Lưu trữ cho từ khóa: Củ kiệu

Dưa muối, củ kiệu để được bao lâu?

Ngày tết tôi hay mua rau củ quả về ngâm chua như hành, kiệu, dưa muối… Ăn rất ngon, tạo cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, có tài liệu nói nếu để lâu ngày món ngâm sẽ chứa nhiều độc tố. Tôi nên dùng theo thời gian ngâm thế nào cho tốt?  – Xuân Châu (TP.HCM)

dua-muoi-cu-kieu-de-duoc-bao-lau

Ảnh: Internet

Thực phẩm rau củ quả ngâm chua như hành, kiệu, dưa muối, salat dầu dấm… tốt cho sức khoẻ nếu được sản xuất chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh từ chọn lựa nguyên liệu đến dụng cụ chứa đựng, và cách lấy thực phẩm mỗi lần dùng (đũa, muỗng đều phải sạch sẽ). Thường những loại sản phẩm này nếu dùng kéo dài sẽ nhiễm tạp khuẩn khác và hư (như dưa khú…) không nên ăn.

BS NGUYỄN XUÂN MAI

(NGUYÊN PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN VỆ SINH – Y TẾ CÔNG CỘNG TP.HCM)

Theo SGTT.vn

Cá bống kho củ kiệu lạ miệng ngon cơm

Cá bống cát thấm vị cay của ớt, gắp một miếng cá kèm với củ kiệu giòn giòn rất lạ miệng, mùa đông ăn cùng cơm thật ngon

Nguyên liệu:

-300g cá bống cát
-1/4 bát con nhỏ củ kiệu tươi
-Muối, đường, dầu điều, nước mắm
-Ớt quả, hành, tỏi, hạt tiêu xanh.

ca-bong-kho-cu-kieu-la-mieng-ngon-com

Cách làm:

Bước 1:

-Cá bống cát đánh vảy sạch, móc bỏ mật, rửa sạch, để ráo. Ướp vào cá nửa thìa nhỏ muối, để khoảng 15 phút.

-Tỏi, hành khô, hạt tiêu xanh, giã mịn.

Bước 2:

-Củ kiệu tươi rửa sạch, để ráo. Nếu dùng củ kiệu ngâm dạng chua ngọt, bạn phải rửa qua nhiều lần nước cho bớt chua, để ráo.

Bước 3:

-Đun nóng một thìa canh nước mắm và một thìa canh đường, đun sôi đến khi đường chuẩn bị chuyển màu cánh gián thì cho phần tỏi, hành khô và hạt tiêu xanh đã giã ở bước 1 vào, dùng đũa đảo đều.

Bước 4:

-Xếp cá vào nồi, cầm tay cầm của nồi lắc đều, đậy kín nắp nồi và tắt bếp để khoảng 30 phút cho cá thấm.

Bước 5:

-Sau 30 phút, bật bếp, rưới vào nồi cá một thìa canh nước mắm và một thìa nhỏ màu dầu điều, ớt quả, tiếp tục đun sôi khoảng 10 phút thì mở nắp nồi ra và đun lửa nhỏ để cá thấm gia vị.

Bước 6:

-Đun tiếp khoảng 25 – 30 phút thì cho củ kiệu vào đun cùng, cầm tay cầm của nồi lắc đều, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn. Khi kho cá, bạn tuyệt đối không thêm nước lọc vì sẽ làm cá tanh và khi đậy kín nắp phần nước đường và nước mắm sẽ có nhiều nước rồi.

Bước 7:

-Đun đun thêm từ 10 đến 15 phút đến khi phần nước cá kho cạn bớt, bạn tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào, gắp cá ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm. Khi bạn cho củ kiệu vào kho cùng thì không đậy kín nắp, sẽ làm củ kiệu không giòn.

Theo Kienthucgiadinh.com.vn

The post Cá bống kho củ kiệu lạ miệng ngon cơm appeared first on Tin Sức Khỏe.

Phương pháp chữa bệnh từ củ kiệu

Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông dương khí, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực.

Kiệu là loại cây thảo, thân hành màu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông dương khí, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực. Chủ trị tức ngực, khó chịu ở vùng dạ dày, nôn mửa, kiết lỵ, ung nhọt lở loét... Ngoài việc muối kiệu để ăn, củ kiệu còn chữa được nhiều bệnh.

Ảnh minh họa

Chữa viêm mũi mạn tính: Dùng củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g nấu nước uống trong ngày.

Chữa đau thắt tim: Dùng củ kiệu 9g, qua lâu 18g, đan sâm 9g, khương hoàng 9g, ngũ linh chi 9g, quế chi 6g, đào nhân 9g, hồng hoa 9g, viễn chí 9g, trầm hương 3g (hoà vào sau). Sắc nước uống trong ngày.

Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Dùng củ kiệu 9g, sài hồ 9g, bạch thược 12g, chỉ thực 6g, cam thảo 4g. Sắc nước uống.

Chữa đi lỵ phân lẫn máu: Dùng củ kiệu 12g, hoàng bá 6g sắc nước uống. Hoặc dùng kiệu 1 nắm, thái nhỏ, nấu cháo ăn.

Chữa tiêu chảy, nôn khan không ngừng: Dùng kiệu 1 nắm, nước 500ml sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống.

Chữa hôn mê do trúng khí độc: Dùng kiệu giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào mũi.

Chữa lở ngứa: Dùng lá kiệu nấu nước rửa, hoặc giã nát đắp lên chỗ da bị bệnh.

Chữa bỏng: Dùng kiệu giã nhỏ, hoà với mật ong, vắt lấy nước bôi vào chỗ bị bỏng, giúp da chóng lành.

Lưu ý: Người phát nóng do "khí hư" hoặc "âm hư", mồ hôi ra nhiều, đầu đau không nên dùng độc vị.

Lương y Vũ Quốc Trung

(Theo Kiến thức)

Củ kiệu, vị thuốc hay

Những món ăn có củ kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam. Với kiệu, ngoài món muối chua còn có thể cho nhiều món ăn khác phối hợp với các thực vật hoặc động vật để nấu hoặc làm gỏi. Những món ăn có kiệu này đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh của dân ta, nhất là ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu có tên giới bạch, tiểu toán (tỏi nhỏ) tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Theo Đông y, kiệu có vị cay – đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, an thai, bổ trung, lợi thủy, sinh cơ.

Sau đây là một số cách dùng củ kiệu phòng chữa bệnh.

- Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, hai thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho hai thứ vào túi lụa ngâm vào rượu. Sau 1 tuần uống được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml có hoà thêm nước đun sôi để nguội.

- Tức ngực khó thở: Lấy 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát gạo kê thêm ít mì chính, dầu vừng rồi ăn.

- Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bầu dục lợn.

- Sưng đau cơ khớp: Củ kiệu giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng đắp lên chỗ sưng đau.

- Xích bạch lỵ: Củ kiệu 1 nắm nấu cháo.

- Bổ khí, điều hòa nội tạng: Hàng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

- Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào.

- Bỏng lửa, nước sôi: Kiệu lột bỏ vỏ ngoài, giã nát, trộn mật phết vào chỗ bị bỏng.

- Bỗng nhiên ngã hôn mê hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).

Lưu ý:Người khí hư không dùng kiệu. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Theo SK&ĐS