Hoạt động thể lực là yêu cầu không thể thiếu được giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhồi máu cơ tim phục hồi trở lại cuộc sống hằng ngày.
Tôi bị nhồi máu cơ tim phải mổ và được chỉ định tập luyện hằng ngày. Gần đây, khi đi bộ tôi thấy đau ngực, nhịp tim không đều. Xin hỏi, bệnh của tôi có làm sao không? Phải xử lý cơn đau này như thế nào?– Đỗ Hồng Hà (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội:
Hoạt động thể lực là yêu cầu không thể thiếu được giúp bệnh nhân sau phẫu thuật nhồi máu cơ tim phục hồi trở lại cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, phải luôn có cảm giác thoải mái trong khi tập luyện. Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước khiến cơ thể mệt mỏi thì nên nghỉ một ngày để hồi phục lại sức khoẻ hoàn toàn. Nếu bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực hãy đi chậm lại hoặc dừng lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi.
Các cơn đau thắt ngực hay khó chịu ở ngực xuất hiện khi tập luyện thì nên nghỉ ngơi, ngậm hay xịt thuốc nitroglycerine dưới lưỡi và báo ngay cho bác sĩ điều trị để có được những điều chỉnh kịp thời. Nếu đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ, hãy dùng lại các thuốc trên sau 5 phút. Các dấu hiệu trên không hết hoàn toàn trong vòng 10 – 15 phút sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, có thể bị nhồi máu cơ tim tái phát cần đến các trung tâm cứu cấp ngay lập tức.
Mỗi người trong chúng ta đều có thể đối mặt với tình trạng đau ở ngực. Tuy nhiên việc xác định đó là biểu hiện của bệnh gì là điều không dễ dàng.
Chính vì vậy, nếu có biểu hiện đau tức ngực thường xuyên, kéo dài bạn cần đi khám để tìm ra được nguyên nhân và phát hiện sớm bệnh.
Đau ngực tiềm ẩn những nguy hiểm
Chị Hương 47 tuổi (Nga Sơn- Thanh Hóa) cho biết sức khỏe của mình trước đây bình thường. Nhưng thời gian gần đây thỉnh thoảng chị có biểu hiện của việc đau ngực, rồi những cơn đau lan tỏa trước và sau ngực kiến chị rất mệt mỏi, nhất là những lúc làm việc nặng nhọc. Vì điều kiện kinh tế nên chị không đi khám ngay chỉ mua thuốc uống. Sau thời gian uống thuốc, những cơn đau ngực không thuyên giảm, lo sợ có chuyện không hay chị đã đi khám, bác sĩ kết luận chị bị ảnh hưởng của bệnh động mạch vành.
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, thì bệnh đau ngực có rất nhiều nguyên nhân ai cũng có thể mắc. Nhất đối với những người bị huyết cao, mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, viêm nhiễm, stress đều có thể gây ra xơ vữa động mạch vành hẹp lại, co thắt và gây đau ở ngực. Chỗ đau thường là sau xương ức, vùng trước ngực, sau ngực. Đau như bị nén, ngột ngạt, đau thắt, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vị trí đau lan ra sau lưng, cánh tay trái, cổ, răng. Nguyên nhân phát tác có thể do lao động mệt nhọc, ăn no, vận động, tinh thần bị kích động.
Nhưng với trường hợp anh Niệm (Hà Nam) làm công nhân xây dựng là người có thâm niên nghiện thuốc lá 15 năm nay, lại làm việc trong môi trường khắc nghiệt càng khiến sức khỏe anh yếu dần. Thời gian gần đây thời tiết ẩm ướt khiến bệnh viêm phổi của anh tái phát với đợt sốt cao, ho, kèm theo những cơn đau ngực thường xuyên mà trước đây anh không mắc. Thấy sức khỏe bất ổn anh đi khám được bác sĩ chuẩn đoán anh do bị viêm phổi nguyên nhân gây ra đau tức vùng ngực mỗi khi ho.
Bác sĩ chia sẻ thêm những người bị viêm phổi như trường hợp anh Niệm có thể do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus có sốt, ho, khạc đờm, đau ngực. Bên cạnh đó, đau thắt ngực còn có thể do viêm màng phổi. Nếu chúng ta ho mạnh hoặc thở sâu thì càng xuất hiện những cơn đau ngực hơn.
Mỗi người trong chúng ta đều có thể đối mặt với tình trạng đau ở ngực. Ảnh minh họa
Cần kiểm tra khi thấy đau ngực
Bác sĩ Huệ chia sẻ dấu hiệu nhận biết triệu chứng các cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở vùng ngực trái, phía sau xương ức. Người bệnh có cảm giác nặng ngực hoặc như bị bóp chặt lồng ngực. Cơn đau có thể lan lên vai trái, lên càm hoặc chuyển xuống mặt trong cánh tay trái. Đôi khi, người bệnh có cảm giác như bị ngộp thở, mặt tím tái, người vả mồ hôi. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến 10-15 phút.
Người bệnh sẽ trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi, khi điều hoà được cảm xúc hoặc sau khi đã dùng thuốc. Ngược lại, nếu tần suất cơn đau xảy ra thường, xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc cơn đau không thuyên giảm khi đã dùng thuốc, những trường hợp nầy cần phải nghỉ đến nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh vệ tim.
Đối với những bệnh nhân tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị bệnh động mạch vành.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch vàng như gia đình có tiền sử bố mẹ, ông bà hay anh chị bị các bệnh liên quan đến tim mạch, do hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ tác động đến các bệnh tim mạch mà còn liên quan một số bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng… Hút thuốc lá làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng lên gấp 2 lần. Mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid, viêm phổi… Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau ngực.
Tuy nhiên để phòng tránh các bệnh liên quan đến đau ngực chúng ta cần thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc lá là yêu cầu quan trọng. Xây dựng một lối sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress. Cần phải tập thể dục thể thao cách điều độ và thường xuyên.
Trong ăn uống người bệnh cần hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn, những món dưa, cà… càng hạn chế.
Đặc biệt, không nên ăn với các món phủ tạng động vật, nhiều người cho rằng “ăn gì bổ nấy” nên mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật, điều này chẳng những không bổ dưỡng cho tim mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại. Không nên uống nhiều rượu, bia và những chất kích thích khác.
Đối với những người đã có cơn đau thắt ngực ổn định, tất cả những yêu cầu trên càng cần phải kiêng và thực hiện triệt để. Đồng thời cần phát hiện và điều trị những bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì – thừa cân.
Khi cơn đau xảy ra, người bệnh nên ngồi xuống tại một nơi có chỗ tựa. Ngồi trên mặt đất, trên giường, trên phản hoặc trên ghế nơi gần nhất và có chỗ tựa lưng và đầu để dễ thư giãn.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đau ngực người bệnh cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Mẹ tôi bị đau vùng ngực, xương ức đau cả khi nghỉ và các triệu chứng ngày càng nặng. Sau khi đi khám, các bác sĩ kết luận mẹ tôi bị đau dây thần kinh liên sườn. Vậy xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh.
Lê Bảo Nam (Đồng Nai)
Ảnh minh họa – Internet
Chào bạn,
Đau thần kinh liên sườn là bệnh hay gặp, triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường được bệnh nhân mô tả là đau ngực, tức ngực, đau mạng sườn, là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.
Bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và tăng cảm giác ở vùng đau khi thầy thuốc khám.
Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn: do thoái hóa cột sống; do lao cột sống hay ung thư cột sống; bệnh lý tủy sống; nhiễm khuẩn: hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona, thường tiến triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp và giai đoạn di chứng; do đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm; do các bệnh: đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh…
Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều bệnh, do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc.
Để phòng bệnh, cần vận động đúng tư thế, không chơi thể thao quá sức. Khi mắc các bệnh, cần điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tránh chấn thương, không lạm dụng thuốc corticoid.
Khi phát hiện sớm có các biểu hiện nghi ngờ như: đau tức ngực, đau mạng sườn, cần đến bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân. Ngoài ra, hằng ngày cần ăn uống đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín… nhằm giảm nguy cơ loãng xương để hạn chế mắc bệnh.
Một vấn đề rất nhỏ liên quan đến ngực, dù chỉ là đau ngực cũng là điều mà chị em cần hết sức chú ý.Mặc áo ngực và nguy cơ ung thư vú…
Thông thường, ngực có thể bị tổn thương và đau đớn vì nhiều lý do. Đau ngực có thể chỉ là dấu hiệu bình thường, nhưng nó cũng có thể là do tác dụng phụ với thuốc, do chu kì kinh nguyệt, tuổi tác hoặc các vấn đề khác. Một số phụ nữ phải đối mặt với đau vú khi họ bước vào thời kì mãn kinh. Đây là hiện tượng phổ biến khi có sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Dưới đây là một số trong những lý do phổ biến nhất gây ra những cơn đau ở ngực.
Sự mất cân bằng nội tiết tố
Đau ngực xảy ra do thay đổi hoặc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của bạn. Thông thường, những ngày có kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh là thời gian mà người phụ nữ phải đối mặt với những thay đổi nội tiết tố. Thiếu estrogen, một nội tiết tố quan trọng ở phụ nữ, có thể dẫn đến đau ngực. Nếu phụ nữ bị căng thẳng, kích thích tố estrogen càng bị thiếu hụt và có thể gây đau ở ngực.
Mặc áo ngực chật
Mặc áo ngực chật cũng có thể gây đau ở ngực vì nó khiến cho các cơ ngực bị chèn ép, lưu thông trong ngực bị cản trở. Đó là lý do chính tại sao thỉnh thoảng bạn thấy cơn đau nhói ở ngực khi mặc áo ngực chật. Nếu ngực của bạn phát triển về kích thước mà bạn không tăng kích thước áo ngực lên thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Không chọn áo ngực phù hợp khi thể dục
Nhiều chị em có thói quen không mặc áo ngực khi thể dục ở nhà hoặc không chọn áo ngực phù hợp. Điều này có nghĩa là ngực không được nâng đỡ đúng cách khi bạn có những vận động mạnh, nhất là khi bạn thực hiện các động tác nhảy, nâng tạ, thể dục với dụng cụ… Và kết cục là cơ ngực không được giữ ổn định, bị tác động di chuyển liên tục trong không được nâng đỡ nên có thể dẫn đến những đau đớn sau đó.
Một vấn đề rất nhỏ liên quan đến ngực, dù chỉ là đau ngực cũng là điều mà chị em cần hết sức chú ý. Ảnh minh họa
Tiêu thụ quá nhiều cà phê
Rất nhiều chị em có thói quen tiêu thụ cà phê quá mức mà không biết rằng caffeine có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau ngực. Do vậy, những người nghiện cà phê thường có xu hướng bị đau ngực nhiều hơn những chị em khác ít tiêu thụ caffeine. Caffeine tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng chỉ khi nó được tiêu thụ có giới hạn. Còn nếu tiêu thụ quá nhiều, nó có thể gây ra sự mất nước, rối loạn nội tiết trong cơ thể và gây ra các cơn đau ngực.
Nếu bạn là người thích uống cà phê, thay vì uống 5 cốc mỗi ngày, hãy cố gắng chỉ uống 1-2 cốc để tốt cho ngực của mình.
Tác dụng phụ của thuốc
Đau ở ngực cũng có thể là do tác dụng phụ do thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng phụ tác động của việc sản xuất estrogen trong cơ thể của bạn như thuốc tránh thai. Những tác động đến hormone estrogen trong cơ thể có thể là nguyên nhân của những cơn đau ngực. Nếu bạn muốn tránh những cơn đau ngực vào cuối ngày, hãy dùng các loại thuốc mà không có tác dụng phụ, hoặc không gây dị ứng trong cơ thể theo tư vấn của bác sĩ.
Ăn đồ chua
Ăn thực phẩm có tính axit cao cũng có thể là một lý do chính dẫn đến tình trạng đau ngực. Nếu bạn đang bị dư thừa axit trong cơ thể, hãy thử dùng thuốc kháng axit. Điều này sẽ giúp bạn biết cơn đau ngực của mình có phải là bởi vì độ axit gây ra hay không.
U nang
Những cơn đau ngực cũng có thể do các u nang ở ngực gây ra. Các u nang này có thể là khối u lành tính hoặc ác tính dẫn đến ung thư nhưng trong trường hợp nào nó cũng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Thông thường, các u nang thương xuất hiện trong thời kì mãn kinh. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên kiểm tra vú hàng thàng vào một ngày nhất định để kịp thời phát hiện những bất thường.
Bướu có thể gây đau hoặc tạm thời không gây đau. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác bệnh nhân cần phải đến khám tại bệnh viện.
Tôi 55 tuổi, mấy tuần nay tôi phát hiện lồng ngực nhô lên như có bướu bên trong, khi thở cảm thấy nặng. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi bị bệnh gì? – Lý A Sềnh (quận 11, TPHCM).
Ảnh minh họa.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên trường Đại học Y dược TPHCM:
Bướu của thành ngực có thể gây lên hiện tượng nhô cao một phần của lồng ngực. Bướu có thể gây đau hoặc tạm thời không gây đau. Tuy nhiên, để có chẩn đoán chính xác bệnh nhân cần phải đến khám tại bệnh viện.
Tại đây, bệnh nhân có thể được khám lâm sàng bằng mắt thường xem có sự khác biệt thật không, sau đó được chụp phim X-quang phổi thẳng và nghiêng. Trong những trường hợp kết quả chụp X-quang phổi không rõ ràng, bệnh nhân sẽ được chụp CT Scan ngực có cản quang để xem có bướu thành ngực, bướu của phổi hay trung thất không.
Giảm cân đột ngột, ngáy to, đau ngực… đều là những triệu chứng XY không thể coi thường.
Dưới đây là 9 triệu chứng bạn không được chủ quan về sức khỏe của mình, theo Healthline:
Khó thở
Đau ngực không phải chỉ là dấu hiệu của đau tim. Triệu chứng này ở mỗi người khác nhau. Ví dụ, nếu bạn thấy khó thở sau khi đi bộ nhẹ nhàng có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thiếu máu cơ tim, đông mạch vành – tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ động mạch mang máu đến tim (điều này có thể gây đột quỵ).
Nên đi khám nếu bạn thấy đau ngực hay khó thở. Nếu có thêm các triệu chứng như thấy đau hoặc tức ngực, cực kỳ khó thở, ngày càng chóng mặt thì cần đi gặp bác sĩ khẩn cấp.
Giảm cân ngoài ý muốn
Trừ phi bạn đang cố gắng để gọn gàng hơn, việc giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên do là đáng lo ngại. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiều vấn đề, bao gồm ung thư. Nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn.
Phân đen hoặc có máu
Màu sắc của phân có thể thay đổi từng ngày, phụ thuộc vào thực phẩm bạn ăn và thuốc bạn uống (chẳng hạn, thuốc bổ sung sắt và chữa tiêu chảy có thể khiến phân chuyển sang màu sẫm). Khi phân có màu nằm trong phổ từ nâu tới xanh lá cây là bình thường nhưng nếu màu đen hay có máu hoặc màu nhợt như xanh lam thì thường là sức khỏe của bạn có vấn đề.
Phân đen có thể cho thấy bạn bị chảy máu đường tiêu hóa. Phân màu đỏ sẫm hay có máu có thể là dấu hiệu bị chảy máu phía dưới trong đường ruột. Nên đi gặp bác sĩ để xem có phải bạn bị trợt loét hay bị chảy máu do trĩ không.
Phân màu nhợt như xanh lam có thể là dấu hiệu có vấn đề trong ống tụy hoặc ống gan mật. Nếu bạn nhận thấy điều này, cần đến gặp bác sĩ ngay.
Thường xuyên đi tiểu
Đây có thể là dấu hiệu của tiểu đường hoặc u tuyến tiền liệt. Những người bị bệnh tiểu đường tiểu tiện thường xuyên vì có quá nhiều đường trong máu. Còn những người bị vấn đề về tiền liệt tuyến có thể có các triệu chứng khác như đi tiểu rắt, khó chịu vùng chậu, có máu trong nước tiểu hay tinh dịch… Cần gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng trên.
Táo bón
Triệu chứng này có thể gây phiền hà vì hai lý do: Thứ nhất, táo bón có thể khiến bạn rặn quá mạnh và tăng khả năng phát triển thành bệnh trĩ, có thể gây chảy máu quanh trực tràng.
Thứ hai, táo bón có thể là dấu hiệu của việc phân bị ngăn chặn thải ra ngoài theo cách thông thường. Mặc dù đôi khi táo bón chỉ là hiện tượng bình thường và có thể dễ gặp hơn sau tuổi 50 nhưng nó có khi là dấu hiệu có u, polyp hay những vấn đề khác.
Rối loạn cương dương
Khác với những mối lo ngại rõ ràng về bất lực và hoạt động tình dục, rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Rối loạn cương dương cũng có thể gây ra bởi sự căng thẳng quá mức hay trầm cảm – những vấn đề có thể giải quyết bằng các liệu pháp điều trị hay thuốc.
Đây thường là vấn đề khó nói của nam giới nhưng bạn đừng ngại ngần đi khám, chia sẻ với bác sĩ, vì trong hầu hết các trường hợp, có cách khắc phục điều này.
Thường xuyên ợ nóng
Tất cả mọi người đều thỉnh thoảng bị ợ nóng sau khi ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường… nhưng nếu bạn bị ợ nóng và khó tiêu sau mỗi bữa ăn, có thể bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Ở những người bị bệnh này, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu không điều trị kịp thời, axit trong dạ dày có thể ăn mòn các mô của thực quản, gây kích ứng hoặc loét. Một số ít bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản mãn tính có thể dẫn tới ung thư thực quản.
Đôi khi, ợ nóng còn là triệu chứng của vấn đề về tim. Vì thế, cần gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên khó chịu vì ợ nóng.
Ngáy quá thể
Ngáy to, thường xuyên có thể là một dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở – đó là tình trạng các cơ trong cổ họng của bạn nới lỏng và tạm thời chặn đường thở khi bạn đang ngủ. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp và làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi kể cả sau khi đã ngủ nhiều vào ban đêm.
Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tăng huyết áp phổi – một bệnh phổi nặng có thể dẫn đến suy tim hoặc nhịp tim bất thường.
Đau ngực
Hầu hết nam giới nghĩ rằng ung thư vú là bệnh của XX, nhưng thực tế, mỗi năm có hơn 1000 nam giới – hầu hết là người lớn tuổi – được chẩn đoán bị bệnh này. Nếu bạn cảm thấy có một cục hoặc mô dày ở bầu ngực hay núm vú từ màu tối chuyển sang màu đỏ hay bắt đầu chảy mủ, hãy đi khám ngay.
Các nhà khoa học tại Massachusetts (Mỹ) nhận ra rằng: “Tình dục có tác dụng bảo vệ trái tim của phái mạnh. Những người đàn ông quan hệ tối thiểu 2 lần/tuần ít mắc bệnh tim hơn người chỉ quan hệ 1 lần/tháng”.
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, khi mắc bệnh tim, đàn ông vẫn có thể sinh hoạt tình dục như… thường. Thực ra chỉ có 1% trong số 5% đàn ông mắc bệnh tim có khuynh hướng bị co thắt ngực do động mạch vành bị tắc nghẽn xảy ra khi sinh hoạt tình dục.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho biết, đàn ông thường xuyên thỏa mãn quan hệ tình dục có thể giảm 45% mối đe dọa của bệnh tim so với đàn ông chỉ quan hệ 1 lần/tháng hoặc ít hơn.
Các nhà khoa học tại Massachusetts (Mỹ) đã nghiên cứu hơn 1.000 đàn ông từ 40 đến 70 tuổi và nhận ra rằng: “Hình như tình dục có tác dụng bảo vệ trái tim của phái mạnh. Những người đàn ông quan hệ tối thiểu 2 lần/tuần ít mắc bệnh tim hơn người chỉ quan hệ 1 lần/tháng hoặc ít hơn”.
Tình dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh minh họa
Họ đã chứng minh được tình dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào tác động về thể chất và cảm xúc đối với cơ thể. Đàn ông thường xuyên ham muốn tình dục và bị hấp dẫn bởi tình dục thường có sức khỏe tốt. Tình dục giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm căng thẳng tinh thần do cảm giác sảng khoái của tình dục mang lại.
Cũng theo hiệp hội này, những người mắc bệnh tim vẫn có thể “sinh hoạt” nếu tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản:
– Thứ nhất là phải chọn thời điểm thích hợp trong ngày khi bạn không bị căng thẳng tinh thần, khi bạn đang thư giãn hoặc nghỉ ngơi để quan hệ.
– Thứ hai là khoảng 3 giờ đồng hồ sau bữa ăn mới được quan hệ bởi khi đó thức ăn đã tiêu hóa hoàn toàn.
– Thứ ba là phải bắt đầu bằng sự nhẹ nhàng, âu yếm để khởi sự quan hệ.
– Cuối cùng, phải báo ngay với bác sĩ khi bạn cảm thấy cơn đau ngực và choáng váng xuất hiện trong thời gian quan hệ.
Nói tóm lại, khi bệnh ở mức độ nhẹ, không gây ra những triệu chứng đáng kể và áp lực máu ở mức bình thường thì quan hệ tình dục sẽ an toàn. Bệnh ở mức trung bình cho đến hơi nặng và có những vấn đề khác về sức khỏe do bệnh tim, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm nếu cần thiết để có giải pháp thích hợp khi quan hệ tình dục.
Nếu là bệnh tim kinh niên không rõ nguyên nhân, thì bạn nên ngừng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được chữa trị thuyên giảm.
Chúng tôi rất hiểu những cảm giác lo lắng của bạn lúc này. Để bạn hiểu rõ hơn về trường hợp bị đau tức ngực trong khi mang thai, chúng tôi xin được giải đáp như sau.
Khi người phụ nữ mang thai, các hormone cũng thay đổi, làm tăng lưu lượng máu, mô ngực cũng phát triển nên một số người có cảm giác đau tức ở ngực, nhất là khi chạm vào. Thông thường, những cơn đau tức ngực phát triển rõ nhất từ tuần thứ 8 trở đi. Đau ngực trong thai kỳ thường do lưu lượng máu đến vú tăng lên và một số hormone ở đây hoạt động mạnh, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Khi thai càng lớn, ở ngực có thể xuất hiện các vết rạn và hơi ngứa nên các khó chịu ở ngực lại càng tăng lên.
Ngoài ra, đau ngực khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau:
– Do ợ nóng: Sự gia tăng hormone trong thời kì mang thai có tác dụng duy trì niêm mạc tử cung và làm mềm các dây chằng nên có thể khiến các thực quản co hẹp lại. Khi đó, axit dạ dày có thể trào ngược trở lại vào cổ họng và thực quản, gây mùi chua đặc trưng. Ngoài ra, thai nhi đang lớn ép cơ hoành và dạ dày cũng là nguyên nhân gây đau ngực có liên quan đến ợ nóng khi mang thai. Ợ nóng càng nhiều, khả năng đau tức ngực càng tăng.
– Do căng cơ bắp: Khi mang thai, hiện tượng căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực xuất hiện. Với một số người, hiện tượng này có thể gây đau ngực. Để giảm sự khó chịu này, chị em có thể tắm nước ấm và tránh nâng vật nặng, chọn áo ngực phù hợp.
Bình thường, các cơn đau ngực sẽ tự hết. Nhưng nếu thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt:
Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi. Nếu chỉ có triệu chứng đơn lẻ (sốt, khó thở, ho bất ngờ, chóng mặt, hay đổ mồ hôi bất thường) thì bạn cũng nên đi khám dù không bị đau ngực.
Tôi mới bắt đầu chạy bộ. Tôi cố gắng giữ tốc độ vừa phải nhưng bắt đầu cảm nhận những cơn đau ở gần ngực và trên dạ dày. Tôi phải làm gì?
Trả lời:
Trong khi hầu hết mọi người đều lo lắng rằng đau ngực là một biểu hiện cho thấy tim có vấn đề thì thực tế cho thấy còn có nhiều nguyên nhân khác nữa. Một số nguyên nhân không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng số khác lại có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa sự sống.
Một số vấn đề ở phổi có thể gay đau ngực. Nếu bạn bị viêm cơ hay dây chằng ở giữa các xương sườn thì cũng có thể gây ra tình trạng đau ngực. Hen suyễn do luyện tập, một loại bệnh xuất hiện khi làm việc quá sức, cũng có thể gây cảm giác nặng hay áp lực lên vùng ngực.
Nếu bạn thở bằng mũi nhiều hơn bằng miệng thì cũng có thể giúp giảm nguy cơ đau ngực hơn.
Tốt hơn hết là bạn nên đi kiểm tra sức khỏe trước khi tập tiếp.
Do giỏi chịu đựng, lại ngại khám sức khỏe, nam giới thường bỏ qua những dấu hiệu đau thông thường mà không ngờ rằng chúng có thể là thông điệp của chứng bệnh nguy hiểm.
Đau lưng
Ai bị đau lưng nếu sử dụng các biện pháp trị liệu thông thường như nghỉ ngơi, áp nhiệt, uống thuốc giảm đau mà không khỏi, hãy nghĩ đến bệnh có nguồn gốc sâu xa hơn. Đặc biệt đáng lo ngại là chứng phình mạch ở bụng, khi đó phần động mạch chủ ngay phía trên thận bị suy yếu ở mức độ nguy hiểm và có thể vỡ ra. Khả năng ít nguy hiểm hơn là sỏi thận nhưng trường hợp này cơn đau tưởng như khó chịu nổi. Nguyên nhân đau lưng nếu chụp CT sẽ giúp chẩn đoán chính xác.
Đau quặn bụng
Khu vực từ giữa xương sườn với hông này khi bị đau có thể là triệu chứng của: Viêm ruột thừa – đau ở bụng dưới bên phải và số lượng bạch cầu tăng; Viêm tụy – đau dưới xương ức và một số enzym trong máu tăng; Viêm túi mật – đau ở vùng bụng trên với số lượng bạch cầu tăng đột biến. Cả 3 trường hợp này giống nhau ở chỗ, nếu đúng cơ quan đó gặp rắc rối, dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí có thể gây tử vong. Vì thế, nên đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Đau ngực thoáng qua
Nếu cơn đau ngực xảy ra đột ngột sau đó biến mất một cách nhanh chóng, có thể nghĩ tới chứng khó tiêu hoặc một cơn đau tim. Thậm chí, dù nó diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, đó có thể là một dấu hiệu rất nghiêm trọng. Chẳng hạn, chỉ cần một cục máu đông có thể thu hẹp động mạch vành, cắt đứt hoàn toàn việc lưu thông máu đến tim. Đáng chú ý 50% các trường hợp tử vong vì đau tim xảy ra trong vòng từ 3 đến 4 giờ xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Nghĩa là không nên trì hoãn việc kiểm tra sức khỏe trước dấu hiệu này. Kết quả xét nghiệm máu sẽ biểu hiện mô tim có bị tổn thương hay không.
Đau nhói ở háng
Không nặng như bị đá vào háng nhưng một số đàn ông cảm giác gần như vậy, đôi khi còn bị sưng. Khả năng đầu tiên nghĩ đến là bị xoắn tinh hoàn. Nếu tìm ra nguyên nhân trong 4 đến 6 tiếng, việc “giải cứu” được tinh hoàn là hoàn toàn có thể, nhưng để sau 12 đến 24 tiếng, e rằng sẽ làm tổn thương tinh hoàn vĩnh viễn. Hiện tượng trên cũng có thể do một bệnh nhiễm trùng ở mào tinh hoàn – kho lưu trữ tinh trùng của nam giới. Về giải pháp, siêu âm có thể tìm ra nguyên nhân đích xác của triệu chứng trên.
Tiểu buốt
Trường hợp xấu nhất có lẽ là ung thư bàng quang, bác sỹ Joseph A. Smith – Chủ nhiệm Khoa phẫu thuật tiết niệu tại Đại học Vanderbilt, bang Tennessee, Hoa Kỳ nhận định. Cảm giác đau và có máu trong nước tiểu là triệu chứng ung thư bàng quang, căn bệnh ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới. Tuy vậy, nhiễm trùng bàng quang cũng có dấu hiệu tương tự. Xét nghiệm phân tích nước tiểu kết hợp với nội soi sẽ làm rõ rắc rối này.
Chân trái đau và sưng
Một số dấu hiệu bất thường khác đi kèm là phần chân sưng đó khi sờ vào thấy rất mềm, cảm giác nóng ở bên trong. Đó có thể là kết quả của việc ngồi nguyên một chỗ trong nhiều giờ liền, cục đông máu hình thành ở bắp chân đủ lớn tới nỗi nó chặn luôn phần tĩnh mạch tại đó, gây nên hiện tượng đau và sưng. Thật không may, nếu bị như vậy mà cứ xoa bóp chân có khi vô tình đẩy cục máu đông lớn chạy lên phổi, điều này cực kỳ nguy hiểm. Sau khi phát hiện đúng hiện tượng huyết khối tĩnh mạch sâu này qua chụp X-quang, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để hòa tan và phòng ngừa các cục máu đông.