Lưu trữ cho từ khóa: phản ứng miễn dịch

Khám phá “sát thủ tự nhiên” trong cơ thể

Dưới sự chủ trì của giáo sư Jamie Rossjohn (Đại học Monash) và phó giáo sư Andrew Brooks thuộc Đại học Melbourne (Úc), nhóm khoa học gia quốc tế đã khám phá vai trò quan trọng của những tế bào “sát thủ tự nhiên” trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh của cơ thể. Kết quả nghiên cứu được đăng trên chuyên san khoa học Nature.

Giáo sư Jamie Rossjohn
Giáo sư Jamie Rossjohn

Sát thủ tự nhiên” là loại tế bào bạch cầu duy nhất và quan trọng trong các phản ứng miễn dịch ban đầu với các khối u và virus. Không giống đa số tế bào của hệ miễn dịch vốn được kích hoạt bởi các phân tử ở mầm bệnh hoặc khối u, “sát thủ tự nhiên” bị ngừng hoạt động bởi một nhóm protein trong những tế bào khỏe mạnh. Các protein này được gọi là các phân tử kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA). Chúng không có ở nhiều khối u và tế bào nhiễm virus, tạo lỗ hổng cho “sát thủ tự nhiên” tấn công.

Các “sát thủ tự nhiên” nhận ra phân tử HLA bằng cách sử dụng một hệ thống giám sát sẵn có được gọi là các thụ quan giống globulin miễn dịch tế bào sát thủ (KIR). Nhóm nghiên cứu đã xác định hình dạng 3 chiều của một trong các protein KIR chủ chốt là KIR3DL1, vốn kết dính vào một phân tử HLA đặc biệt. Sự kết hợp này đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự tái tạo virus ở những người nhiễm HIV, làm chậm tiến trình chuyển sang bệnh AIDS.

Giáo sư Rossjohn tin rằng việc hiểu rõ cấu trúc của các protein KIR có thể giúp tìm ra những phương pháp để sử dụng tốt hơn các tế bào “sát thủ tự nhiên” trong việc chống nhiễm virus.

Ttế bào “sát thủ tự nhiên”

 

Meo.vn (Theo TN)

Thiếu vitamin D dễ bị lao

Vitamin D không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương mà còn giúp cơ thể chống các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao.

Theo hãng tin New Kerala, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ) phát hiện các tế bào T trong cơ thể sản sinh một loại protein có tác dụng tấn công vi khuẩn lao.

Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này đòi hỏi phải có đủ lượng vitamin D trong cơ thể thì mới có hiệu quả. “Phát hiện của chúng tôi cho thấy, tăng cường vitamin D có thể cải thiện phản ứng miễn dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm như lao”, trưởng nhóm nghiên cứu Mario Fabri nói. Có thể bổ sung vitamin D từ cá, sữa... hoặc tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày.

 

Meo.vn (Theo TNO)

“Liều thuốc” chữa bệnh tự nhiên

Có những điều khi nghe qua lầm tưởng chừng như không tốt, ảnh hưởng sức khỏe thậm chí làm giảm tuổi thọ. Nhưng thực ra, chúng lại có lợi khá nhiều cho chúng ta.

Có thể bạn đã biết điều này hoặc chưa biết, nhưng hãy tham khảo sự thực về 8 tác nhân có lợi cho sức khỏe sau đây:

 

1. Tình dục

 

 

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, quan hệ tình dục không những góp phần duy trì nòi giống, đáp ứng mục tiêu sinh sản mà nó còn khiến những người tham gia cảm thấy vui vẻ, giảm căng thẳng, giảm cholesterol và cải thiện lưu thông khắp cơ thể.

 

2. Sô-cô-la

 

 

Những người yêu thích sô-cô-la nên vui mừng khi biết rằng sô-cô-la ngoài tác dụng tăng cường ham muốn tình dục mà còn chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh ung thư nhất định và giữ cho động mạch khỏi bị tắc nghẽn. Theo các nghiên cứu gần đây thì sô-cô-la thậm chí còn có thể làm tăng lưu lượng máu đến não, giảm mất trí nhớ.

 

3. Rượu vang đỏ

 

 

Vang đỏ được coi là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn tốt cho sức khỏe tim mạch và có tiềm năng chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, trong rượu vang còn có các chất chống oxy hóa gọi là resveratrol. Các nghiên cứu mới nhất thậm chí còn cho rằng, resveratrol có khả năng giảm các bệnh về lợi và bệnh Alzheimer.

 

4. Ấu trùng

 

 

Ấu trùng nhìn có vẻ đáng sợ vì nó nhầy nhụa nhưng xét về mặt khoa học, ấu trùng squirmy được coi là có tác dụng kích thích chữa bệnh và giúp phòng ngừa nhiễm trùng.

 

5. Ánh mặt trời

 

 

Tiếp xúc với tia nắng mặt trời là cần thiết để tồn tại, nhưng cũng rất nguy hiểm vì nó cũng là nguyên nhân gây ung thư. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị hen lại có thể lợi dụng các tia cực tím. Theo các nhà khoa học, ánh sáng mặt trời hạn chế các phản ứng miễn dịch gây ra bệnh hen suyễn. Nghiên cứu này đã được thí nghiệm ở chuột và có thể được sử dụng để điều trị cho người. Ngoài ra, ánh mặt trời còn có tác dụng kích thích tâm trạng, giảm buồn ngủ vào buổi chiều (rất tốt cho dân văn phòng)...

 

6. Cà phê

 

 

Cà phê là một trong các chất gây tranh cãi nhất, rằng nó tốt hay không tốt, hay cả hai? Dù gì đi nữa, cà phê cũng là thứ thức uống được ưa chuộng vào buổi sáng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận là trong cà phê có chất chống oxy hóa và có thể giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường.

 

7 Tức giận

 

 

Nếu bạn là một trong những người người có xu hướng dễ cáu giận thì bạn sẽ lấy làm mừng khi biết rằng cáu giận cũng tốt cho sức khỏe. Và cách bày tỏ cảm xúc này hiệu quả hơn là ức chế cảm xúc hoặc sợ hãi hay chán ghét... Tuy nhiên, tức giận cũng chỉ tốt khi nó ở mức vừa phải. Nó sẽ giúp bạn tránh được một loạt các vấn đề sức khỏe như huyết áp, rối loạn giấc ngủ và tổn thương phổi.

 

8. Bia

 

 

Từ lâu, bia không được đánh giá đúng bởi nó được coi cùng "họ" với các chất có cồn khác. Trên thực tế, một lượng bia vừa phải thực sự có thể cải thiện chức năng tim mạch.

 

Meo.vn (Theo Afamily)

Vaccine mới phòng virus HIV tới 90%

Các nhà khoa học thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Cao cấp Tây Ban Nha (CSIC) đã thử nghiệm thành công vaccine MVA-B, với hiệu quả phòng chống HIV lên tới 90%.

Tiến sĩ Mariano Esteban và các cộng sự đã tiến hành thử nghiện trên 30 tình nguyên viên khỏe mạnh trong vòng 48 tuần. Những người này được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 24 người được tiêm vaccine MVA-B, 6 người còn lại được tiêm một loại vaccine không có tác dụng.

Sau khi kết thúc quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện thấy rằng 90% người tình nguyện được tiêm vaccine MVA-B đã phát triển phản ứng miễn dịch với virus HIV. Những thử nghiệm vào năm 2008 trên chuột và khỉ cũng cho thấy vaccine MVA-B có hiệu quả phòng chống SIV – một phiên bản của HIV trên động vật.

Vaccine MVA-B sử dụng khả năng tự nhiên của chính hệ miễn dịch của con người để chống lại virus HIV. Nó đã được chứng minh là có sức mạnh tương đương với các loại vắc-xin khác đang được thử nghiệm hiện nay và thậm chí còn mạnh hơn chúng.”, tiến sĩ Mariano Esteban, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Virút HIV

Virus HIV

Vaccine MVA-B được phát triển bằng cách cấy 4 gen HIV vào vaccine MVA được sử dụng để phòng chống bệnh đậu mùa. Khi được tiêm loại vaccine này, hệ miễn dịch của một người khỏe mạnh có thể phản ứng chống lại virus gây bệnh đậu mùa, trong khi, các gen HIV được cấy sẽ ngăn chặn sự phát triển của virus HIV.

“Nó giống như việc bạn đưa ra một bức chân dung HIV cho cơ thể nhận diện và sẽ nhận ra nếu gặp lại trong tương lai. Cơ thể của chúng ta đầy các tế bào bạch huyết lympho, mỗi tế bào ấy được lập trình để chống lại một tác nhân gây bệnh khác nhau. Việc huấn luyện cơ thể làm quen với một tác nhân gây bệnh – như  HIV, là cần thiết vì cơ thể chúng ta không thể đánh bại chúng một cách tự nhiên.”, tiến sĩ Esteban cho biết.

Thử nghiệm này mới chỉ là giai đoạn một của nghiên cứu. Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiến hành giai đoạn hai và giai đoạn ba của dự án trước khi đưa loại vaccine này vào sản xuất rộng rãi.

Meo.vn (Theo Telegraph/ Dailymail)

Ăn gì khi bị cảm?

Hành tây, cà chua là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị cảm do chúng chứa nhiều chất chống ôxy hóa, lại giàu vitamin C. Chúng giúp hệ miễn dịch khỏe hơn để chống lại bệnh tật.

Sau đây là những thứ bạn cần khi bị cảm:

Thức ăn giàu đạm

Khi chúng ta bị cảm, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể. Đó chính là protein, có khả năng trung hòa một số vi khuẩn lây nhiễm, tiêu diệt các vi trùng bệnh và thải chúng ra khỏi cơ thể. Những nguồn thực phẩm cung cấp protein có lợi cho hệ thống miễn dịch là trứng, thịt nạc và chế phẩm từ đậu.

Vitamin E

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, cơ thể dự trữ đủ lượng vitamin E sẽ làm tăng khả năng chống lây nhiễm của tế bào miễn dịch T. Vì vậy, các bác sĩ khuyên nên bổ sung mỗi ngày 200 đơn vị vitamin E. Vitamin E có nhiều trong mầm lúa mạch và các loại rau có màu xanh đậm.

Hành tây

Theo kinh nghiệm dân gian của những nước Âu Mỹ, có thể dùng nước ép hành tây để trị cảm. Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện hành tây có thể làm tăng hoạt động miễn dịch của tế bào T; từ đó làm tăng cả phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm có chất kẽm

Kẽm là một nguyên tố không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong sự chi phối chức năng miễn dịch. Mỗi ngày, nếu cơ thể hấp thu 80-100 mg kẽm thì có thể đề phòng và cải thiện chứng cảm. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt nạc, ngũ cốc thô và các chế phẩm từ đậu.

Vitamin C

Vitamin C có vai trò bảo vệ, ngăn chặn virus tấn công cơ thể. Những thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao là rau lá xanh, cà chua, bông cải, ớt xanh, cam, quýt, dưa hấu, nho… Vitamin C có thể bị thất thoát ở nhiệt độ cao, vì vậy bạn nên ăn sống hoặc không nấu quá kỹ những loại thực phẩm này.

Theo Sài Gòn tiếp thị

Phát hiện gene tự cứu cơ thể khỏi HIV

 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách cơ thể tự cứu mình khỏi vi rút HIV nhờ gene có tên SOCS-3. Trong một loạt thí nghiệm, gene này đã kích hoạt hệ miễn dịch lên tới mức có thể đã đánh bại vi rút và hoàn toàn loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Dù nỗ lực hết sức nhưng phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với 1 số loại vi rút là không hiệu quả bởi vì cơ thể đã bị quá tải bởi vi rút và hệ miễn dịch đành bỏ cuộc, chịu thua. Một số người đã gọi nó bằng cụm từ “kiệt sức miễn dịch” để giải thích cho hiện tượng này.

Đó là lý do vì sao mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị bệnh này nhưng các nhà khoa học giỏi nhất thế giới chưa thể tìm ra công thức chữa khỏi bệnh HIV/AIDS do khả năng thích ứng vượt trội của vi rút trong việc đánh lừa hệ miễn dịch.

Cách tiếp cận lần này của các nhà khoa học là nhắm tới các hoạt chất mà có thể tác động tới cơ chế miễn dịch này và tìm các gene để xem liệu chúng có thể tăng cường phản ứng miễn dịch tự nhiên để “đẩy lùi” viêm nhiễm. Và kết quả là họ đã tìm gene có khả năng “đánh bật” viêm nhiễm là SOCS-3.

Khi đối mặc với tình trạng viêm nhiễm lấn át như HIV, gene sẽ tăng cường hoạt động và đẩy mạnh phản ứng miễn dịch khiến cho vi rút ặp nhiều trở ngại.

Khi các nhà nghiên cứu tăng lượng hooc-môn có tên IL-7, gene “dập tắt” sẽ dần loại bỏ vi rút HIV ra khỏi cơ thể, theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Cell.

BS Pellegrini cho biết nghiên cứu đã cung cấp những “ý tưởng tuyệt vời” cho những liệu pháp mới mà hướng tới khả năng tự triệt tiêu bệnh tật.

Trước đó, rất nhiều công trình nghiên cứu về cách chữa các bệnh này tập trung vào sử dụng hệ miễn dịch để đánh bật vi rút hay vi khuẩn nhưng trong nghiên cứu mới nhất do chính phủ Áo và Canada tài trợ cho thấy một liệu pháp mạnh sẽ hiệu quả hơn.

Những thử nghiệm mới nhất này được thực hiện trên chuột nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng chúng sẽ giúp tăng khả năng điều trị, không chỉ đối với vi rút HIV mà còn với các bệnh viêm nhiễm mãn tính khác, bao gồm cả viêm gan B và C và bệnh lao.

BS Marc Pellegrini, Viện Walter và Eliza Hall cho biết: “Các vi rút như HIV và viêm gan B và C áp đảo hệ miễn dịch, trở thành bệnh mãn tính không chữa được”.

Ghép tế bào gốc chữa bệnh cho thai nhi

 

Một tế bào gốc “thần kỳ” có thể giúp điều trị các bệnh về máu chết người cho trẻ nhỏ ngay khi trẻ còn ở trong bụng mẹ vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố.

Trong các thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã lấy tế bào tủy xương của thai phụ và tiêm cho bào thai trong bụng. Các tế bào từ người cho này sẽ được hệ miễn dịch của thai nhi “chấp nhận” mà không cần bất kỳ loại thuốc hỗ trợ chống thải ghép nào.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể cấy ghép thành công tế bào gốc của người mẹ cho đứa con chưa được sinh ra, mặc dù thử nghiệm mới chỉ được thực hiện trên động vật.

Kỹ thuật mới này có thể được dùng để điều trị các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm hay rối loạn hệ miễn dịch mà có thể khiến trẻ bị rất nặng khi mắc phải các bệnh thông thường.

TS Tippi MacKenzie, trưởng nhóm nghiên cứu tại ĐH California, San Francisco, cho biết: “Nghiên cứu này là thực sự thú vị bởi vì nó cho chúng ta một giải pháp, đơn giản thanh lịch mà làm cho thai nhi ghép tế bào gốc một mục tiêu có thể truy cập”.

Rất nhiều bệnh di truyền có thể được chẩn đoán trong 12 tuần đầu của thai kỳ.

Trước đó, các nỗ lực để cấy ghép tế bào gốc máu vào một đứa trẻ trong bụng mẹ đã thất bại. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Investigation cho thấy rằng phản ứng miễn dịch của người mẹ ngăn cản bào thai tiếp nhận tế bào máu gốc của người cho không phải là mẹ.

Sán lá phổi dễ bị nhầm với lao

Ăn cua, ốc nấu chưa chín dễ bị nhiễm bệnh sán lá phổi, nhất là loại cua sống ở vùng suối miền núi phía Bắc nước ta

Khi mắc sán lá phổi, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ho kéo dài, từng đợt; ho ra máu, thường ho nhiều vào sáng sớm hoặc tràn dịch màng phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường có cơn động kinh, ở gan thì gây áp-xe gan.

Mắc bệnh do ăn phải ấu trùng

Do các triệu chứng lâm sàng rất giống với bệnh lao nên người bệnh thường đi khám chuyên khoa lao trước khi đến với chuyên khoa ký sinh trùng. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân sán lá phổi đều được chẩn đoán là lao và điều trị thuốc lao hằng năm, thậm chí hàng chục năm và có bệnh nhân ở thị xã Hà Giang bị ho ra máu và được chẩn đoán và điều trị lao trong suốt 30 năm.

Khoảng 500 bệnh nhân sán lá phổi chúng tôi đã gặp tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc đều được cơ sở y tế các cấp từ tuyến xã đến Trung ương chẩn đoán là lao. Một số trường hợp chẩn đoán nhầm u phổi, xử lý cắt thùy phổi thì hậu quả còn nặng nề hơn, trong khi đó nếu là sán lá phổi thì không cần phẫu thuật.

Một bệnh nhi ở Tuyên Quang mổ cắt thùy phổi có 2 sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi không lây trực tiếp từ người này sang người khác như lao. Bệnh này là do ăn phải ấu trùng sán lá phổi trong cua hay tôm, chủ yếu là cua đá (cua suối). Tuy nhiên, sán không chỉ có ở phổi mà nhiều bộ phận khác cũng có thể có sán ký sinh như phúc mạc, gan, tinh hoàn, não...  

Cần chẩn đoán chính xác

Muốn chẩn đoán xác định sán lá phổi cần xét nghiệm đờm, dịch màng phổi hoặc phân tìm trứng sán. Một điều khó khăn tương tự như với lao, đó là tỉ lệ tìm thấy trứng sán lá phổi trong đờm chỉ đạt 30%-40% số bệnh nhân bị sán lá phổi.   Nhưng thuận lợi hơn là liệu trình điều trị sán lá phổi chỉ 2 ngày, trong khi liệu trình điều trị lao tới 3-6 tháng và thuốc lao có độc tính cao hơn nhiều so với thuốc sán lá phổi.

Bệnh nhân đa số là trẻ em

Vấn đề ít ai để ý là sán lá phổi thường không gây sốt về chiều như lao và cơ thể ít suy sụp, trẻ vẫn chơi, đi học bình thường nhưng thỉnh thoảng ho ra ít máu sẫm màu lẫn đờm, đôi khi ho ra máu tươi. Bệnh nhân sán lá phổi đa số là trẻ em (71,7%). Bệnh nhân phát hiện sớm nhất là 1 tháng (tỉnh Hòa Bình), muộn nhất là 30 năm (tỉnh Hà Giang).

Người ta còn chẩn đoán dựa vào hình ảnh X-quang hoặc thử các phản ứng miễn dịch để vừa chẩn đoán vừa tiên lượng bệnh. Mặc dù vậy, với tổn thương ở phổi, nhiều kỹ thuật viên X-quang không phân biệt được giữa sán lá phổi và lao hay u.

Có bệnh nhân nữ 13 tuổi, ở Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, tới một bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán u phổi, chỉ định mổ cắt lá phổi có u. bố bệnh nhi tìm gặp chúng tôi xin được tư vấn, chúng tôi xác định sán lá phổi và điều trị khỏi, thoát được cuộc phẫu thuật.

Tháng 6-2009, một bệnh nhi 8 tuổi ở tỉnh Tuyên Quang lại không được may mắn như vậy nên phải phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi chứa 2 con sán lá phổi trong khối u.

Trường hợp chỉ tràn dịch màng phổi mà không ho ra máu thì việc chẩn đoán có khó khăn hơn. Ví dụ bệnh nhân Tòng Văn Ph., ở xã Chiềng Bằng, huyện Thuận Châu - Sơn La, bị tràn dịch màng phổi, được chẩn đoán là lao và được điều trị lao kết hợp chọc dịch hằng tuần, mỗi lần chọc được hàng lít dịch, suốt 8 năm liên tục, làm cho lồng ngực biến dạng, méo mó. Khi được Bệnh viện Bạch Mai mời hội chẩn, chúng tôi đã xác định bệnh nhân bị sán lá phổi (có trứng sán trong dịch màng phổi) và điều trị khỏi sau 2 ngày.

Tại một xã miền núi vùng sâu tỉnh Yên Bái, trong cùng một tháng giữa năm 2001 có 2 cháu bé, 8 và 12 tuổi, tử vong do ho ra máu. Trong đó, một cháu đã từng đi bệnh viện lớn điều trị nhưng không khỏi và gia đình còn chị và em cùng có triệu chứng ho ra máu như vậy. Chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Yên Bái xác định nguyên nhân gây tử vong của các cháu này là bệnh sán lá phổi.   Đáng lưu ý, những bệnh nhân sán lá phổi được phát hiện hầu hết ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang...

Coi chừng viêm da tiếp xúc

Khi tiếp xúc với côn trùng, cây cỏ, hóa chất, bụi công nghiệp, một số thuốc chữa bệnh, chất tẩy rửa, đồ dùng hằng ngày như kính, đồng hồ..., da có thể bị viêm loét và gặp nhiều biến chứng nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Dựa vào cơ chế gây bệnh, người ta chia viêm da tiếp xúc làm 2 loại: dị ứng và kích ứng.

- Viêm da tiếp xúc kích ứng thường do các chất kiềm, axit hoặc có nồng độ cao và các loại côn trùng mang nhiều độc tính gây nên. Chúng gây viêm da không thông qua phản ứng miễn dịch của cơ thể. Triệu chứng lâm sàng thường là các đám da đỏ, đau rát, sau đó nổi phỏng nước, nếu nặng có thể bị trợt, loét. Nên điều trị bằng các thuốc làm dịu da và sát khuẩn (thường ở dạng hồ nước), các thuốc kháng sinh toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn. Bệnh thường khỏi nhanh sau vài ngày.

- Viêm da tiếp xúc dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít người có cơ địa dị ứng. Các dị nguyên gây bệnh phải thông qua phản ứng miễn dịch của cơ thể và đây là kiểu dị ứng chậm - dị ứng thông qua trung gian tế bào. Triệu chứng đầu tiên là ngứa, sau đó da đỏ lên, phù nề. Nếu tiếp xúc với các vật hữu hình thì đám đỏ da có thể in hình vật tiếp xúc (như quai dép, dây đồng hồ, gọng kính...). Trên nền da đỏ lấm tấm các mụn nước nhỏ như đầu đinh ghim. Mụn nước bị vỡ, tiết dịch, dễ bội nhiễm vi khuẩn, tạo thành mụn mủ. Người bệnh bị sốt, viêm hạch lân cận nếu có nhiều mụn mủ. Trong trường hợp nặng, tổn thương không chỉ có ở vị trí tiếp xúc với dị nguyên mà còn ở xa nơi tiếp xúc. Đây là trường hợp ban thứ phát, xuất hiện trên bệnh nhân có thể địa dị ứng mạnh.

Để tìm nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng cần làm xét nghiệm test áp da (Patch test): dùng các dị nguyên đã chế sẵn áp lên vùng da lành, mỗi dị nguyên một vị trí. Sau 48 giờ hoặc 96 giờ, nếu da đỏ, có mụn nước và ngứa khi tiếp xúc với dị nguyên nào thì đó là nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm da tiếp xúc:

- Cần tránh tiếp xúc với các chất nghi ngờ gây viêm da.

- Đối với viêm da tiếp xúc dị ứng toàn thân, nên dùng corticoid, thuốc chống ngứa, thuốc an thần, và kháng sinh (nếu có nhiễm khuẩn tại chỗ), bôi thuốc màu như xanh metylen 1%, dung dịch milian vào vùng da bị trợt, kem hoặc mỡ corticoid vào vùng da đỏ không có mụn nước.

Bác sĩ Trần Đăng Quyết, Sức Khỏe & Đời Sống