Lưu trữ cho từ khóa: tiêu thực

Cây bồ kết và công dụng chữa bệnh

Theo Đông y, BK bỏ hạt đốt thành than hoặc tán nhỏ có vị cay, mặn, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh phế và đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, làm hắt hơi. Dùng chữa trúng phong cấm khẩu, phong tê, tiêu thực và làm sáng mắt.

 

Bồ kết, (Gleditsia fera (Lour) Merr), họ Đậu (Fabaceae). Cây gỗ cao 6 – 8m, trên thân có gai to phân nhánh. Lá kép 2 – 3 lần hình lông chim. Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá. quả loại đậu dẹt, dài 10 – 12cm, mỗi quả có 10 – 12 hạt nằm trong một lớp cơm quả màu vàng nhạt.

Ảnh minh họa

Cây mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở Việt Nam, còn thấy ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Mùa quả : tháng 10 – 11. Quả mới hái có màu hơi vàng hay xanh, phơi khô có màu đen bóng. Gai BK thu hái quanh năm, chặt nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Quả BK có chứa các chất saponin triterpen và flavonoit. Hỗn hợp flavonoit và chất saponaretin riêng biệt có hoạt tính chống siêu vi khuẩn; hỗn hợp saponin BK có tác dụng đối với trùng roi âm đạo, hỗn hợp saponin và flavonoit có tác dụng giảm đau.

 

Quả bồ kết khô. - Ảnh minh họa.

Theo Đông y, BK bỏ hạt đốt thành than hoặc tán nhỏ có vị cay, mặn, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh phế và đại tràng, có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, làm hắt hơi. Dùng chữa trúng phong cấm khẩu, phong tê, tiêu thực và làm sáng mắt. Ngày dùng 0,5 – 1g dưới dạng thuốc bột hay đốt thành than hoặc thuốc sắc. Phụ nữ có thai không dùng. Hạt BK có vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt. Dùng 5 – 10g, dạng thuốc sắc. Gai BK (tạo giác thích) có vị cay, tính ôn, không độc, làm tiêu sưng, phá ung, khử đờm, thông  sữa. Nước BK còn dùng gội đầu, làm mượt tóc, giặt quần áo len, lụa tơ tằm.

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Cây cải củ trừ đờm, tiêu thực, Bài thuốc dân gian, Sức khỏe đời sống, suc khoe, cay cu cai, hen suyen, khan tieng, benh tieu duong, chay mau cam

Cây củ cải

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

- Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang
Meo.vn (Sức khỏe & Đời sống)

Củ cải giúp tiêu hóa tốt

Cây cải củ còn có tên: lai phục tử, la bặc tử, rau lú bú. Tên khoa học: Raphanus sativus L., họ Chữ thập (Brassicaceae). Cây cải củ cho ta 2 vị thuốc: Hạt cải củ (La bặc tử), củ cải phơi khô (địa khô lâu).

Theo Đông y, la bặc tử vị cay ngọt, tính bình. Vào kinh tỳ, vị và phế. Có tác dụng đưa hơi đi xuống (giáng khí), trừ đờm; ngoài ra, còn có tác dụng tiêu thực (giúp tiêu hoá). Địa khô lâu có tác dụng lợi niệu, tiêu thũng, lưu thông hơi ở phổi; Kiện tỳ tiêu thực, hạ khí hóa đàm, hoá tích khoan trung, sinh tân giải độc. Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, khản tiếng; thổ huyết chảy máu cam, bệnh tiểu đường và hội chứng lỵ. Liều dùng: 6g - 12g.

Một số cách dùng củ cải chữa bệnh:

Cắt cơn hen suyễn:

- Hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.

- Hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.

- Hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao xém 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hoá kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.

- Hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát ép lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ đau mót đại tiện.

Một số món ăn - bài thuốc có dùng củ cải:

Nước ép gừng tươi củ cải: Củ cải, gừng tươi liều lượng tùy ý, ép lấy nước cho uống rải rác ít một trong ngày. Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng.

- Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Thịt dê 100g, cá diếc 1 con, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị nấu canh lẩu, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp suy nhược, viêm khí phế quản, ho suyễn.

- Củ cải hầm bì sứa: Bì sứa 120g, củ cải 60g. Thêm nước và gia vị, hầm nhừ chia ăn 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn tính.

- Cháo củ cải: Gạo tẻ 100g, củ cải 50g. Củ cải thái lát cùng gạo nấu cháo, thêm chút muối cho ăn. Dùng cho trường hợp đầy bụng không tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, mỡ.

- Củ cải hầm nước gừng: Củ cải (cả lá và cuống) 20 củ. Rửa sạch thái lát nấu nhừ, thêm mấy lát gừng, bột gạo, ít dấm, đun sôi để vừa nguội cho ăn. Dùng cho các trường hợp đại tiện xuất huyết rỉ rả liên quan đến trĩ và uống rượu.

- Nước ép củ cải hấp đường phèn: Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g. Ép lấy nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn tính, cảm sốt ho nhiều đờm.

Kiêng kỵ: Hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ đọng thì cấm uống. Người tỳ vị hư hàn nên hạn chế dùng củ cải.

TS. Nguyễn Đức Quang

Meo.vn (Theo SKĐS)

Dùng tỏi trị bệnh thế nào cho đúng?

Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.

Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.

Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.

- Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.

- Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.

Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.

- Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.

- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.

Tỏi và các món ăn - bài thuốc

Bài 1: Tỏi 30 g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.

Bài 2: Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.

Bài 3: Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.

Bài 4: Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.

Theo Ths. Hoàng Khánh Toàn/ Sức Khỏe và Đời Sống

Món ăn… nhẹ lòng

“Không ăn thì đói, ăn vào thì no, người mệt mỏi, nặng bụng, khó tiêu…”. Đây là lời than vãn của nhiều người cao tuổi về vấn đề ăn uống của mình. Người trẻ thường không bị cảm giác này, bởi hệ tiêu hóa của họ còn sung sức. Nhưng bước qua tuổi 30, cần chú ý ăn uống những món “trợ lực”, giúp hệ tiêu hóa dễ dàng “làm việc”.

Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM cho biết: “Thứ đầu tiên cần chú ý là các gia vị đi kèm với món ăn. Các loại tiêu, hành, gừng, sả, ớt đều có công dụng làm ấm nóng hệ tiêu hóa. Nhờ sự “kích thích” này mà hệ tiêu hóa khởi động tốt”. Các món nên ăn gồm: cá chép kho riềng (món này kho rất cầu kỳ, đun nhỏ lửa đến khi xương cá mềm rục mới ngon), gà kho gừng, cá chẽm hấp hành gừng (trong nguyên liệu còn có đông cô, cải mầm là những món rất dễ tiêu và bổ dưỡng), cua xào hành gừng. Món ăn có thêm sả như ốc bươu xào sả ớt, bò xào sả ớt, đậu hủ chiên sả ớt, mì căn xào sả ớt… vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu. Món giúp ấm nóng cơ thể còn có bắp bò nấu tiêu xanh.

Khi cơ thể thường xuyên cảm thấy khó tiêu, nên ăn những món như canh cải cá thát lát cho thêm vài lát gừng, vừa khử mùi tanh của cá, vừa kích thích vị giác; canh cải đắng nấu thịt nạc với gừng; nước luộc bắp cải dầm cà chua, gừng; canh đậu hủ trắng nấu với thịt nạc, hẹ vừa mát vừa bổ phổi. Riêng canh chua là món vừa dễ tiêu vừa giúp tỉnh táo sảng khoái, nhất là những lúc đi đường xa, mỏi mệt…

Món cháo thường được dùng khi cơ thể mệt nhọc là giải pháp các cụ dùng từ xa xưa và có giá trị đến ngày nay. Có rất nhiều loại cháo, vùng Củ Chi, TP.HCM có cháo dựng bê nấu với đậu xanh, khoai mì. Món này, tất cả đều nấu nhừ lại ít mỡ nên rất dễ tiêu. Món cháo bồ câu nấu với đậu xanh cũng rất tốt cho những ai luôn cảm thấy nặng… lòng. Cháo cá lóc, cháo hến, cháo bò, cháo gà… luôn kèm thêm các gia vị tốt cho hệ tiêu hóa như hành, gừng, răm… Ngoài ra, còn có cháo nấu với ngũ cốc như: cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ…

Cũng là cháo, nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy cơ là món cháo lòng, những người cao huyết áp, rối loạn mỡ máu nên thận trọng vì có thể làm bệnh nặng hơn. Bởi, các món đồ lòng như phèo non, gan, tim chấm nước mắm mặn là… thủ phạm làm tăng huyết áp, cholesterol. Tương tự, cháo gà và cháo vịt nên ăn vừa phải, tức là một bát cháo gà và khoảng hai - ba miếng gà, vịt đã bỏ da, mỡ, xương.

Theo lương y Đinh Công Bảy, các loại rau thơm cũng có khả năng trợ lực cho việc tiêu hóa đạm động vật. Cụ thể, tía tô giúp “xay nhừ” tôm, cua, ốc; lá lốt, ngò gai “làm mềm” thịt bò…

Cuối cùng là món tráng miệng, nên lưu ý dùng thơm (dứa). Thịt nấu với thơm sẽ bị nhũn đi nhờ công dụng phân hủy thịt của thơm. Điều này có thể khiến món ăn không ngon, nhưng lại có lợi cho hệ tiêu hóa vì giúp “thanh toán” nhanh món đạm vốn dễ gây khó tiêu, nặng bụng. Đu đủ cũng có khả năng tiêu thực nhưng chỉ nên dùng một ít, dùng nhiều, lượng đường trong đu đủ khiến gan phải tăng năng suất lao động. Một kinh nghiệm dân gian hữu ích và có thể xem như biện pháp dưỡng sinh là ăn một - hai lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm thơm miệng. Các cụ xưa còn dùng cơm rượu làm món ăn trợ tiêu hóa, làm ấm lòng khi lạnh bụng. Do đó, cơm rượu dùng làm món tráng miệng rất tốt.

Điều cần lưu ý là món ăn dù “nhẹ” đến đâu cũng trở thành “nặng” nếu ngon miệng mà “chén tì tì”. Vì thế, bên cạnh việc sử dụng các món tốt cho cơ thể, cần lưu ý cách ăn: ăn chậm, nhai kỹ, nên buông đũa khi chưa thấy no.

“Giải độc” cấp thời

Trong những ngày tết, đôi khi no quá hoặc say quá có thể gây nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt do ngộ độc thức ăn hoặc rượu. Những loại rau củ quả trong bếp ăn hằng ngày nên có sẵn trong ba ngày tết để giúp nhanh chóng giải độc trong các trường hợp này.

Chữa trúng thực, đau bụng


1. Gừng tươi hay khô đều có vị cay, tác dụng làm ấm bụng, cầm nôn mửa, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Lấy củ gừng để cả vỏ, lùi hoặc nướng cho cháy vỏ ngoài, đập giập, cho vào nước nấu uống vài lần trong ngày. Nếu cảm thấy hơi đầy bụng, khó tiêu, lấy gừng chấm muối ăn vài miếng...

2. Đậu ván trắng hoặc đậu xanh, giã nát 20gam hạt sống, hòa tí nước, vắt uống.

3. Một vài cành lá tía tô nấu với vài lát gừng và cam thảo, uống nóng.

4. Quả bí đao giã lấy nước cốt uống.

5. Trần bì (vỏ quýt khô, càng khô càng tốt), lấy vài miếng vỏ quýt xé nhỏ cho vào cốc nước sôi, hãm trong 5 phút, uống lúc nóng.

6. Củ riềng, lấy 10gam, sắc chung với một quả táo tàu khô, lấy khoảng 100ml chia 2-3 lần uống trong ngày chữa đau bụng, không tiêu, nôn mửa.

7. Sả, vừa có tác dụng tiêu thực vừa có tác dụng giải độc rượu rất tốt, lấy một bó sả 3-5 tép, cắt nhỏ đun sôi lấy nước uống ngay lúc ấm.

Giải độc rượu

1. Nếu say rượu kèm đau đầu, lấy 50gam rau cần tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

2. Uống nước đậu đỏ.

3. Pha cà phê đậm hoặc trà thật đậm chừng 100ml, không đường, không đá, uống từng chút một cho thấm.

4. Uống một ly nước ép cam tươi, chanh tươi hoặc lê, táo sẽ giúp tỉnh táo.

5. Lấy chừng 20gam trần bì nấu lên rồi cho người say rượu uống, vài phút đến 30 phút sau sẽ tỉnh.

6. Vài quả tắc ngâm chung với lá trà già khoảng 1 tuần, khi say rượu uống 20-25ml.

7. Nếu cần nôn để loại bỏ rượu khỏi dạ dày, có thể uống một cốc nước nóng thêm một ít muối, dạ dày sẽ phản ứng co thắt mạnh và giải phóng rượu ra ngoài.

Lưu ý: với trẻ nhỏ hoặc các trường hợp ngộ độc nặng cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.

Cà tím trị tăng huyết áp, chữa sâu răng

Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, cà tím được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.

Trong các loại cà đặc biệt là cà tím dài là thực phẩm có từ 2000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi, nó được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với các thứ khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm của nó.

Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới.

Theo Đông y cà tím đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hoả, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hoá đàm, thanh nhiệt, giải độc.

Một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:

Cà tím xào mã đề: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.

Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.

Canh gà, cà tím: Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng; cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ.

Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn. Có tác dụng tiêu thực tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.

Giảm huyết áp bằng các món chay: Nhiều món chay dùng cà tím. Ví dụ: Cà tím nhồi om - cà tím dài 3 quả nhỏ. Nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị.

Cà thái dọc làm 2 nửa bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.

Giúp bỏ thuốc lá: Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.

Phòng chữa xuất huyết đường tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu: Ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung. Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn.

Chữa đái ra máu: Sắc quả cà tím cả cuống để uống.

Phòng chống ban tía ở người già: Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.

Viêm phế quản cấp: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà cắt dọc dài. Gừng thái lát, tỏi nghiền trộn nước tương, dầu, muối, đường. Chưng cách thuỷ. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm nhiệt.

Viêm gan vàng da: Dùng mấy quả cà tím thái nhỏ trộn với gạo nấu thành món cơm - cà, ăn liên tục nhiều ngày.

Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng: Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối.

Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).

Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.

Bí đái: Dùng hạt sắc uống để lợi tiểu.

Táo bón: Dùng quả cà tím, hàng ngày lấy khoảng 100 - 200g nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.

Kiêng kỵ: Theo sách cổ cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người tạng hàn, hay đi ngoài lỏng khi cần dùng nên thận trọng hơn. Không nên dùng khi quả cà dập nát! Ăn càng tươi càng tốt.

Bánh chưng là một loại thuốc quý

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiChất diệp lục của lá dong làm bánh chưng có màu xanh đặc biệt, ưa nhìn dễ ngửi. Đồng thời lá dong có tác dụng giải tửu độc, nhuận tràng, tiêu thấp nhiệt.

Xét về mặt y dược học thì bánh chưng là một dược liệu quý giá, đơn giản, dễ kiếm, lại rất tự nhiên bởi nó vừa là thuốc, vừa là món ăn.

Tại sao vậy?

Bánh chưng điều hòa được âm dương, lưu thông được khí huyết, giải trừ được bệnh tật (theo tiên sinh lương y họ Ngô) mà tác giả Mạnh Khang đã ghi lại lý giải điều đó như sau:

Gạo nếp chín nhừ trong thủy, hỏa có công năng kiện tỳ, trợ tiêu hóa, bổ cả tỳ dương và cả tỳ âm.

Thịt lợn tính bình hòa có hàm lượng dinh dưỡng cao, mỡ lợn tính ôn nhuận làm trơn tru, hoạt tràng vị và tăng cường thế ôn, chống cự hàn tà.

Hành củ còn gọi là thông bạch, có tác dụng hành khí tiêu thực, hoạt huyết, giảm thống và giải được tà khí phong hàn.

Đậu xanh dưỡng can giải độc, sáng mắt và thư cân hoạt lạc.

Hạt tiêu ấm tì vị, trợ bệnh môn hỏa, thông tam tiêu, tiêu thực và sát trùng.

Tinh dầu cà cuống phương hướng khai khiếu, tỉnh tì, gây cảm giác ngon miệng.

Chất diệp lục của lá dong làm bánh chưng có màu xanh đặc biệt, ưa nhìn dễ ngửi. Đồng thời lá dong có tác dụng giải tửu độc, nhuận tràng, tiêu thấp nhiệt. Nhân dân ta hay dùng lá dong khi có ai quá chén say sưa, thì mang lá dong sấy sắc nước cho họ uống, kịp thời giải tửu độc ngay, công hiệu lạ lùng.

Chính vì có sự điều hòa 5 vị trong một món ăn mà tăng thêm khẩu vị ngon, bồi dưỡng sức khỏe. Đó chính là giữ được mức quân bình của ngũ hành sinh khắc chế hóa trong cơ thể, là cách khéo vận dụng ngũ hành để lặp lại thăng bằng âm dương. Lá dong có tính bình can, thông đại trạng, trừ thấp tiêu viêm, mùi thơm của nó thanh được uế khí. Thật là một pháp công bổ kiêm thi, hàn nhiệt tịnh dụng nhất âm, nhất dương chi vị đạo, dẫn đến toàn chân nhất khí.

Theo KTĐT