Lưu trữ cho từ khóa: chuối xanh

Dùng chuối xanh chữa hắc lào

Bệnh hắc lào có thể chữa bằng một số bài thuốc cổ truyền, chẳng hạn như dùng chuối xanh, rau sam...

Hắc lào là bệnh ngoài da thường gặp khi khí hậu ẩm ướt, vệ sinh thân thể kém. Bệnh có thể lây thành dịch nếu ở tập thể và dùng chung quần áo, khăn mặt. Dưới đây là một số cách chữa theo Đông y.

- Dùng quả chuối tiêu xanh (còn có tên là chuối lùn, chuối và) xắt từng lát. Rửa sạch chỗ có hắc lào, cạo da rồi xát chuối xanh lên để cho vết hắc lào có mủ chuối tự khô.


- Lấy một lượng lớn rau sam rửa sạch, sắc đặc, gạn lấy nước cốt nấu với sáp ong, khi sáp ong chảy ra thì cho nhỏ lửa, cô thành cao, dùng cao này phết lên vết hắc lào.

- Lấy 12 gr bột long não, 100 gr rễ húng chanh giã nhỏ. Trộn thật đều hai vị trên rồi vắt một quả chanh vào thuốc này để bôi hằng ngày lên các vết hắc lào.

- Đốt mảnh gáo dừa rồi lấy nhựa bôi vào vết hắc lào.

- Hạt thảo quyết minh (muồng) 100 gr, khế chua 2 quả, 10 lá trầu, tất cả rửa sạch, giã nhuyễn bọc vào vải mùn, xát lên vết hắc lào.

77 mẹo vặt nội trợ tổng hợp

ội trợ là một công việc không thể thiếu của chị em phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. Một số mẹo vặt bếp núc sau đây hi vọng sẽ có ích cho mọi người:
1. Cách cán bột không bị dính

Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ.

Lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.

2. Cách xào thịt bò

Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

3. Luộc trứng không bị vỡ nứt

Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho muối vào luộc. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt và dễ bóc vỏ.

4. Rửa sạch bình thủy tinh

Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.

5. Dầu ăn trong nồi bốc lửa

Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.

6. Cách vắt chanh được nhiều nước

Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.

7. Cách khử cay ở tay

Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.

8. Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm

Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.

9. Cách chữa cơm sống

Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.

10. Làm ruột heo, bao tử heo

Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết.

Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đung một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập. Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.

11. Cách làm lươn

Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua. Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết. Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.

12. Cách làm ốc

Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết.

Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh. Ốc sẽ rơi ra hết. Bỏ phần ốc bùn phía cuối. Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.

13. Cách làm cá

Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy. Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.

14. Chiên cá

Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.

15. Nướng cá không bị tróc da

Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng. Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được. Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.

17. Nướng bánh mì lại cho dòn

Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.

18. Chiên khoai tây

Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng. Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai. Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng. Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn.

Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng. Khi chiên, khoai sẽ phông lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.

19. Giữ khoai không rã khi nấu

Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ. Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.

20. Khử mùi hôi của dầu phộng

Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa. Cho vào vài củ hành tím đập dập. (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).

21. Khử mùi hôi của thịt bò

Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắc lên thịt.

22. Tẩy mùi hôi lông của gà, vịt

Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.

23. Tẩy mùi xào nấu, mùi thịt cá

Đốt một miếng đường lên bếp. Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá. Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì.

Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.

24. Tẩy một số mùi khó bay

Mùi hành tỏi: Dùng bã café để chà xát.

25. Mùi Eau de Javel:

Lấy giấm rửa tay, rửa lại bằng nước ấm và thoa lại bằng một chút dầu thơm.

26. Vết vàng khói thuốc dính trên ngón tay:

Rửa tay bằng Eau de Javel hơi ấm.

27. Vết bút nguyên tử:

Dùng Alcool.

28. Các vết xám đen:

Dùng chanh.

29. Luộc rau xanh màu

Cho vào soong nước luộc vài giọt chanh hoặc giấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.

30. Nấu nước dùng cho trong

Nấu nước thật sôi mới cho thịt hoặc xương vào, không được đậy vung soong. Khi nước sôi lại thì bớt lửa và vớt bọt thường xuyên. Cho vào đó một củ hành tím đã nướng chín.

Nếu lỡ nước không trong thì dùng một khăn vải mỏng sạch lược lại, cho sang soong khác nấu sôi trở lại. Lấy một tròng trắng trứng đánh cho thật nổi đổ úp vào soong nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào trong lòng trắng trứng. Khi được, vớt tròng trắng trứng ra bỏ.

Nếu nấu nước thật sôi rồi bỏ thịt hoặc xương vào, như vậy thì chất ngọt còn giữ lại trong thịt, xương. Nếu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu thì chất ngọt của thịt và xương sẽ hoà vào nước dùng.

31. Đánh trứng gà không dính vào tô

Trước khi đánh trứng vào tô, hãy tráng qua tô một lớp nước lã.

32. Muốn trứng chiên được nổi phồng

Cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh trứng cho đều, nhớ đánh theo một chiều.

33. Quết tôm cho dai

Rửa tôm sạch, lau khô tôm trước khi quết. Khi tôm đã được quết nhuyễn thì nêm gia vị và cho vào một tròng trắng trứng, trộn đều và quết thêm một lúc cho tôm và trứng lẫn đều nhau.

34. Tẩy mùi cơm khê

Nếu cơm lỡ bị khê, ta nên cho vào cơm một cục than đang cháy hồng hoặc lấy một cái ca nhôm, nhúng nước rồi úp lên soong cơm.

35. Hấp cơm nguội cho ngon

Cơm nguội còn lại, không bị hư, muốn hấp lại, phải dùng tay ướt bóp cho hột cơm rời ra. Khi soong cơm mới nấu gần chín mới cho cơm nguội vào hấp (cơm nguội để hấp phải ít hơn lượng gại để nấu cơm).

Hấp được một lúc thì xới cơm dưới lên, trộn cơm nóng và cơm nguội đều nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín hẳn.

36. Cách luộc thịt

Muốn luộc thịt cho trắng, dai, ngon thì khi bắc nước sôi, ta cho vào một muỗng soup giấm chua.

Có nhiều loại thịt rất dai như thịt heo nái, gà, vịt đã đẻ nhiều. Muốn luộc cho mềm thì trước khi cho vào soong, nhớ lấy lá đủ đủ bọc kín.

37. Làm cho lòng heo được trắng và giòn

Khi luộc lòng heo, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào. Khi lòng đã chín tới thì vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội). Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.

38. Ram thịt cho mềm và ngọt

Khi ram thịt phải chờ cho chảo thật nóng, đổ dầu vào đợi cho sôi. Cho thịt vào chiên một mặt cho vàng rồi mới trở qua mặt khác. Lửa phải to và đều. Khi thấy thịt đã vàng đều thì cho lửa nhỏ dần, cho vào thịt một ít nước, đậy vung thật kín, để lửa riu riu. Khi xiên vào miếng thịt không thấy máu chảy ra là được. Làm cách này thịt sẽ ngon và mềm.

39. Rán mỡ để được lâu

Khi rán mỡ, đừng để quá lâu trên bếp. Nếu để cho mỡ vàng quá, mỡ sẽ mau có mùi khét.

40. Rán mỡ không bị bắn tứ tung

Cho một chút muối vào chảo mỡ khi rán.

Rán cá, đậu, thịt gì cũng làm theo cách trên sẽ tránh được cảnh bị mỡ bắn phỏng tay chân, mặt mũi.

41. Khi chảo mỡ bén lửa bốc cháy

Đừng bao giờ đổ nước lạnh để dập tắt lửa mà chỉ cần nhanh tay rút củi ra rồi đậy ngay nắp vung lên chảo.

42. Giữ khoai cho trắng

Khi luộc khoai, nên vắt vào vài giọt chanh trong lúc nước đang sôi để khoai không bị biến màu và có mùi vị đặc biệt. Trong lúc gọt khoai trước khi luộc, nên ngâm vào nước có vắt vài giọt chanh và tránh để khoai ngoài gió.

43. Để bắp chuối và chuối xanh không xám

Khi bào bắp chuối hoặc gọt chuối xanh, nên ngâm vào thau nước có vắt một trái chanh để không bị xám đen.

44. Xắt hành không cay mắt

Khi xắt hành, nên để thau nước bên cạnh để tránh bị cay mắt.

45. Để dao khỏi tanh

Dùng một lát chanh hoặc một lát cà rốt chùi lên lưỡi dao.

46. Giảm bớt vị mặn của thức ăn

Khi làm thức ăn, nếu lỡ bị mặn thì đừng đổ nước mà hãy thêm đường vào. Đường sẽ rút bớt chất mặn.

47. Nấu món ăn có pha rượu

Chia lượng rượu muốn cho vào thức ăn làm hai. Một phần cho vào thức ăn khi đang nấu, phần còn lại, khi thức ăn đã chín, sắp ăn mới cho vào, như vậy mới giữ được mùi thơm của rượu.

48. Khi nấu món ăn có bơ

Khi nấu không cần phải cho bơ ngay từ đầu. Khi chiên xào, ta dùng dầu hay mỡ, sau đó mới cho bơ nằm trên mặt dĩa thức ăn khi sắp ăn, như vậy mới giữ được mùi thơm của bơ.

49. Thử bơ hoặc pho mát

Cắt mốt miếng bơ hay pho mát nhỏ, cho vài giọt Iode. Nếu phó mát hay bơ có pha khoai lang hay bột gạo thì nó sẽ biến thành màu xanh biếc.

50. Để có cháo ăn sáng thật mau

Vo gạo chung với nếp để chừng 15-20 phút cho ráo nước. Đổ gạo vào bình thủy, đun nước thật sôi, chế vào đậy kỹ nước để trong một đêm. Sáng ra cháo sẽ chín nhừ. Nấu cháo đặc hay loãng tuỳ ý mà cho gạo theo ý muốn.

51. Giữ sữa tươi không bị đóng váng

Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể bị đóng váng vì trong sữa có chất Acide Lactique. Muốn cho sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa bột một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude). Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.

52. Bánh Gateâu chưa chín kỹ

Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, đừng chần chừ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc cho bánh chín.

53. Chữa bột quá nhão

Khi nhồi bột làm bánh, nếu lỡ bột quá nhão mà không muốn cho thêm bột khô, hãy lấy một cách khăn sạch, khô quấn bột vào đó và gói lại để khoảng 15-20 phút. Nếu bột quá nhão, bạn có thể để lâu hơn nữa hoặc có thể đem gói vào một cái khăn khác. Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn và bị bốc hơi bớt.

54. Chiên Bánh Không Bị Cháy

Thái nhỏ một ít khoai tây chiên trước trong khi chảo mỡ (hay dầu) sau đó hãy chiên bánh.

55. Cắt khoai tây thành lát không vỡ

Khi cắt khoai tây, hãy nhúng lưỡi dao vào nước sôi trước khi cắt.

56. Luộc khoaisọ, khoai môn, khoai mì

Khi luộc khoai sọ, khoai môn, khoai mì nên ngâm vài giờ trước khi luộc cho các độc tố trong khoai tan hết ra nước, sau đó luộc thật kỹ, không nên nướng. Đối với khoai mì, nên cắt bỏ hai đầu rồi mới bóc vỏ đem ngâm.

57. Khoai tây chiên không bị cháy

Trước khi chiên, hãy nhúng khoai tây vào nước muối pha loãng trong vài phút. Khi sử dụng khoai tây, nên nhớ không nên ngâm lâu trong nước vì như thế sẽ làm hủy đi sinh tố C chưá trong khoai tây. Nếu để dành khoai tây quá lâu, khoai cũng mất đi sinh tố này.

58. Sử dụng khoai lang như thế nào?

Khoai lang có nhiều sinh tố A và C. Có thể sử dụng khoai lang như khoai tây. Muốn giữ khoai lang để lâu mà không bị hư nên vùi khoai xuống cát và che mưa nắng. Khoai xắt lát, muốn để dành lâu, hãy lót khoai bằng trấu và bao quanh bằng phên tre cẩn thận.

59. Luộc rau đúng cách

Nấu nước sôi, cho vào một chút muối rồi thả rau vào ngay khi nước đang sôi. Nước sôi trở lại là vớt rau ra ngay, không nên luộc rau quá lâu, rau sẽ bị nhão và đỏ không ngon.

60. Hầm đậu rau mềm

Rửa đậu sạch và ngâm đậu trong nước. Sau đó rửa đậu lại cho sạch rồi cho vào soong, đổ nước ngập đậu rồi nấu. Lúc đầu để lửa lớn, khi sôi, đậy nắp kín, để lửa riu riu và lửa phải cháy đều. Từ đó không nên mở nắp soong hay khuấy đảo trong soong nữa.

61. Chiên thức ăn

Khi chiên thức ăn, cần phải đun dầu (mỡ) cho thật sôi mới cho thức ăn vào để chiên. Muốn chiên giòn những món ăn có nhiều bột như cá, tôm, cua lăn bột, khoai tây… cần phải để dầu, mỡ ngập thức ăn; để lửa vừa phải.

62. Kho thức ăn

Khi kho thức ăn nên đậy vung kín và để lửa riu riu. Khi kho cá, cần đun lâu hơn thịt.

63. Lột vỏ trái cây dễ dàng

Chỉ cần nhúng trái cây vào nước nóng và vớt ra ngay, trái cây sẽ dễ lột vô cùng.

64. Thử giấm

Lấy một chút giấm cho vào chén rồi nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào, nếu chuyển thành màu vàng là giấm tốt.

65. Giữ mỡ lâu hư

Phải để mỡ trong hũ thủy tinh, đậy kỹ, không cho nước lẫn vào mỡ. Khi mỡ được đổ vào hũ, cần phải đổ đầy, đừng để có khoảng trống cho không khí len vào.

66. Giữ bánh mì được lâu

Gói bánh mì vào bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh. Giữ bằng cách này có thể để bánh mì lâu cả tháng.

67. Muốn khế bớt chua

Xắt khế thành lát ngâm vào nước muối, sau đó vớt ra, cho vào chậu nước có pha một ít bột nở. Cuối cùng, rửa khế lại nhiều lần với nước.

68. Giữ cho dưa chuột được tươi lâu

Lấy một cái tô đựng nước rồi cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa. Mỗi ngày nhớ thay nước một lần.

69. Giữ cam, chanh, bưởi được lâu

Với các loại quả này, phải chọn quả còn cả cuống, bôi vôi lên đầu cuống và để vào chỗ thoáng mát.

70. Khử mùi hôi của soong, chảo

Soong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi. Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã café để chùi rửa mùi hôi sẽ hết.

71. Khử mùi hôi của tỏi, hành trong miệng

Ăn cơm xong, trong miệng nếu còn mùi hôi của tỏi hành rất khó chịu. Hãy nhai một ít bã trà, mùi hôi sẽ hết.

72. Muối dính dầu hôi

Ðem muối bỏ vào chảo để rang, dầu hôi sẽ bay hơi hết.

73. Ðánh trứng mau nổi

Khi đánh trứng, muốn cho mau nổi, chỉ cần cho vào một chút muối.

74. Chiên bánh phồng tôm cho giòn

Muốn chiên bánh phồng tôm cho giòn, phải để dầu thật sôi, và đợi khi gần ăn hãy chiên. Nếu chiên quá sớm phải cho vào bao nylon cột kỹ lại.

75. Tỏi dùng như thế nào

Tỏi là một gia vị rất tốt, có thể làm vị thuốc cho một vài loại bệnh thông thường. Muốn sử dụng tỏi đúng cách thì nên giã nhuyễn tỏi để ăn chứ đừng nên xắt lát.

76. Lấy bánh bông lan sao cho dễ

Muốn lấy bánh bông lan ở khuôn ra một cách dễ dàng và không làm bể bánh, bạn hãy để khuôn bánh vào nước lạnh, rồi đậy lên trên bánh một cái khăn ẩm. Khoảng 10 phút sau có thể lấy bánh ra nguyên vẹn một cách dễ dàng.

77. Ðể dành chanh đã dùng

Những trái chanh đã dùng một nửa hay một phần, muốn để dành mà không sợ bị ê hay bị khô, hãy úp mặt chanh đã bị cắt xuống một cái dĩa để sẵn một ít giấm chua, chanh sẽ lâu hư.

Làm dâu… 30 ngày!

Ba năm sau ngày cưới, đến Tết này nữa là Hạnh làm dâu đúng nghĩa khoảng… 30 ngày.

 

Mỗi lần hàng xóm hỏi chuyện con dâu, bà Hoa, mẹ chồng Hạnh, luôn lắc đầu: “Ôi, con dâu thời nay chỉ biết học hành, công việc thôi, còn chuyện nhà thì tệ lắm. Con dâu mà một năm chỉ về nhà ba mẹ chồng được 3 ngày Tết, làm gì hiểu nhau mà nhận xét!”.Làm dâu ngày nay có sướng?

Tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm hơn một năm thì Hạnh lên xe hoa về nhà Nam. Con gái cưng ở thành phố lấy chồng quê xa, phải làm quen với những công việc nhà và nhiều phong tục tập quán ở quê chồng khiến Hạnh nhiều phen dở khóc dở cười.

Hạnh phải dậy sớm phụ mẹ nấu cơm cho cả nhà ăn rồi ra ruộng. Ở quê nấu củi nên Hạnh cứ lo giữ lửa mà không thăm chừng cơm, đến khi giở nắp thì nồi cơm đã khét đen! Lúc đó Nam vội chạy ra chợ mua chục gói xôi “viện trợ”. Bà Hoa không than phiền nhưng bảo Hạnh: “Con không biết thì phải hỏi!”.

Vì công việc đang hái ra tiền ở thành phố và lo sợ con gái rượu không chịu đựng nổi chuyện làm dâu nên non một tháng sau cưới, mẹ Hạnh bàn với sui gia cho vợ chồng Nam-Hạnh về thành phố ở rể. Mỗi năm, vợ chồng Hạnh cùng về sum họp với gia đình chồng chỉ 3 ngày Tết.

Tết đầu tiên về làm dâu, Hạnh gặp lúc mẹ chồng chuẩn bị gói bánh tét. Vì ai cũng bận đồng áng nên Hạnh phụ rọc lá chuối. Vì sợ, Hạnh không dám hỏi nên cây chuối nào có lá to là Hạnh cắt hết, dù là lá non, chỉ chừa lại thân chuối chơ vơ. Vườn chuối xanh tươi bỗng chốc tả tơi như sau bão dữ. Bà Hoa chỉ biết lắc đầu, Hạnh giọng run run xin mẹ đừng giận để rút kinh nghiệm năm sau.

Sáng 30 Tết, mẹ chồng bảo Hạnh: “Mẹ đã cắt cổ con gà xong, con bắc nước sôi để nhổ lông gà. Nhớ là rửa gà sạch mới mổ ruột và đem luộc nha con. Mẹ ra chợ mua một ít trái cây và rau cải đây”.

Nghe mẹ dặn, Hạnh tá hỏa: “Chưa bao giờ mình ghé mắt xem mẹ làm gà, bây giờ làm sao nhặt lông, mổ gà? Gà cúng phải mổ cho còn nguyên con, làm thế nào bây giờ?”. Mẹ chồng đi rồi, cô cầu cứu chồng nhưng cả hai chỉ biết vò đầu bứt tóc, mãi bên con gà mà vẫn chưa tìm được cách “xử lý”.

Hạnh quýnh quáng giục chồng phụ nhổ lông gà. Do nhúng gà trong nước sôi lâu quá và nhổ lông không đúng chiều nên da gà tuột theo lông gà luôn; chỉ sạch lông to còn lông con thì vẫn tua tủa. Không muốn vợ “mất điểm” trước gia đình, Nam liền chạy ra chợ mua ngay con gà rồi thuê người làm lông, mổ giúp".

Hạnh đang lui cui bỏ con gà “tác phẩm” của cô vào bao ni lông cho chồng mang đi thủ tiêu thì mẹ chồng về. Nghe bà hỏi: “Luộc gà xong chưa con?”, Hạnh giật bắn người và làm rớt bịch gà xuống đất. Hạnh đành thú thật: “Mẹ ơi, con không biết làm gà!”. Mẹ chồng Hạnh thở dài: “Không biết sao không nói để mẹ làm. Giờ sao kịp cúng đây!”….

Sau những lần như vậy, Hạnh học thêm được một vài kỹ năng nội trợ. Tiếc một nỗi, vợ chồng Hạnh ở thành phố, mỗi năm về quê chồng làm dâu 3 ngày Tết, Hạnh cố gắng đến mấy cũng chỉ làm quanh quẩn vài việc con con đó mà thôi.

Thực phẩm trị bệnh loét dạ dày

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày.

Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều

Viêm loét dạ dày gồm các cơn đau do viêm hoặc loét dạ dày hoặc tá tràng.  Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng đầy bụng, ăn khó tiêu, đau vùng thượng vị, có thể đau lan ra hông sườn, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Ở một số người, có thể do ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, tiêu hóa kém dễ sinh ra hàn thấp hoặc thấp nhiệt ở dạ dày.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cảm xúc tiêu cực hại dạ dày

Trong thời đại công nghiệp, cuộc sống nhiều áp lực, con người thường phải gánh chịu nhiều căng thẳng, lo âu. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài tác động xấu lên hệ thần kinh thực vật làm rối loạn hoạt động tiết dịch và vận động ở dạ dày.

Điều này cũng làm rối loạn tiêu hóa, ăn kém, ăn không tiêu, thức ăn ứ đọng cũng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.  Ngày nay, những cảm xúc tiêu cực, thường gọi là stress, là một yếu tố quan trọng gây bệnh.

Theo y học hiện đại, bên cạnh một số trường hợp loét gây ra do dùng lâu dài những loại thuốc kháng viêm non-steroid như aspirin, ibuprofen, tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày hoặc tá tràng là loại vi khuẩn HP.

Mặt khác, y học hiện đại cũng đề cập hội chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến những yếu tố tâm lý. Người bệnh cũng có một số triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày như đầy bụng, ăn kém, đau vùng thượng vị...

Tuy nhiên, qua xét nghiệm, người ta không thấy loét hoặc không tìm được HP trong ống tiêu hóa. Nếu không được giải quyết, rối loạn khí hóa ban đầu sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.

Ăn thực phẩm thô

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt.

Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất, cho việc tiêu hóa thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống ôxy hóa quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỉ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính.

Ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng magnesium, selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả.

Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hữu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bữa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày.

Lớp tế bào này tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại.  Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau: Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8 g.

Không nên uống nước súp trong bữa ăn

Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hóa cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước súp, nước canh trong bữa ăn. Bù lại, cách xa bữa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh súp.

Uống nước ép hoa quả có tác dụng điều hòa sự co bóp ở dạ dày và kích thích sự tái tạo các tế bào màng nhầy để chữa vết loét. Người bị loét dạ dày không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.

Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hòa cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh.

                                                          Theo Người Lao Động

Không biết thì hỏi

Ba năm sau ngày cưới, đến Tết này nữa là Hạnh làm dâu đúng nghĩa khoảng… 30 ngày. Mỗi lần hàng xóm hỏi chuyện con dâu, bà Hoa, mẹ chồng Hạnh, luôn lắc đầu: “Ôi, con dâu thời nay chỉ biết học hành, công việc thôi, còn chuyện nhà thì tệ lắm. Con dâu mà một năm chỉ về nhà ba mẹ chồng được 3 ngày Tết, làm gì hiểu nhau mà nhận xét!”. Làm dâu ngày nay có sướng?

Tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm hơn một năm thì Hạnh lên xe hoa về nhà Nam. Con gái cưng ở thành phố lấy chồng quê xa, phải làm quen với những công việc nhà và nhiều phong tục tập quán ở quê chồng khiến Hạnh nhiều phen dở khóc dở cười.

Hạnh phải dậy sớm phụ mẹ nấu cơm cho cả nhà ăn rồi ra ruộng. Ở quê nấu củi nên Hạnh cứ lo giữ lửa mà không thăm chừng cơm, đến khi giở nắp thì nồi cơm đã khét đen! Lúc đó Nam vội chạy ra chợ mua chục gói xôi “viện trợ”. Bà Hoa không than phiền nhưng bảo Hạnh: “Con không biết thì phải hỏi!”.

Ảnh minh hoạ: Internet

Vì công việc đang hái ra tiền ở thành phố và lo sợ con gái rượu không chịu đựng nổi chuyện làm dâu nên non một tháng sau cưới, mẹ Hạnh bàn với sui gia cho vợ chồng Nam-Hạnh về thành phố ở rể. Mỗi năm, vợ chồng Hạnh cùng về sum họp với gia đình chồng chỉ 3 ngày Tết.

Tết đầu tiên về làm dâu, Hạnh gặp lúc mẹ chồng chuẩn bị gói bánh tét. Vì ai cũng bận đồng áng nên Hạnh phụ rọc lá chuối. Vì sợ, Hạnh không dám hỏi nên cây chuối nào có lá to là Hạnh cắt hết, dù là lá non, chỉ chừa lại thân chuối chơ vơ. Vườn chuối xanh tươi bỗng chốc tả tơi như sau bão dữ. Bà Hoa chỉ biết lắc đầu, Hạnh giọng run run xin mẹ đừng giận để rút kinh nghiệm năm sau.

Sáng 30 Tết, mẹ chồng bảo Hạnh: “Mẹ đã cắt cổ con gà xong, con bắc nước sôi để nhổ lông gà. Nhớ là rửa gà sạch mới mổ ruột và đem luộc nha con. Mẹ ra chợ mua một ít trái cây và rau cải đây”.

Nghe mẹ dặn, Hạnh tá hỏa: “Chưa bao giờ mình ghé mắt xem mẹ làm gà, bây giờ làm sao nhặt lông, mổ gà? Gà cúng phải mổ cho còn nguyên con, làm thế nào bây giờ?”. Mẹ chồng đi rồi, cô cầu cứu chồng nhưng cả hai chỉ biết vò đầu bứt tóc, mãi bên con gà mà vẫn chưa tìm được cách “xử lý”.

Hạnh quýnh quáng giục chồng phụ nhổ lông gà. Do nhúng gà trong nước sôi lâu quá và nhổ lông không đúng chiều nên da gà tuột theo lông gà luôn; chỉ sạch lông to còn lông con thì vẫn tua tủa. Không muốn vợ “mất điểm” trước gia đình, Nam liền chạy ra chợ mua ngay con gà rồi thuê người làm lông, mổ giúp".

Hạnh đang lui cui bỏ con gà “tác phẩm” của cô vào bao ni lông cho chồng mang đi thủ tiêu thì mẹ chồng về. Nghe bà hỏi: “Luộc gà xong chưa con?”, Hạnh giật bắn người và làm rớt bịch gà xuống đất. Hạnh đành thú thật: “Mẹ ơi, con không biết làm gà!”. Mẹ chồng Hạnh thở dài: “Không biết sao không nói để mẹ làm. Giờ sao kịp cúng đây!”….

Sau những lần như vậy, Hạnh học thêm được một vài kỹ năng nội trợ. Tiếc một nỗi, vợ chồng Hạnh ở thành phố, mỗi năm về quê chồng làm dâu 3 ngày Tết, Hạnh cố gắng đến mấy cũng chỉ làm quanh quẩn vài việc con con đó mà thôi.

Bánh mướt quê tôi

Trời đổ mưa như trút nước. Nỗi nhớ nhà trào dâng trong lòng người con xa xứ. Mưa khiến tôi thèm một đĩa bánh mướt hun hút khói - món bánh quê bình dị, giản đơn đã gắn liền với tuổi thơ tôi. Món bánh nuôi tôi lớn trong những ngày mưa gió não nề.

 

Những ngày cuối năm này, Sài Gòn cũng se se lạnh. Cứ đến buổi chiều, trời lại mưa ào ào. Cảm giác khi khoác chiếc áo dài tay mỗi lúc ra đường ban đêm làm lòng tôi bất giác nao nao một nỗi nhớ nhà da diết. Quê tôi vừa trải qua những trận giông bão, đã có bao nhiêu người ra đi không trở về...
Mưa Sài Gòn bất trợt đến rồi đi, không giống như ở miền Trung quê tôi, mưa dầm dề, mưa từ ngày này sang ngày khác. Mưa Sài Gòn, dẫu vậy, vẫn khiến tôi nhớ đến đĩa bánh mướt hun hút khói. Nhớ đến nao lòng.

Cái tên bánh nghe thật lạ tai. Có lẽ không nơi đâu có bánh mướt, ngoại trừ quê tôi. Nó được xem là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ - Tĩnh. Thoạt nhìn, bánh mướt quê tôi giống với bánh cuốn miền Bắc và bánh ướt miền Nam. Nhưng ở bánh mướt có những nét riêng không trộn lẫn vào đâu được.

Tôi không biết bánh mướt quê tôi có từ bao giờ, chỉ biết rằng đó là món ăn sáng thường trực của người dân quê nghèo, lam lũ. Đặc biệt, vào những ngày mưa gió kéo dài lê thê, món bánh ấy trở thành món ăn chính cho mọi gia đình. Trời mưa, có một đĩa bánh mướt trắng muốt bốc khói, sực nức mùi hành tăm được phi thơm, vàng ruộm, ăn kèm chén nước mắm thì còn gì thích thú bằng. Siêng thì tự đổ bánh, còn không thì mua bánh ở chợ.

Mỗi lần mẹ tôi đi chợ về, bao giờ trong làn cũng phải kèm một chục bánh mướt gói trong miếng lá chuối xanh um, thơm ngào ngạt.

Đó cũng là món quà quê một thời đói khổ mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng háo hức chờ đợi. Bánh mướt quê tôi bây giờ không chỉ là bữa ăn sáng mà còn được dùng làm bữa ăn chính trong những ngày đám đình, giỗ chạp hay có khách tới chơi nhà.

Bánh được ăn kèm với nhiều thứ: Thịt nướng, lòng heo, chả giò, hay tô thịt chó. Nếu không thì có thể ăn chung với nước sốt cà chua kèm thịt luộc cũng rất ngon... Bánh còn được cho thêm thịt heo, giá, nấm mèo vào làm nhân. Khác với ngày trước chỉ là chiếc bánh trắng có rưới một lớp hành phi lên trên, thêm một chén nước mắm chanh, tỏi, ớt là đã thú vị rồi.

Nhưng tôi lại thích ăn bánh mướt chấm mắm tôm hơn. Cái mùi vị của mắm tôm đối với nhiều người không mấy thiện cảm, nhưng mà tôi vẫn "khoái" mới lạ. Có vẻ với tôi lúc này, có một đĩa bánh mướt chấm chút mắm tôm, cho vào miệng nhấm nháp thì thật là hết ý.

Mẹ tôi thường nói, mắm tôm phải cho nhiều nước cốt chanh, thêm ớt xắt lát mỏng, một chút bột ngọt, đường rồi đánh mạnh cho nó bọt ăn mới ngon. Vị mằn mặn của mắm tôm cộng với vị chua chua của chanh, mùi thơm ngào ngạt của hành tăm phi và độ dai dai mà vẫn mềm mại, béo ngậy của miếng bánh mướt khiến người ta không thể quên được. Tất cả như được hòa quyện để rồi tan ra trên đầu lưỡi. Nghĩ đến đã thấy nôn nao.

Nguyên liệu làm bánh mướt đơn giản nhưng cách làm hơi cầu kỳ một chút. Thực ra làm bánh mướt không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Bột làm bánh phải được làm từ gạo tẻ, đem ngâm nước trong nhiều giờ liền sau đó mới mang đi xay nhuyễn. Ngày trước, khi đời sống còn vất vả, muốn xay bột làm bánh phải xay bằng cối đá. Nhớ ngày đó, mỗi lần thèm bánh, cả nhà tôi lại xúm xít đâm đâm, giã giã bột đến mệt lả người. Khi những chiếc bánh hoàn thành thấy lòng mình cũng xao xuyến một cảm giác khó tả.

Chính vì thế, những người làm nghề bán bánh mướt thường phải thức khuya dậy sớm để đổ bánh cho kịp đi chợ. Còn ngày nay, khi đời sống phát triển hơn thì cối đá ít còn ai sử dụng nữa. Người ta xay bằng máy móc hiện đại, vừa đỡ tốn thời gian mà bột cũng nhuyễn hơn. Bột sau khi xay xong, muốn được ngon thì phải lắng tiếp trong khoảng 2 giờ nữa, có như thế, khi tráng, bánh mới phồng lên và có độ dai dai, mịn mịn. Bí quyết có đĩa bánh mướt ngon nằm ở cách người ta ngâm hay ủ bột.

Bột sau khi đã đạt yêu cầu thì mới đem đi tráng. Đầu tiên, người làm bánh sẽ cho thật nhiều nước vào xoong. Trên miệng xoong, bọc kỹ một lớp vải lụa mỏng màu trắng. Bắc xoong lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, múc một muỗng bột vừa phải tráng đều lên trên tấm vải, phải đều tay cán bột thành một lớp mỏng. Giai đoạn này đòi hỏi sự khéo léo rất cao của người làm bánh nếu không bánh sẽ quá dày, không chín hay bị nhão không cuộn lại được. Lửa phải lớn, đều, vì thế, người làm bánh thường sử dụng bếp củi để tiếp kiệm hơn.

Hơi nước bốc lên xuyên qua tấm vải sẽ làm bánh chín chỉ sau 2 - 3 phút. Để cuộn tròn bánh lại thì cần một chiếc đũa dài, có bản rộng bằng ngón tay cái (quê tôi gọi là đũa bếp), cuốn từ từ như cuộn trứng chiên. Sau đó lấy ra xếp vào một cái rổ lớn có lót sẵn lá chuối tươi, cứ một lớp bánh thì rưới một lớp hành tăm đã phi sẵn lên trên mặt bánh.

Cách phi hành không có gì đặc biệt, nhưng phải chú ý làm sao đừng để hành cháy, nếu không bánh sẽ đắng. Bánh phải có mỡ hành thì mới dậy mùi thơm. Nếu không có hành tăm thì có thể sử dụng hành tím, nhưng với người dân Nghệ - Tĩnh, bánh mướt phải có hành tăm mới gọi là bánh mướt.

Đến bây giờ, mỗi lần có dịp về quê, món đầu tiên mẹ thường "đãi" chị em tôi vẫn là bánh mướt lòng heo. Chuyện đó đã trở thành một thói quen cố hữu rồi. Quê tôi, thị trấn Nam Đàn là nơi nổi tiếng về món bánh này. Nơi đó, có những làng bánh mướt rất nổi tiếng, nhiều gia đình còn lấy đó làm nghề gia truyền. Vì bánh mướt được làm từ bột gạo nên chỉ để được trong ngày, không mang đi xa được. Có lẽ vì thế mà ngoại trừ người dân Nghệ - Tĩnh ra, có rất ít người biết đến món bánh này. Thấy nhớ nhà, nhớ món bánh mướt nhưng không đâu ở Sài Gòn này tìm được món bánh đặc trưng như thế.

Trời đổ mưa như trút. Tôi vẫn chộn rộn một cảm giác thèm thuồng đến lạ, đâu đó như văng vẳng câu hát dân quê...

Ai về chợ huyện Sa Nam

Nhớ ăn bánh mướt cô nàng đong đưa

Ăn năm cái bánh no vừa

Ăn mười chiếc bánh no cả trưa lẫn chiều

Ăn rồi anh ngỏ lời yêu

Cô nàng cắp thúng mà theo anh về...

Meo.vn (Theo Món Ngon Việt Nam)

3 món ăn từ ba ba giúp chàng dũng mãnh

Theo y học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, có thể chữa các bệnh rong kinh, ra nhiều huyết, nam giới yếu thận, bị di tinh, mộng tinh, tăng cường sinh lực.

Ba ba nấu chuối xanh, đậu phụ: ba ba 1 con khoảng 1,5kg, đậu phụ 500g, chuối xanh 5 quả, tía tô, hành, gia vị, nước mẻ, nước đủ dùng. Ba ba rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Đậu phụ thái miếng, rán chín vàng. Chuối xanh bỏ vỏ, xắt miếng, ngâm nước. Hầm ba ba nhỏ lửa đến khi chín mềm là dùng được. Cho đậu và chuối vào xào chín. Sau đó đổ chuối đậu, nước mẻ vào nồi thịt ba ba, đun sôi là ăn được.

Ba ba nấu rượu vang: ba ba 1 con, thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ 100g, xương lợn 500g, hành, tía tô, lá lốt, mẻ, gừng, gia vị, đường, rượu vang đủ dùng. Xương lợn rửa sạch, ninh nhừ để làm nước dùng. Ba ba rửa sạch, chặt miếng. Phi thơm hành tỏi rồi cho ba ba vào rang cháy cạnh, nêm gia vị, đường và đổ một ít rượu vang, nước dùng từ xương lợn vào đun nhỏ lửa đến khi thịt ba ba chín mềm bắc xuống, dùng nóng.

Ba ba hấp đông trùng hạ thảo: ba ba 1,2kg, đông trùng hạ thảo 10g, rượu trắng 20g, gia vị, hành, tỏi đủ dùng. Ba ba làm sạch, chặt miếng. Đông trùng hạ thảo ngâm, rửa sạch. Cho các thứ trên vào nồi hấp chín là được. Nên ăn trong vòng 7 ngày. Món ăn trị chứng di tinh, huyết trắng ra nhiều.    

(Theo suckhoedoisong)

Đông y chữa bệnh hiệu quả cao. Tham khảo thông tin tại địa chỉ: Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn - Lô 22 - Đường Lê Hồng Phong - Hải Phòng