Lưu trữ cho từ khóa: chích ngừa

Đà Nẵng thiếu vắc-xin tiêm chủng

Do dự đoán số lượng trẻ em được tiêm chủng thiếu chính xác nên hàng ngàn trẻ từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi ở TP Đà Nẵng chưa được tiêm chủng ngừa bệnh theo đúng lịch trình là ngày 25 hằng tháng

Sáng 25-2, hàng ngàn bà mẹ tại TP Đà Nẵng đưa con đến các trạm y tế từ rất sớm để tiêm chủng phòng bệnh. Tuy nhiên, tại các trạm y tế thì hầu hết  được nhận câu trả lời: “Chưa có vắc-xin để tiêm chủng phòng bệnh”, vì thế chọ phải ôm con về nhà trong lo lắng.

tiemchung
Thất vọng ôm con ra về vì không có vắc-xin tiêm chủng. Ảnh: HOÀNG DŨNG

Hẹn tháng sau

Tại Trạm Y tế phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê), có trên 40 trẻ  được đưa đến để tiêm chủng phải ra về. Chị Trần Thị Hạnh (ngụ phường Thanh Khê Tây) cho biết con chị mới được hơn 1 tháng tuổi, lần này đưa đến để tiêm chủng ngừa lao nhưng cán bộ y tế phường bảo không có vắc xin và hẹn đến ngày 25-3.

Cùng thời điểm, tại Trạm Y tế phường Tân Chính (quận Thanh Khê), số trẻ em được đưa đến tiêm chủng rất đông nhưng cũng chịu chung cảnh ngộ. Theo giải thích của cán bộ y tế tại Trạm Y tế phường Tân Chính, do trong tháng 2-2013, Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng không đưa đủ vắc-xin về các trạm y tế nên họ cũng không biết phải làm sao. Những loại thuốc tiêm chủng đang thiếu, gồm: BCG (ngừa lao) dành cho trẻ mới sinh đến dưới 2 tháng tuổi và thuốc 5 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viên gan B và Hip) dành cho trẻ  từ 2 đến 5 tháng tuổi.

Thiếu ba loại vắc-xin quan trọng

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng, cho biết hiện Đà Nẵng thiếu 3 loại vắc-xin, gồm: Vắc-xin 5 trong 1, lao và bại liệt. Vắc-xin được phân phối về các đội y tế dự phòng ở quận, huyện. Các đội này sẽ phân bổ về các phường, xã nhưng ưu tiên cho những vùng xa trước. Chính vì vậy, trong ngày 25-2, có rất nhiều phường, xã trên địa bàn TP Đà Nẵng thiếu vắc-xin. Nhiều người dân mang con đến nhưng chưa được tiêm ngừa.
Bác sĩ Trần Bảo Ngọc, thư ký chương trình tiêm chủng mở rộng tại TP Đà Nẵng, cho hay trong ngày 25-2, vắc-xin bệnh lao thiếu 100 liều. Thiếu nhiều nhất là 2 loại vắc-xin 5 trong 1 và bại liệt, mỗi loại thiếu 1.100 liều.  Theo bác sĩ Ngọc, việc thiếu vắc-xin này phần lớn là do dự trù đối tượng tiêm ngừa chưa được chính xác. Bởi năm 2012, TP Đà Nẵng dự trù có hơn 16.000 trẻ được tiêm chủng.

Thế nhưng trong năm 2012, số trẻ tăng đến hơn 20.000. Bác sĩ Ngọc cho rằng nhiều người quan niệm sinh con trong năm rồng thì đứa trẻ “tốt số” nên số trẻ được sinh trong năm này tăng cao. Theo bác sĩ Ngọc, đến tháng sau, lượng vắc-xin sẽ được cung cấp đủ cho trẻ trên toàn TP.

Chuyển gấp vắc-xin đến Đà NẵngNgày 25-2, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết ngay sau khi có thông tin về việc thiếu vắc-xin ở Đà Nẵng, Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế khu vực miền Trung chuyển vắc-xin để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh của người dân địa phương. Hiện các loại vắc-xin thiếu hụt đã được yêu cầu chuyển tới các trạm y tế xã, phường trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Cùng ngày, GS-TS Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cũng khẳng định không có chuyện thiếu vắc- xin. Hiện vắc-xin tại các kho dự trữ vẫn đủ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ thuộc diện tiêm chủng miễn phí.

(Theo NLD)

Nam giới cũng phải chích ngừa ung thư cổ tử cung

“Ở Úc, Đức, Mỹ , Bắc Âu nam giới vẫn tiêm ngừa HPV – virút gây ung thư cổ tử cung”, GS Harald zur Hausen, giải Nobel Y học, chia sẻ khi đến Việt Nam.

* Người ta vẫn nghĩ “ung thư cổ tử cung không liên quan tới nam giới”. Trên thế giới việc tiêm văcxin này cho nam giới diễn ra như thế nào ?

GS Harald zur Hausen chia sẻ:

- Nam giới truyền virút ít nhất là cũng tương tự như nữ. Ở hầu hết các nước, nam tuổi từ 15-25 thường có nhiều bạn tình hơn nữ cùng độ tuổi, nên họ trở thành thủ phạm chính truyền virút trong giai đoạn này. Ở mỗi nước khác nhau việc tiêm văcxin cho bé trai có số liệu khác nhau. Tôi không có số liệu ở châu Á, nhưng hiện ở các nước như Úc, Đức, Mỹ hay vùng Bắc Âu là nơi có tỉ lệ nam giới tiêm ngừa HPV cao nhất.

nam-gioi-cung-phai-chich-ngua-ung-thu-co-tu-cung

* Thưa GS, độ tuổi hay hành vi chưa quan hệ tình dục là điều quan trọng nhất cần xem xét khi quyết định tiêm văcxin?

- Nên tiêm phòng cho cả nam và nữ cùng lứa tuổi nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm virút HPV (loại virút gây ra ung thư cổ tử cung). Tôi cho rằng khi tiêm văcxin sau quan hệ tình dục không đem lại nhiều lợi ích như trước khi quan hệ.

Người chưa quan hệ tình dục ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể có lợi từ việc tiêm văcxin này. Ai chưa có quan hệ tình dục trước hôn nhân nên tiêm văcxin trước khi kết hôn. Nếu chồng/vợ chưa từng quan hệ tình dục trước hôn nhân và cả hai sẽ không có bạn tình nào khác trong hôn nhân thì không cần tiêm văcxin.

Ở bất kỳ trường hợp nào cũng an toàn hơn rất nhiều khi tiêm ở tuổi 9-14. Với trường hợp ở Việt Nam, chính sách tốt nhất, rất rõ ràng là nên tiêm văcxin trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên.

* Có những khuyến cáo của các nhà khoa học là nên tiêm văcxin ngừa ung thư cổ tử cung cho mọi phụ nữ ở mọi lứa tuổi?

- Thật ra nếu bạn hỏi công ty sản xuất văcxin thì họ sẽ nói bất kỳ phụ nữ, ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tiêm ngừa vì đó là việc kinh doanh của họ. Nhưng tôi cho rằng sẽ không hiệu quả nhiều và tôi không khuyến khích điều đó. Nếu giá thành tiêm rẻ, kiểu như 50 xu – 1 USD/lần tiêm thì không nói, nhưng giờ giá thành vẫn còn mắc (ở Đức là 465 euro). Bởi vậy, xét về tính hiệu quả thì tiêm văcxin cho người trẻ chưa quan hệ tình dục mang lại lợi ích hơn rất nhiều.

(Theo Tuổi trẻ chủ nhật)

Bao lâu thì tiêm nhắc viêm gan B?

- Hỏi: Con trai tôi được 6 tuổi, đã tiêm ngừa viêm gan B được 4 lần (lúc mới sinh ra và liên tiếp 2 mũi tiếp theo và một mũi khi bé 1 tuổi). Vậy đến năm bé 6 tuổi thì có phải chích nhắc lại như người lớn hay để đến lúc 8 tuổi mới tiêm? Tiêm nhiều lần văcxin viêm gan B vào người có tốt không?

Lê Ngọc An (quận 3, TPHCM).


Ảnh minh họa

TS Phạm Như Hải trả lời:

Theo quan điểm của chương trình tiêm chủng quốc gia, sau 3 mũi tiêm ngừa viêm gan B thì không cần tiêm nhắc lại do tồn tại “trí nhớ miễn dịch” trong cơ thể người được chủng ngừa. Chính yếu tố này sẽ khởi phát cơ chế bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với virus viêm gan B ở những lần sau.

Tuy nhiên, trong thực hành lâm sàng, có một số trường hợp người được tiêm (cả người lớn lẫn trẻ em) đủ số mũi tiêm (theo quy định) vẫn có ngưỡng kháng thể thấp (AcHBs < 10mUI) do đó vẫn cần kiểm tra và nhắc lại khi cần thiết. Văcxin viêm gan B đã được chứng minh về tính an toàn qua hàng trăm thử nghiệm lâm sàng nên việc tiêm dư loại văcxin này vào người không gây những phản ứng bất lợi.

(Theo Bee)