Lưu trữ cho từ khóa: quá tải

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Sự lựa chọn hoàn hảo cho chị em phụ nữ

Với mục tiêu xây dựng một địa chỉ khám chữa bệnh có chuyên môn cao, chất lượng dịch vụ tốt nhất, và đáp ứng tất cả các nhu cầu khám chữa các bệnh về sản phụ khoa, bệnh viện phụ sản An Thịnh đã chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ 496 phố Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đến thăm bệnh viện phụ sản An Thịnh, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cơ sở hạ tầng bên ngoài rất khang trang, sạch sẽ, thuận tiện: bệnh viện cao 10 tầng có 1 tầng hầm để xe, 9 tầng nổi với diện tích hơn 4.000m2 sử dụng phục vụ khám và điều trị, tầng trên cùng là căng-tin phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lắp đặt 2 thang máy có thể vận chuyển cả xe cáng cấp cứu. Với khoảng hơn 100 giường bệnh điều trị nội trú.

(Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Sự ra đời và hoạt động của bệnh viện phụ sản An Thịnh đã góp phần giảm bớt sự quá tải trong công tác khám chữa bệnh tại các bệnh viện thuộc tuyến Trung Ương, đồng thời người bệnh có cơ hội được tiếp cận và hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa tốt nhất hiện nay. Theo lãnh đạo bệnh viện phụ sản An Thịnh cho biết, để đáp ứng công tác khám, chữa bệnh, bệnh viện đã đầu tư trên 3 triệu USD cho trang thiết bị kỹ thuật. Không chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao… các thủ tục tại bệnh viện cũng được đơn giản hóa, đội ngũ y tá, nữ hộ sinh và hướng dẫn viên tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp. 

Vợ chồng cùng vượt cạn tại phòng sinh gia đình Bệnh viện phụ sản An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Ưu thế lớn của bệnh viện phụ sản An Thịnh là ở sự hợp tác chặt chẽ về mặt chuyên môn với bệnh viện phụ sản Trung Ương và bệnh viện phụ sản Hà Nội. Ngoài ra, bệnh viện trang bị đồng bộ về mặt thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại giúp cho công tác điều trị, phục hồi bệnh nhân nhanh chóng hơn nhằm hướng đến mục tiêu là bệnh viện chuyên khoa hiện đại với chất lượng dịch vụ cao nhất hiện nay.

Chị N.T.H và bé N.B.A tại Bệnh viện phụ sản An Thịnh. Sản phụ bơm IUI thành công và mổ đẻ tại An Thịnh (Ảnh do Bệnh viện phụ sản An Thịnh cung cấp)

Các dịch vụ chính của bệnh viện bao gồm:

• Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về sản phụ khoa;

• Khám và điều trị vô sinh, sinh con hiếm muộn, thực hiện kỹ thuật lọc, rửa và bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI);

• Khám và tư vấn sức khỏe sinh sản;

• Chăm sóc thai sản và dịch vụ sinh trọn gói, dịch vụ sinh không đau. Mổ đẻ theo yêu cầu;

• Phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng. Tách dính buồng tử cung. Soi bóc u xơ tử cung, u nang buồng trứng. K tử cung, K buồng trứng;

• Dịch vụ cấp cứu 24/24.

Bệnh viện phụ sản An Thịnh – Niềm hạnh phúc của mọi bà mẹ !

www.Benhvienphusananthinh.vn

Tel: 04.62504455 Fax: 04.62781734

 
 
 
 

Giảm quá tải bệnh nhân ung thư bằng khu điều trị trong ngày

Thay vì phải tốn thời gian chờ đợi và nằm viện nhiều ngày để được hóa trị, với sự ra đời của đơn vị điều trị trong ngày tại Chợ Rẫy, bệnh nhân ung thư chỉ còn mất vài giờ nằm viện. Mô hình trên góp phần giảm tải cho nhiều khoa của bệnh viện.

Cuối năm 2012 được sự cho phép của Bộ Y tế, bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định thành lập đơn vị điều trị trong ngày trực thuộc khoa huyết học. Đơn vị có nhiệm vụ tư vấn, khám, điều trị và theo dõi điều trị của những người bị bệnh ung bướu có chỉ định điều trị trong ngày thuộc khoa Huyết học, Trung tâm Ung bướu, Ngoại tiêu hóa, Nội hô hấp của bệnh viện chuyển đến.

quatai
Người bệnh vừa điều trị vừa thư thái đọc báo, xem ti vi

Đơn vị điều trị trong ngày thuộc khoa Huyết học áp dụng mô hình điều trị tiên tiến. Thay vì phải đến bệnh viện xếp hàng chầu chực, chờ đợi và nằm viện nhều ngày bệnh nhân sẽ được bệnh viện chủ động liên hệ qua điện thoại để sắp lịch điều trị. Thời gian vào viện của người bệnh hóa trị rút ngắn xuống chỉ còn vài tiếng trong ngày.

BS CKII Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học kiêm Trưởng đơn vị, cho biết: “Trước đây, khi bệnh nhân được chỉ định phác đồ điều trị thường phải sử dụng 3 đến 4 loại thuốc khác nhau, BS sau khi nhận thuốc sẽ phải chích từng loại cho người bệnh khiến thời gian điều trị kéo dài. Hiện nay, khoa Dược của bệnh viện sẽ cung cấp thuốc hóa trị tận tay cho bệnh nhân sau khi đã pha chế từ Trung tâm pha chế thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.”

quatai1
Với 40 ghế, đơn vị góp phần giảm tải cho nhiều khoa có bênh nhân ung thư

Được biết đơn vị điều trị trong ngày hiện có 40 ghế hóa trị cho bệnh nhân. Thời gian đầu hoạt động đơn vị tạm thời điều trị 1 ca với 40 bệnh nhân, khi đi vào ổn định sẽ tiến tới điều trị 2 ca với 80 bệnh nhân mỗi ngày.

Bệnh nhân bị ung thư trực tràng Trần Văn Thêm (59 tuổi) cho biết: “Từ việc phải chen lấn xếp hàng, nằm ghép, nằm hành lang, chúng tôi đột nhiên được thư thái nằm điều trị trong phòng máy lạnh vừa đọc báo vừa xem ti vi nhưng không phải trả thêm bất kỳ khoản chi phí nào. Vào bệnh viện nhưng được hưởng cảm giác thoải mái, thư thái như ở nhà mình, hy vọng người bệnh chúng tôi đến đâu cũng được chăm sóc, chữa trị tốt như ở đây.”

(Theo Dantri)

Y tế Việt Nam: Yêu cầu nâng cao y đức, giảm quá tải bệnh viện

 “Đầu tư xây phòng khám, trang thiết bị thì các tỉnh, thành có thể đầu tư được hết. Quan trọng nhất là người thầy thuốc giỏi. Bà con mình đổ xô về bệnh viện tuyến cuối, trung ương, ở các thành phố lớn vì người ta tin tưởng có thầy thuốc giỏi chứ không phải bệnh viện cấp tỉnh không có chỗ nằm”.

Đó là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác y tế năm 2012 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2013, diễn ra vào sáng nay (24.1).

Thủ tướng xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế tại các bệnh viện tuyến dưới là giải pháp quan trọng để giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong năm 2012, ngành y tế đã đấu tư xây dựng để tăng được 1.200 giường bệnh trong cả nước.

QuaTai-nd9.jpg;pv0e2d478ab4f38935
Quá tải, ghép giường trầm trọng tại các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối là nỗi
nhức nhối của người dân và ngành y tế, làm giảm chất lượng khám chữa bệnh
– Ảnh: Nguyên Mi

Tại tuyến tỉnh, một số bệnh viện xây dựng mới đã hoàn thành, đưa vào sử dụng như Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, Bệnh viện Tâm thần Ninh Bình, Bệnh viện Tâm thần Hà Nam, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Điện Biên… Một số bệnh viện xây dựng mới sắp hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng với điều kiện phải có đủ vốn để thực hiện là: Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Thái Bình, Hậu Giang…

Đối với các bệnh viện trung ương, Bộ Y tế đã triển khai các giải pháp chống quá tải bệnh viện, ưu tiên đầu tư cho các bệnh viện quá tải cao: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, Bệnh viện Việt Đức.

“Tình trạng quá tải có giảm nhưng vẫn còn trầm trọng, gây nhiều bức xúc cho nhân dân”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận.

Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng và ngành y tế cần đặt mục tiêu hướng tới nền y tế công bằng, hiệu quả, phát triển và đi nhanh vào hiện đại, đưa thiết bị kỹ thuật cao vào khám chữa bệnh cho nhân dân; đẩy mạnh công tác phòng bệnh; tăng tuổi thọ gắn liền với nâng cao chất lượng sức khỏe người dân.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tất cả các tuyến. Đặc biệt là xây dựng, nâng cao y đức gắn với tinh thần trách nhiệm và trình độ, kỹ năng của đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế.

“Không nên để kéo dài tình trạng 3-4 người/giường bệnh”, Thủ tướng nhấn mạnh thêm.

Qua đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phát động năm thi đua yêu nước trong toàn ngành y tế. Trong đó, người đứng đầu ngành y tế khẳng định và kêu gọi toàn ngành tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người hoạt động trong ngành y tế để xây dựng hình ảnh đẹp của cán bộ y tế trong lòng người dân, nâng cao năng lực khám chữa bệnh.

(Theo Thanhnien)

Bệnh viện quá tải, gầm giường thành… giường bệnh

“Nội chạy lòng vòng trong bệnh viện không cũng đủ mệt! Tôi biết chữ mà còn đọc không hiểu quy trình, hướng dẫn tại các quầy khám như thế nào. Huống chi bệnh nhân có người không biết chữ”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận xét về quy trình, sắp xếp các khâu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Hôm qua (14.1), Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là nơi Bộ trưởng Bộ Y tế mở đầu cho đợt kiểm tra, làm việc với các bệnh viện ở TP.HCM sau một năm thực hiện các biện pháp giảm tải bệnh viện. Đây cũng là bệnh viện chịu quá tải nhiều nhất ở TP.HCM.

 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tặng quà cho bệnh nhi tại
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Gầm giường thành “giường bệnh”

Tại bệnh viện, ngay từ cổng vào đến các phòng khám, vẫn là cảnh tượng “thường ngày ở huyện”: Bệnh nhân chen chúc nhau ngồi chờ khám la liệt. Thống kê của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho thấy, bệnh viện hiện có 9 phòng khám, với 15 bác sĩ nhưng trung bình phải khám cho 1.500 lượt bệnh nhân/ngày.

Đóng vai trò là trung tâm điều trị ung thư của cả phía Nam và miền Trung, Tây nguyên, Bệnh viện Ung bướu đang có số lượng bệnh nhân nằm viện khổng lồ với 1.500-1.700 người. Trong khi đó, bệnh viện chỉ có quy mô hơn 600 giường bệnh. Như thế, chuyện bệnh nhân phải nằm ghép chung 2-3 người/giường là tất yếu.

Nhức nhối hơn, bệnh viện phải tận dụng cả gầm giường, sàn nhà làm “giường bệnh” cho bệnh nhân, ngay cả đối với khoa Nhi. Trong những bệnh nhân nằm dưới sàn nhà, gầm giường, có nhiều em bé phải “tạm cư” điều trị như vậy suốt cả năm nay. Còn người nhà bệnh nhân thì trải chiếu, chăn mùng la liệt cả lối đi, sân bệnh viện.

Theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), nếu như năm 2011, số bệnh nhân các tỉnh chiếm 60-70% thì năm 2012 đã tăng lên 78%, trung bình số lượng bệnh nhân các tỉnh tăng 10%/năm.

Số bệnh nhân đợi xạ trị khoảng 800 lượt (so với năm 2011 là 1.000 lượt).

“Chạy lòng vòng cũng đủ mệt”

Bên cạnh đó, bà Tiến ghi nhận, bệnh nhân phải chạy quá nhiều vòng trong bệnh viện. Ở mỗi khâu khám chữa bệnh (từ quầy khám, đến quầy thuốc, xét nghiệm, trả xét nghiệm,…), thường thì bệnh nhân phải chạy tít từ đầu này đến đầu kia của bệnh viện.

“Nội chạy lòng vòng trong bệnh viện không cũng đủ mệt! Tôi biết chữ mà còn đọc không hiểu quy trình, hướng dẫn tại các quầy khám như thế nào. Huống chi bệnh nhân có người không biết chữ” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhận xét về quy trình, sắp xếp các khâu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM.

Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, tính toán, toàn bộ quy trình khám chữa bệnh của một bệnh nhân tại bệnh viện trong một lần khám mất khoảng 2 giờ. Trong đó, khâu lấy số điện tử và làm thủ tục khám chỉ mất 5 phút. Tuy nhiên, thời gian chờ để đến lượt làm thủ tục mất đến 40-60 phút. Sau đó, bệnh nhân lại phải chờ 30-60 phút nữa mới đến lượt mình vào khám. “Như vậy, thời gian còn lại để bệnh nhân gặp bác sĩ, được bác sĩ khám rất ít”, bác sĩ Dũng nhìn nhận.

Theo bác sĩ Dũng, thời gian chờ của bệnh nhân quá lâu do bệnh viện quá quá tải.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu bệnh viện cải thiện thêm về quy trình khám chữa bệnh để giảm tải số lượng bệnh nhân chờ khám, tăng thêm số lượng bác sĩ, đồng thời có phương án bố trí nhà trọ cho người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định, về lâu dài, biện pháp căn cơ để giảm tải là bệnh viện cần được đầu tư mở rộng quy mô để đáp ứng số lượng bệnh nhân khổng lồ.


Bệnh nhân ngồi chờ khám ngay từ cổng Bệnh viện Ung bướu


Xếp hàng trước các khoa, phòng


Bất cứ khoảng không nào của bệnh viện cũng được tận dụng triệt để làm chỗ chờ khám


Chen chúc đăng ký khám bệnh


Người nhà bệnh nhân “tạm cư” ngay tại hành lang, sân bệnh viện


Bệnh nhân nằm ghép giường


Tràn cả xuống sàn


Và cả gầm giường cũng trở thành giường bệnh

(Theo Thanhnien)