Lưu trữ cho từ khóa: tăng nhạy cảm

Sau 1 lần sinh mổ còn có thể sinh thường được không?

Xin hỏi bác sĩ,

Tôi năm nay 27 tuổi, sinh cháu được 9 tháng. Sau khi sinh mổ bao lâu thì mới được sinh lần nữa ạ? Và có thể sinh thường được không? Trước khi sinh cháu tôi bị buồng trứng đa nang, vậy để lâu sau này sinh lại cháu thứ 2 có khó không ạ? (Pham Thuan - [email protected])

http://eva.vn/upload/news/2009-11-28/1259341897-ptg00590995.jpg

Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn Pham Thuan,

Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật với thao tác rạch một đường phía bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra được dễ dàng. Vết sẹo mổ trên tử cung liên quan mật thiết với việc sinh lần tới, có thể bị bục trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Để đảm bảo an toàn tối đa, tốt nhất lần mang thai sau nên cách với lần sinh mổ trước ít nhất là 2 năm.

Lần đầu bạn sinh mổ, lần sau có sanh thường được hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố như: lần mổ trước nguyên nhân gì, lần mang thai sau cách lần mổ trước bao lâu, vết mổ cũ có lành tốt không, tình trạng thai lần này có gì bất thường không (ngôi mông, thai to…).

Bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định cho bạn sanh mổ hay ngã âm đạo.

Bạn bị buồng trứng đa nang đã sinh được 1 lần rồi thì khả năng có thai lần sau sẽ dễ hơn.

Theo kinh nghiệm của TS. BS Nguyễn Khắc Liêu: buồng trứng đa nang vốn kém nhạy cảm với FSH, sau khi điều trị cho có thai được và sau khi sinh thì tiên lượng buồng trứng đa nang sẽ tốt hẳn lên, kinh nguyệt trở nên đều hơn và tự có thai được. Có thể các hormon thai nghén, trong đó có estriol với hàm lượng rất cao làm tăng nhạy cảm của buồng trứng, đã đáp ứng được với FSH và LH của tuyến yên nên cải thiện được hoạt động của buồng trứng.

Thân ái!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Thuốc điều trị bệnh lang ben

Lang ben là bệnh nấm nông ngoài da, nguyên nhân do nấm Malassezia furfur. Bệnh thường gặp ở người trẻ, ở các vùng khí hậu nóng, ẩm. Bệnh lang ben ít ảnh hưởng tới sức khỏe chung của bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ vì làm thay đổi màu sắc vùng da bị bệnh và gây ngứa ngáy, khó chịu. Chính vì vậy người bệnh thường mong muốn được điều trị một cách triệt để. Hiện nay có nhiều loại thuốc dùng điều trị lang ben nhưng nếu dùng bừa bãi, không đúng cách có thể không trị được bệnh mà lại gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Có hai dạng thuốc được dùng để điều trị bệnh lang ben: thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân. Thuốc bôi gồm có các loại: dung dịch ASA, BSI; kem, mỡ hoặc gel trong đó có chứa các loại thuốc kháng nấm như: ketoconazol, bifonazol, clotrimazol, econazol, miconazol…

Dùng thuốc bôi tại chỗ cần chú ý những vấn đề sau:

- Dung dịch ASA hoặc BSI:

Có thể gây kích ứng da tại chỗ, gây bỏng da, lột da vì vậy không được bôi trên diện rộng, không nên bôi ở những vùng da mỏng, nhạy cảm. Không được để thuốc dính vào vùng niêm mạc và bán niêm mạc như mắt, miệng, sinh dục. Nên bôi ngày 1 lần vào buổi tối. Nếu tổn thương quá nhiều, nên chia ra bôi từng vùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Các thuốc loại này hiệu quả thấp, dễ tái phát nếu dùng đơn độc vì vậy nên kết hợp với các loại thuốc khác nếu bị bệnh trên diện rộng.

- Thuốc bôi dạng kem, mỡ:

Cần bôi thuốc khi bề mặt da sạch, khô, không có mồ hôi. Bôi đều và để hở khoảng 30 phút rồi mới mặc áo để tránh thuốc dính vào quần áo, vừa lãng phí thuốc lại vừa mất tác dụng. Nên bôi thuốc 2 lần 1 ngày, sáng và tối.

Có nhiều nhóm thuốc kháng nấm dùng đường uống. Có thể sử dụng các loại thuốc sau:

- Thuốc chống nấm nhóm imidazol. (ketoconazol):

Cần chú ý thuốc có ảnh hưởng độc với gan, vì vậy trước khi điều trị cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Ketoconazol còn có nhiều tương tác với các thuốc cùng chuyển hóa qua gan (do ức chế chuyển hóa qua cytochrome P450). Ngoài ra trong nhóm này có các thuốc khác như: itraconazol, fluconazol ít độc với gan và ít tương tác hơn ketoconazol nên được sử dụng rộng rãi hơn, hiệu quả hơn.

- Thuốc chống nấm nhóm allylamin (terbinafin):

Hấp thu rất tốt qua đường tiêu hóa. Những tác dụng phụ có thể gặp là gây rối loạn tiêu hóa, gây rối loạn vị giác. Thuốc này ít gây độc cho gan so với nhóm imidazol.

- Griseofulvin:

Là thuốc uống chống nấm rẻ nhất có hiệu quả với các loại nấm da, tuy nhiên không bằng các thuốc nhóm imidazol và allylamin. Thuốc có thể làm tăng nhạy cảm ánh sáng của da vì vậy cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc. Nên uống thuốc sau khi ăn vì thuốc hấp thu tốt hơn sau khi ăn các loại thức ăn dầu và nên uống thuốc với nhiều nước.

Ngoài ra, khi điều trị bệnh lang ben, nên kết hợp dùng cả thuốc bôi và uống. Không nên tắm bằng xà bông, sữa tắm mà nên dùng chanh để tắm, không nên chà xát nhiều. Nên giữ cho cơ thể khô ráo, tránh ẩm ướt và ra mồ hôi. Giặt sạch quần áo và phơi dưới nắng to hoặc là ủi mặt trong quần áo.

Lang ben là bệnh thường gặp và gây khó chịu. Điều trị bệnh không khó nhưng rất dễ tái phát. Cần kết hợp điều trị bằng thuốc và các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh sẽ giúp bạn có làn da sạch sẽ và khỏe mạnh.

Theo Suckhoe&doisong

Bệnh zona ở người cao tuổi

Bệnh zona trong dân gian thường gọi là bệnh giời leo. Bệnh zona do một loại virut gẩya (viricella zoster), loại virút này ngoài gây bệnh zona chúng còn có khả năng gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ gặp nhiều hơn cả là người cao tuổi (NCT).

Biểu hiện của bệnh Zona

Zona tiếng Anh gọi là Shingle, tên y học là Herpes Zoster. Herpes là virút gây bệnh ngoài da và có thể gặp ở vùng miệng, âm hộ, viêm kết mạc mắt. Có 3 loại Herpes nhưng thường gặp là H. simplex và H. zoster. Bệnh Zona trước khi toàn phát thường không thấy những biểu hiện đặc hiệu nào báo trước. Tuy vậy, bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng tương đối giống với một số bệnh nhiễm trùng mà hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức khắp người. Tiếp đó là triệu chứng đau, rát, nhức nhối như kim châm hoặc kiến cắn, ngứa rất khó chịu, đồng thời vùng da này tăng nhạy cảm cho nên mỗi khi sờ vào đó người bệnh thấy đau tăng lên. Đau có thể liên lục hoặc gián đoạn, đôi khi cơn đau làm cho người bệnh phát khóc. Sau một vài ngày tại vùng da này xuất hiện một mảng dát màu hồng đỏ, sau đó xuất hiện các mụn nước. Các mụn nước mọc lên từng chùm sát vào nhau tạo thành mảng hoặc từng chùm có liên kết với nhau. Có khi trên một mảng da chỉ có một chùm nhưng có khi tạo thành nhiều chùm mụn nước. Một số trường hợp các mụn nước mọc liên tiếp, hết đợt này đến đợt khác làm lan đầy một vùng da.

Ngoài các triệu chứng sốt, đau, rát, ngứa ở vùng da bị Zona, người bệnh có thể thấy nổi hạch và đau ở vùng lân cận sát với vị trí bị Zona, đặc biệt là bị Zona vùng đầu, mặt, cổ. Nếu bị Zona ở vùng bả vai hoặc cổ thì hạch vùng nách bên phía bả vai bị bệnh sẽ bị sưng và đau. Nếu Zona xuất hiện ở đùi hoặc cẳng chân thì có thể hạch ở vùng bẹn cùng bên chân bị bệnh sưng to, đau. Sự xuất hiện bệnh Zona trên một cơ thể NCT có thể gặp ở mắt(Zona mắt), đầu, mặt, ở cánh tay, cổ, lưng, ngực, chân. Bệnh thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể do chúng gây tổn thương các rễ thần kinh, ví dụ chỉ bị một bên lưng, một bên ngực, một bên mắt… Khi bị Zona thì sau khoảng 1 – 2 tuần lễ là tự khỏi nếu không có bị bội nhiễm hoặc không có biến chứng. Nếu bị bội nhiễm thì người bệnh có thể bị sốt lại và sốt cao hơn, vùng da bị Zona sẽ bị mưng mủ và có thể làm lây lan ra nhiều vùng da khác (nhiễm trùng da sau khi bị Zona) và cũng rất dễ gây nhiễm trùng máu.

Nói chung mắc bệnh Zona thì không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy trong các loại Zona thì khi bị ở mắt (Zona mắt) là nguy hiểm hơn cả. Biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh Zona đối với NCT là gây đau nhức vùng da bị Zona hàng tuần, hàng tháng, có khi kéo dài cả năm mặc dù vùng da đó đã khỏi hoàn toàn. Chính vì đau nhức rất khó chịu làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, rối loạn giấc ngủ kéo dài làm xuất hiện nhiều bệnh khác cho NCT. Tỷ lệ biến chứng đau nhức vùng da sau khi bị Zona ở NCT chiếm khoảng 1/3 số NCT bị bệnh. Chính sự đau nhức kéo dài ở vùng da bị Zona là do tổn thương các rễ thần kinh nên người ta gọi là Zona thần kinh. Ngoài ra, người ta còn thấy ở những người bệnh bị Zona ở mắt cũng có thể gây viêm, loét giác mạc và hậu quả để lại là sẹo giác mạc ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn và có thể gây mù lòa. Sau khi khỏi bệnh Zona thì loại virút Zoster sẽ khu trú vào thần kinh nằm ở sừng sau của tủy sống. Chúng thường nằm im ở đó tương tự như dạng “ngủ đông”, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng lại trỗi dậy và tiếp tục gây bệnh Zona ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Chính vì lẽ đó mà đa số NCT bị bệnh Zona có thể là do trong quá trình sống đã một lần bị loại virút Zoster tấn công (gây bệnh), chẳng hạn lúc còn nhỏ đã bị bệnh thủy đậu.

Nên làm gì khi NCT nghi bị bệnh Zona?

Zona tuy là bệnh không nguy hiểm nhưng biến chứng của chúng gây không ít phiền muộn cho người bệnh. Vì vậy, khi NCT nghi bị bệnh Zona cần đi khám bệnh ngay. Nơi khám tốt nhất là chuyên khoa da liễu. Cần khám càng sớm càng tốt để được điều trị sớm sẽ rất có lợi cho người bệnh vì làm giảm thời gian bị bệnh (thuốc sẽ làm hạn chế sự phát triển của virút, qua đó hạn chế sự tấn công của chúng vào thần kinh) và đặc biệt làm giảm các cơn đau cho người bệnh. Tùy theo vị trí và mức độ của bệnh mà bác sĩ khám bệnh sẽ có chỉ định điều trị thích hợp.

Vì căn nguyên gây bệnh là do virút cho nên chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt mà chỉ có các loại thuốc nhằm tác dụng làm giảm sự phát triển (sự nhân lên) của chúng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cho thêm các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhằm làm giảm bớt sự đau đớn của người bệnh vừa làm cho bệnh chóng khỏi. Người bệnh không tự động hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác mà tự mua thuốc để điều trị, tuyệt đối không dùng kháng sinh, vì bất kỳ loại kháng sinh nào cũng không có tác dụng diệt virút. Việc dùng kháng sinh chỉ khi có chỉ định của bác sĩ (tức là bệnh đã bị bội nhiễm).

Cần vệ sinh da vùng bị bệnh và dùng các loại thuốc sát khuẩn mà bác sĩ kê đơn nhằm mục đích không để vùng da bị bệnh bội nhiễm vi khuẩn. Người bệnh cũng không nên quá lo lắng và cần có quyết tâm để điều trị bệnh chóng khỏi.

PGS.TS.TTƯT. BÙI KHẮC HẬU

Bài thuốc Nam 200 năm giúp giảm di chứng tiểu đường.

Mắc bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kiểm soát tốt dễ dẫn đến biến chứng, di chứng ảnh hưởng tâm lý, hoạt động của người bệnh...

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Hiện nay,  kiểm soát tiểu đường còn có sự hỗ trợ của các bài thuốc Nam y học cổ truyền phổ biến rộng rãi có tác dụng giảm di chứng và phòng bệnh tiểu đường hiệu quả mà Tân dược chưa khắc phục được. Xin giới thiệu đến bạn đọc chế phẩm Tiểu đường Nam Lạng đúc kết từ bài thuốc 'Tiêu khát hoàn'  của gia đình làm nghề thuốc đã 200 năm ở thôn Nam Lạng ( Nam Định)

Trong khi Tân dược có thể đặc trị tiểu đường nhưng vẫn còn nỗi lo để lại di chứng.

Mặc dù ngày nay chữa tiểu đường bằng tân dược có nhiều loại đa dạng. Có thể kể đến thuốc tăng nhạy cảm insulin: biguanide  (metformin)... ức chế men DPP-IV  (sitagliptine). Thuốc gây tăng tiết insulin Sulphonylurea.  (glibenclamide; glipizide; gliclazide; glimepiride). Thuốc làm chậm hấp thu đường glucose/chất béo từ ruột như  thuốc ức chế men tiếu hóa chất bột-đường alpha glucosidase (acarbose), thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat). Đặc biệt Insulin các mức độ  tác dụng nhanh, ngắn,  trung bình, chậm, và insulin trộn sẵn. Tuy nhiên tất cả các loại thuốc tây hầu hết đều để lại những tác dụng phụ.  Có thể kể đến như gây rối loạn đường tiêu hóa: Đầy bụng hoặc đi tiêu chảy (metformin – Glucophage) nếu điều chỉnh thuốc không giảm chắc chắn phải ngưng uống. Đôi khi triệu chứng đầy bụng và tiêu chảy chính là tác dụng của thuốc. Đó là trường hợp bệnh nhân uống  acarbose (Glucobay), vì thuốc này làm chậm quá trình tiêu hóa chất bột đường trong lòng ruột, do vậy sẽ có cảm giác đầy chướng bụng. Loại tác dụng phụ này không gây vấn đề nghiêm trọng lâu, nó có thể đỡ hoặc không còn khi giảm liều thuốc (hoặc ngưng  thuốc). Hiếm gặp hơn là các tác dụng phụ trên gan, thận khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm máu đơn giản. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng thuốc. Một số thuốc gây giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này (rosiglitazone và pioglitazone) không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim. Nhìn chung, bác sỹ sẽ lựa chọn cho bạn loại thuốc điều chỉnh tốt nhất đường máu nhưng khả năng di chứng, tác dụng phụ vẫn còn. Và đây đó chúng ta vẫn nghe nói đến những phương thuốc Nam hay điều chế được bệnh nan y mà tân dược chưa khắc phục được.

Thì đây là một lựa chọn mới dành cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh Tân dược thì thuốc Nam y học cổ truyền đang được biết đến trong hỗ trợ điều trị chủ yếu làm giảm các biến chứng tương đối hiệu quả. Sở dĩ nền Y học cổ truyền tồn tại đến ngày nay chính là nhờ các bài thuốc Nam quí hiếm kế thừa qua các thế hệ mà mỗi dân tộc tự hào đem lại kết quả điều chỉnh tận gốc bệnh. Một trong những bài thuốc Nam quý giá còn lại đến ngày nay tại Việt Nam đó là bài thuốc  'Tiêu khát Hoàn' của dòng họ Vũ ở thôn Nam Lạng    ( tỉnh Nam Định) đã qua bảy đời, với trên 200 năm. Hiện nhà thuốc Nam Lạng dược Phòng của ông bà Lương y Vũ Văn Lưỡng ( Đời thứ Sáu) kế thừa phát triển, hoàn thiện các bài thuốc Nam giúp cho nhiều người bệnh mắc các bệnh như tiểu đường.

Để lưu truyền, phát triển, phổ biến rộng rãi các bài thuốc Nam quý này ngành Dược đã bào chế thành công sản phẩm viên uống Tiểu Đường Nam Lạng tiện dụng,chất lượng ổn định hơn sắc thuốc truyền thống. Sản phẩm chiết xuất từ 100% thảo dược được trồng và tìm kiếm trong thiên nhiên. Bệnh nhân sau khi uống viên Tiểu đường Nam Lạng một thời gian cho kết quả xét nghiệm điều hòa đường huyết và người bệnh có thể giảm thuốc Tây Y. Điểm vượt trội của chế phẩm giúp cho chức năng gan, thận được phục hồi và giảm các biến chứng như lấy lại thị lực, lành các vết loét và đỡ dần cảm giác tê bì tứ chi ... Đây là một thành tựu của thuốc Nam Y học cổ truyền đáng tự hào giúp nhiều người bệnh phục hồi sức khỏe và phòng bệnh tiểu đường cho đại chúng.  Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và bảo hộ hình ảnh ông bà lương y Vũ Văn Lưỡng trên hộp sản phẩm giúp người tiêu dùng nhận diện khi mua  tại các nhà thuốc.  Để biết thêm thông tin xin liên hệ tư vấn : 04.35578827 / Hotline: 0986411415.

( Theo Nhà thuốc Nam Lạng Dược Phòng)

(24H.COM.VN)

  

Mụn cóc và thuốc trị

Mụn cóc là bệnh do virut có tên gọi HPV gây nên. Tùy theo chủng virut mà hình thành các thương tổn khác nhau như những sẩn, u nhỏ trên da và niêm mạc. Nếu ở niêm mạc thì có màu hồng tươi của niêm mạc, bề mặt tổn thương nhẵn bóng hoặc sần sùi như da cóc. Tùy theo vị trí, tính chất của thương tổn mà có tên gọi khác nhau: mụn cóc ở bộ phận sinh dục gọi là sùi mào gà, mụn cóc bàn chân, mụn cóc dưới móng, hạt cơm phẳng, mụn cóc thông thường. Mụn cóc ở cổ tử cung, ở sinh dục nếu không điều trị có thể bị ung thư hóa.

Thuốc bôi tại chỗ

Acid salicylic với nồng độ từ 5 - 40% cùng với các hoạt chất khác nhau như cream, chất màu, keo, gôm hoặc dung dịch carboxycellulose. Bôi tại chỗ, có thể cho bệnh nhân tự bôi tại nhà có tác dụng bong lớp sừng. Tỷ lệ khỏi 70 - 80%. Lưu ý không dùng bôi mụn ruồi, bớt sắc tố, không bôi lên niêm mạc và sùi mào gà. Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, suy tuần hoàn, không bôi lên da lành, tránh thuốc dây vào mắt, nếu không may vào mắt phải rửa nước trong 15 phút và đến bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị tiếp.

Cantharidin (verr-Canth) có tác dụng hoại tử thượng bì và hình thành mụn nước. Thuốc do bác sĩ chuyên khoa da liễu sử dụng, thời gian dùng thuốc từ 3 - 4 tuần. Không bôi gần mắt, niêm mạc, sinh dục và da lành.

Acid dibutyl squaric /diphencyclopropenone làm tăng nhạy cảm tại chỗ và hình thành viêm da tiếp xúc dị ứng. Bôi đến khi có phản ứng xảy ra, thường từ 1 - 2 tuần.

Acid trichloacetic (Tri-Chlor) với nồng độ 80% gây hoại tử tổ chức. Bôi 4 lần/1 tuần cho đến khi khỏi mụn cóc. Không bôi lên mụn ruồi, bớt sắc tố, vùng tóc, mặt, niêm mạc, sinh dục. Thận trọng tránh để lại sẹo.

Podophyllin (Podocon-25) là loại nhựa cây có chứa nhiều hợp chất gây độc tế bào được dùng trong điều trị mụn cóc sinh dục. Đây là thuốc bôi sùi mào gà tốt nhất. Bôi thuốc lên tổn thương sau 6 giờ rửa sạch, bôi 4 lần/ngày trong  3 ngày liên tiếp và nhắc lại sau 4 tuần. Thận trọng khi dùng vì thuốc có thể gây nôn mửa, sốt, lẫn lộn, hôn mê, tắc ruột, suy thận..., không bôi diện rộng, không dùng cho phụ nữ có thai.

Axít aminolevoulinic (ALA) làm tăng nhạy cảm ánh nắng phối hợp với ánh sáng xanh trong điều trị mụn cóc rất thành công.

Những thuốc tiêm trong thương tổn

- Liệu pháp tiêm chất miễn dịch vào trong thương tổn: Tiêm test kháng nguyên candida, quai bị hoặc nấm Trichophyton vào thương tổn thấy tỷ lệ khỏi bệnh là 74%.

Bleomycin là hóa chất ức chế tổng hợp AND trong tế bào và virut, tác dụng trên cả tổ chức nhiễm virus HPV, làm biến đổi mao mạch tạo nên hoại tử thượng bì rất tốt cho điều trị mụn cóc kháng trị. Tỷ lệ khỏi bệnh trong khoảng từ 33 - 92%. Thận trọng: thuốc có thể gây nổi mày đay, tím đầu chi, hoại tử đầu chi, phản ứng đặc ứng tương tự như sốc phản vệ nên phải theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm.

Interferon-alfa 2a và interferon-alfa 2b là loại cytokine có tác dụng kháng virut, kháng khuẩn, kháng ung thư. Tiêm vào trong thương tổn có tác dụng tốt hơn nhiều so với đường toàn thân. Tỷ lệ khỏi đã được thông báo là 36 - 63%.

Thuốc dùng tiêm và uống toàn thân

Cimetidine (Tagamet) là thuốc kháng thụ thể H2 histamin dùng trong điều trị loét dạ dày, với liều cao có tác dụng điều chỉnh miễn dịch, được dùng điều trị mụn cóc, tuy nhiên kết quả chưa cao. Thuốc có thể gây thiếu máu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban, làm tăng nồng độ nhiều loại thuốc trong máu, không nên dùng kết hợp với các thuốc: theophylin, wafarin, phenytoin, quinidin, propranolol metronidazole, procainamide và lidocain.

Retinoid còn được gọi là vitamin A acid có tác dụng làm mất khả năng tạo sừng của mụn cóc, làm giảm đau. Retinoid cũng có tác dụng làm giảm số lượng tổn thương mụn cóc trong bệnh nhân ghép thận. Thận trọng: thuốc có phản ứng khô da, viêm môi, nhạy cảm ánh nắng, rụng tóc, viêm ruột, nếu thấy đi ngoài ra máu, đau bụng, tiêu chảy phải ngừng thuốc ngay. Không dùng cho phụ nữ có thai và trong độ tuổi sinh đẻ.

Cidofovir tiêm tĩnh mạch áp dụng điều trị mụn cóc kháng trị. Thận trọng khi dùng vì có nguy cơ nhiễm độc thận.

Phương pháp phẫu thuật

Đốt lạnh: Nitơ lỏng (-196oC) là phương pháp hiệu quả nhất của phẫu thuật lạnh. Phun lên thương tổn, phủ ra xung quanh mụn cóc 1 -2mm,  nhắc lại sau 2 - 4 tuần,  trong vòng 3 tháng. Theo dõi cẩn thận tránh để lại sẹo, đặc biệt đối với hạt cơm phẳng.

Laser: Đây là phương pháp điều trị đắt tiền, áp dụng với các mụn cóc to, kháng trị, mụn cóc sinh dục, mụn cóc lòng bàn chân, bàn tay, quanh móng, dưới móng. Sử dụng laser CO2 và laser Nd:YAG là thông dụng nhất. Đối với phẫu thuật viên laser phải  thận trọng vì virus HPV có thể theo khói vào phổi gây u nhú ở phổi.

Đốt điện kết hợp với thìa nạo có hiệu quả hơn đốt lạnh, nhưng đau và dễ để lại sẹo.

Phẫu thuật cắt bỏ: Phương pháp này hiện nay các nước đã bỏ vì nguy cơ để lại sẹo và tái phát rất cao.

ThS.BS. Đỗ Xuân Khoát

(suckhoe&doisong)

Bệnh vảy nến và dùng thuốc

Bệnh vảy nến là một bệnh mạn tính, biểu hiện đỏ da và bong vảy trắng bạc như sáp nến. Có ba bước tiếp cận là: thuốc bôi tại chỗ, dùng thuốc đường uống (toàn thân) và quang hoá trị liệu. Thông thường, các thầy thuốc dùng phối hợp các phương pháp trên.

Đối với thuốc điều trị tại chỗ gồm các loại:

Corticosteroids (diproson, diprosalic, betnovate, dermovate...): Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm quá trình chuyển hoá của tế bào da và ức chế hệ miễn dịch nhưng không được dùng kéo dài vì dễ gây biến chứng như teo da, rạn da...

Calcipotrience (daivonex): Thuốc dạng tổng hợp của vitamin D3  có tác dụng khống chế tốc độ sừng hoá của da trong bệnh vảy nến. Không bôi thuốc lên mặt và bộ phận sinh dục, thuốc có thể gây kích ứng da.

Retinoid (tazorax) dạng gel hoặc cream là dạng tổng hợp của vitamin A, bôi tại chỗ tác dụng không nhanh như corticosteroids nhưng không có biến chứng như corticosteroids. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích  ứng da. Dùng phối hợp với corticosteroids hiệu quả sẽ tốt hơn. Lưu ý thuốc có nguy cơ gây quái thai nên phụ nữ trong tuổi sinh đẻ nhất thiết phải tránh thai khi dùng thuốc này.

Coaltar (dầu than đá): Một số xà phòng, dầu gội đầu có chứa coaltar (polytar liquid). Sử dụng dầu gội đầu, tắm có tác dụng bong vẩy, sạch da  nhưng kém hiệu quả hơn corticosteroids.

Salisylic acid dạng mỡ, kem, gel 2%, 5% có tác dụng bạt sừng mạnh thường được dùng phối hợp với corticosteroids, coaltar hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Thuốc điều trị toàn thân được chỉ định cho những trường hợp vảy nến thể nặng (đỏ da toàn thân, thể khớp, thể mủ) và phải có sự theo dõi  chặt chẽ của thầy thuốc tại bệnh viện như:

Methotrexate:

Ức chế hệ miễn dịch làm chậm quá trình phân bào. Thuốc có 2 dạng uống và tiêm, không dùng cho người bị bệnh gan, phụ nữ có thai vì thuốc có hại cho tế bào gan và máu, có thể gây quái thai.

Retinoid (soriantane, tigason) là một dạng của vitamin A acid được chỉ định cho các trường hợp vảy nến nặng.

Cyclosporine là thuốc ức chế miễn dịch làm chậm quá trình phân bào của tế bào da do vậy nhanh chóng làm sạch vảy, được chỉ định cho các trường hợp nặng, kháng lại các phương pháp điều trị khác.Thuốc gây độc cho thận và gây tăng huyết áp, do vậy bệnh nhân phải được theo dõi điều trị tại bệnh viện.

Alefacept (amevie)  và etanercept (enbrel) là chế phẩm sinh học cũng có tác dụng rất tốt với bệnh vảy nến.

Quang hoá trị liệu gồm các liệu pháp:

Tắm nắng: Trong ánh nắng có tia cực tím (UV), khi hấp thụ vào da có tác dụng ngăn chặn tiến triển của bệnh. Tác dụng làm giảm viêm, chậm quá trình sừng hoá.

UVB (dùng tia cực tím nhóm B): Liệu pháp này có hiệu quả tốt cho vảy nến thể nhẹ, thể trung bình và những thương tổn kháng lại liệu pháp tại chỗ. Hiện nay, ứng dụng UVB với bước sóng hẹp hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

PUVA (phối hợp thuốc uống proralen và tia cực tím nhóm A): UVA ( tia cực tím nhóm A) có bước sóng dài hấp thu sâu hơn UVB còn proralen làm cho da tăng nhạy cảm với ánh nắng.

Bệnh nhân sau khi uống proralen nên đeo kính râm và tránh ánh nắng trong 2 ngày. Tuy nhiên, nếu điều trị PUVA kéo dài sẽ có nguy cơ ung thư tế bào gai và u hắc sắc tố da. Phối hợp PUVA với uống retinoid hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn.

BS. Đỗ Xuân Khoát

Kim lăn điều trị da hư hại-lão hóa

Giới thiệu

Kim lăn điều trị da là một bánh lăn nhựa chứa gần 200 đầu kim rất bén, rất nhỏ 0.07mm, dài từ 0.2mm đến 3mm, làm bằng thép không rỉ dùng trong y khoa. Khi lăn kim trên da, làn da phản ứng với những vết chích kim này như là những vết thương, nó sẽ tạo ra nhiều yếu tố làm lành da trong đó chủ yếu là sự tái tạo phát triển mô da trong đó có quá trình viêm nhẹ trong da. Quá trình này kích thích sản sinh tế bào thượng bì và sợi collagen cả về số lượng lẫn chất lượng trong da . Đó chính là mục đích trong điều trị da bị hư hại do lão hóa, sẹo do mụn hay do các yếu tố độc hại của môi trường.

Kim lăn điều trị có tác dụng giống như điều trị lột da mặt bằng hóa chất hay tái tạo bề mặt da bằng laser nhưng không có tác dụng phụ nặng nề như hai phương pháp trên.

So sánh với laser hay lột da : Laser hay lột da làm bỏng da độ 2 có tổn thương từ nông đến sâu tới trung bì , mang lại những tác dụng phụ nặng nề như thời gian hồi phục kéo dài (có thể đến 6 tháng hay hơn), tăng nhạy cảm nắng trong nhiều tháng làm da dễ đen xạm và nguy cơ tăng sắc tố sau đó, nguy cơ tăng sắc tố sau viêm làm da vùng điều trị thâm xạm sâu, sẹo xấu sau điều trị ,….

Sự hình thành sợi collagen và mô mới cần có thời gian. Kết quả sau mỗi lần điều trị có thể nhận thấy sớm nhất từ 2-4 tuần, sau đó tùy trường hợp mà chỉ định lập lại điều trị nhiều hay ít..

 

Kim lăn điều trị da lão hóa

Quá trình lão hóa gây ra nhiều tổn thương tàn hại cho da. Trong đó tiến trình hư hại sợi collagen tiếp diễn làm cho da mất đi sự đầy đặn và dẻo dai đàn hồi, các đường nhăn sâu hiện rõ, bề dày da mỏng như giấy, da lỏng lẻo chảy xệ.

Kim lăn điều trị làm trẻ da có tác dụng tạo ra những đường thông nhỏ để dưỡng chất, vitamin và chất chống lão hóa thấm sâu và thấm trọn vẹn giúp cho quá trình tăng chuyển hóa tế bào và tái tạo tế bào và tăng sản sinh sợi collagen tăng cường mạnh mẽ. Kim lăn tạo ra các vết thương kích thích quá trình sinh lý của da tăng cường họat động để làm lành gây ra hiện tượng viêm nhẹ làm tăng sinh ra sợi collagen. Nhờ đó các vết nhăn mờ nhạt dần, lỗ nang lông thu nhỏ lại, các đường nhăn gãy li ti biến mất, đặc biệt là da teo mỏng sẽ đầy lên làm da căng trẻ rõ rệt.

Kim lăn điều trị sẹo sau mụn gồm sẹo thâm và sẹo lõm

Các nhà khoa học đã chứng minh trên lâm sàng rằng kim lăn điều trị là một giải pháp lý tưởng để điều trị sẹo sau mụn mà không cần phẫu thuật hay điều trị xâm lấn bóc tách gây nhiều tổn thương da nặng nề như laser điều trị. Những nghiên cứu trên lâm sàng cũng chứng minh rằng kim lăn điều trị mang lại hiệu quả cao hơn so với điều trị laser tái tạo bề mặt như Laser CO2 vi điểm hay lột da mặt mạnh bằng hóa chất.

Kim lăn điều trị chứa gần 200 kim nhỏ, bén, chích xuyên da đủ sâu (khỏang 2-3mm) để kích thích sản sinh collagen và elastin làm đầy sẹo lõm đồng thời đưa sản phẩm dưỡng chất chính là các nguyên liệu làm lành  làm đầy da thấm nhanh và đủ để phát huy triệt để tác dụng qua các đường thông vi thể làm tăng thêm hiệu quả trị liệu sẹo.

Tại Hoa Kỳ, Châu Âu, Hàn Quốc, những nghiên cứu lâm sàng  cho thấy kimlăn điều trị làm tăng sự thấm sâu của các sản phẩm điều trị vào da gấp 1.000 lần hơn so với  bôi da thông thường. Hơn nữa, kim lăn điều trị là phương cách 'thân thiện với da', hòan tòan không gây tổn thương hàng rào bảo vệ ở thượng bì và những đường thông vi thể tạo bởi 200 kim ấy sẽ đóng lại vài giờ sau điều trị. Thời gian đó đủ để tạo ra quá trình viêm tiếp diễn trong phần sâu của da để tăng sinh sản sợi collagen làm đầy sẹo, nhưng đủ ngắn để an tòan cho người được điều trị và họ trở về tiếp tục công việc bình thường nhanh chóng sau 1-2 ngày. Phương pháp này lọai trừ được những tác dụng phụ như của lột da mạnh bằng hóa chất hay laser tái tạo bề mặt. Kim lăn làm da trở nên dày lên hơn và nhanh chóng tiếp nhận các điều trị xa hơn sau đó.

Đặc điểm của kim lăn :

Kim lăn gồm một bánh lăn được gắng 192 kim nhỏ đường kính 0.07mm, dài từ 0.2mm đến 3mm chứa trong bao niêm và đã được khử trùng.

Lợi ích của kim lăn điều trị :

- Làm tăng thấm các dưỡng chất lên 1.000 lần hơn

- Sắp xếp lại hnững bó sợi collagen lão hóa hư hại

- Không làm tổn thương da kéo dài

- Quá trình kích thích  đáp ứng bình thường của da

- Không có tác dụng phụ gây hại da

- Có thể dùng trên nhiều vùng da khác nhau của cơ thể

- Giúp hấp thu rất tốt cho bất cứ thành phần họat tính điều trị gì cho da

- Tạo collagen cho da nhiều lên bằng phương pháp kích thích cơ học có kiểm sóat

- Bề mặt da được bảo tồn trong quá trình điều trị.

- Thời gian lành da ngắn từ 12-24giờ nhưng thời gian tái tạo collagen kéo dài nhiều tháng sau đó làm da ngày càng trẻ đẹp

- Không gây ra nhạy cảm nắng cho da

- Áp dụng cho tất cả các lọai da

- Da mỏng vẫn áp dụng trị liệu được

Chỉ định dung kim lăn điều trị :

- Da lão hóa, nhăn gãy, lỗ nang lông to, lỏng lẻo chảy xệ

- Sẹo sau mụn

- Răn nứt da

- Hói đầu

- Nám da

Chống chỉ định :

- Da đang có mụn mủ, mụn dộp do Herpes, nhiễm trùng cấp tính hay đang có viêm da.

- Không dùng cho trẻ em

Chương trình kim lăn trị liệu phối hợp :

Áp dụng phối hợp kim lăn điều trị với giải pháp kỹ thuật cao khác mang lại kết quả rất tốt cho trẻ hóa da và diện mạo cũng như sửa chữa các hư hại da do sẹo mụn, răn nứt sau sinh, hư hại da lão hóa da nặng nề do nắng hay do stress.

Chương trình điều trị cần thực hiện với bác sĩ y khoa để việc vận dụng điều trị đúng và an tòan hầu mang lại kết quả cao nhất có thể.

Kết quả rất cao duy trì trong 1 năm hay hơn tùy người.

Việc chăm sóc da sau đó đơn giản nhẹ nhàng và nhanh chóng đạt kết quả.

BS.Nguyễn Phúc Cẩm Anh – Hoàng Hạc Medical Beauty Care
Nguyên Giảng viên Trường Đại học Y Khoa TP.HCM trong 15 năm –
Tu nghiệp tại Hoa Kỳ
Giám đốc Điều hành và Huấn luyện
E.mail: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
            Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Tel: (08) 38422619 - 39913366  - 0903831017
226/26 Lê Văn Sỹ - P.1 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Mẹo.vn

Ngứa ở kẽ ngón tay, ngón chân

Cách đây khoảng một năm tôi bị ngứa kẽ bàn tay, kẽ bàn chân, cả ngón tay, chân, gan bàn tay và bàn chân. Khi bị ngứa da bị bong dộp và bầm. Đi khám BS bảo bị ghẻ ngứa, còn đến tiệm thuốc bắc thì bảo do bị phong từ gan mà ra.

Cứ 3-4 tháng bị ngứa một lần, khoảng 10 ngày hết, sau đó bị bong da những nơi bị ngứa. Xin hỏi tôi bị bệnh gì và cách điều trị.

Bạn đọc

- Trả lời của phòng mạch online:

Trong tình huống này, da bị ngứa ở các kẽ ngón bàn tay - bàn chân nếu kèm các tổn thương mụn nước - đỏ da, ngứa nhiều về đêm… thì có thể là bệnh ghẻ ngứa. Tuy nhiên bệnh đã xảy ra cách nay một năm nhưng các dấu hiệu ngứa da, bong dộp và bầm (sậm màu da) ở lòng và kẽ ngón của bàn tay - bàn chân tái đi tái lại cách nhau khoảng mỗi ba tháng có thể do:

1. Ghẻ chàm hóa: hiện tượng chàm hóa là do da tăng nhạy cảm với con cái ghẻ hoặc do cào gãi nhiều. Da bị ngứa rất nhiều, tăng sừng, sậm màu xảy ra sau khi bị ghẻ đã được điều trị hết hoặc điều trị chưa triệt để.

Ghẻ là bệnh da do nhiễm ký sinh trùng. Con cái ghẻ sinh ra trứng và có thể tồn tại trong môi trường xung quanh (tấm trải giường, nệm, gối, chân tường, quần áo…) 3-5 ngày, và cứ thế gây tái nhiễm lại cho người bệnh. Do đó các biểu hiện có thể diễn ra thành từng đợt theo chu kỳ đẻ trứng - ấp trứng - trưởng thành - đào hang và chết. Mỗi chu kỳ kéo dài 2-3 tháng.

Có khoảng 25% trường hợp bị ghẻ với các dấu hiệu ngứa, bong dộp da thành từng đợt kéo dài hơn một năm. Trường hợp này nên điều trị ghẻ trước rồi điều trị hiện tượng chàm hóa sau. Điều trị ghẻ bằng các thuốc bôi (theo y lệnh bác sĩ chuyên khoa) kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Giặt và ngâm nước sôi quần áo, bao gối, trải giường… Không sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt. Sau đó có thể bôi các thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn < 7 ngày và uống thuốc giảm ngứa để điều trị chàm.

2. Tổ đỉa: là bệnh dị ứng của da. Bệnh rất dễ tái phát khi tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, xà bông, một số thức ăn… và có thể tự khỏi. Biểu hiện là các mụn nước ở sâu dưới da của lòng bàn tay - lòng bàn chân, ngứa nhiều, sau đó da bong tróc thành những mảng nhỏ dính.

Cách chăm sóc da trong trường hợp này là:

- Tránh tiếp xúc xà bông, chất tẩy rửa. Dùng xà bông baby để vệ sinh.

- Tránh các thức ăn gây cho da ngứa hơn.

- Bôi các thuốc tiêu sừng hoặc làm dịu da khi đang có tổn thương.

- Bôi chất giữ ẩm da khi da không có tổn thương.

- Hạn chế tiếp xúc vùng da dễ bị tổn thương với các vật dụng bằng chất liệu như cao su, da, nhựa có màu.

Theo Tuổi Trẻ

Thuốc chống dị ứng và tác dụng phụ

Chlorpheniramin (clo-phe-ni-ra-min) là một trong những thuốc được dùng để điều trị các bệnh như: Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm. Các triệu chứng dị ứng như: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamine (hit-sta-min), viêm kết mạc dị ứng, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, thậm chí là bị côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu. Hiện nay thuốc còn được phối hợp trong một số sản phẩm bán trên thị trường để điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng trong điều trị triệu chứng do nhiễm virus. Một số viên nén còn được bào chế dưới dạng tác dụng kéo dài (dưới dạng viên nén hai lớp). Lớp ngoài được hoà tan và hấp thu giống như viên nén thông thường,  lớp trong chỉ được hấp thu sau 4-6 giờ. Vì thế tác dụng của những viên nén kéo dài bằng tác dụng của hai viên nén thông thường, uống cách nhau khoảng 6 giờ.

Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc cũng gây cho người dùng một số tác dụng phụ. Khi dùng thuốc này đầu tiên thấy buồn ngủ (từ ngủ gà đến ngủ sâu), bởi vậy khi dùng thuốc tránh làm những công việc đòi hỏi cần có sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao... Một số người còn có cảm giác khô miệng, chóng mặt... Các phản ứng phụ của thuốc này hầu hết người bệnh chịu đựng được nên không phải ngừng thuốc trong quá trình điều trị. Nhưng cũng có những trường hợp như người bị bệnh glocom (còn gọi là thiên đầu thống), phì đại tuyến tiền liệt và những tình trạng dễ nhạy cảm khác, thì các tác dụng có thể nghiêm trọng.

Thuốc uống và thuốc tiêm đều cần phải được bác sĩ kê đơn mới được dùng. Dùng thuốc tiêm người bệnh có thể gặp các biểu hiện như có cảm giác bị châm, đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm. Trường hợp tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc kích thích thần kinh trung ương.

Không được dùng thuốc trong các trường hợp: người bệnh quá mẫn với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào của chế phẩm. Người bệnh đang có cơn hen cấp, người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp, tắc cổ bàng quang, loét dạ dày, chít tắc môn vị - tá tràng, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng...

Thuốc có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin (a-xe-tin-chô-lin) của thuốc, đặc biệt ở người phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ... nên thận trọng dùng cho các trường hợp này. Tác dụng an thần của thuốc sẽ tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Đặc biệt đối với những người bệnh dùng thuốc này điều trị thời gian dài  sẽ có nguy cơ bị sâu răng do tác dụng chống tiết acetylcholin gây khô miệng của thuốc. Thận trọng dùng cho người trên 60 tuổi, vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.

Theo Dược sĩ Hoài Thu (suckheodoisong)