêu đàm máu, đau bụng hoặc có nhiều người cùng mắc bệnh tương tự ở chung một tập thể hoặc quanh vùng cư ngụ.

Xét nghiệm qua phân.

Qua nội soi.

X quang ruột già.

Huyết thanh.

Ðiều trị bệnh kiết lỵ như thế nào?

Các loại thuốc diệt ly amibe:

Émétine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.

Metronnidazole: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.

Dehydro-émétine: ít độc, thải trừ nhanh hơn émetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.

Các lọai thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella

- Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine.

- Bactrim.

Bệnh kiết lỵ được phòng ngừa như thế nào?

Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Ðiều trị người lành mang bào nang.

Theo BSGĐ

Điều trị bệnh ra mồ hôi chân tay

Tôi xin hỏi cách điều trị bệnh ra mồ hôi tay, chân. (Thanh Nhat - Hà Nội)

Bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhydrosis) có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ khu trú ở hai bàn tay, chân, nách…

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nguyên nhân

Có thể thứ phát sau những tổn thương thần kinh trung ương, ngoại vi hay cục bộ hoặc có thể là một bệnh của cương giáp trạng.

Bệnh tăng tiết mồ hôi cũng có thể là tiên phát, xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ khu trú ở hai bàn tay, bàn chân, hai nách, người ta coi bệnh này là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi.

Điều trị

Bệnh tăng tiết mồ hôi đặc biệt ở chân, tay là một bệnh khó điều trị, điều trị nội khoa thường chỉ mang lại kết quả tạm thời. Muốn có kết quả lâu dài, các thầy thuốc đều cho rằng phương pháp mổ cắt hạch giao cảm ngực trên là có hiệu quả nhất.

Điều trị nội khoa

Có thể bôi trên bàn tay, bàn chân dung dịch nhôm cloruahay Kali-Permanganat hoặc formon hay bột khô có tính chất làm khô da hay hút nước, tác dụng thường chỉ mang tính tạm thời. Ngoài ra có thể dùng các thuốc an thần, tâm lý liệu pháp hay châm cứu.

Điều trị ngoại khoa

Cắt bỏ hạch giao cảm ngực trên thứ 2 hoặc cả thứ 3. Phương pháp điều trị này có thể cho kết quả lâu dài nhưng chỉ có khả năng làm khô được 2 cánh tay, bàn tay còn ở chân thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong điều trị, chủ yếu vẫn dùng phương pháp thoa tại chỗ.

Một số phương pháp hay áp dụng:

- Cắt hạch giao cảm bằng ống soi trong màng phổi.

- Cắt hạch giao cảm bằng đốt điện hạch qua da.

- Hủy hạch giao cảm ngực trên bằng tiêm huyết thanh nóng qua da vào chuỗi hạch giao cảm...

Trường hợp của ban nên được khám tổng quát cũng như chuyên khoa thần kinh để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

Theo BS Bạch Long

Thanh niên