Lưu trữ cho từ khóa: tiêu đờm

Cải xanh có tác dụng tiêu đờm do lạnh

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày, cách chế biến đa dạng như ăn sống, muối dưa hay nấu canh với cá, thịt, tôm…

troi-lanh
Cải canh vị cay, ôn có tác dụng tiêu đờm do lạnh rất tốt.

Trong y học cổ truyền, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy, chất sinigrosid. Lá có protid, lipid, glucid, celulose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe. Cải xanh muối dưa có nước, protid, acid lactic, chất xơ, vitamin B, C… Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch… Liều dùng: 4 – 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh kéo vướng phổi, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.

Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp: hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, với rượu trắng hâm nóng.

Trừ độc, tiêu nhọt: hạt cải canh, hành ta, liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu. Hoặc hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hòa đều, đắp chỗ nhọt mới phát.

Dưa cải muối chua và nước dưa cải: dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc khi dùng nhiều kháng sinh đường uống để tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột. Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên dùng làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan cấm uống.

(Theo SKDS)

Rau khúc trị hen suyễn, tiêu đờm

Rau khúc là cây mọc hoang ở nhiều vùng trên đất nước ta. Nhiều nhất là mọc ở vùng ruộtng khô ở miền Bắc. Cây rau khúc dùng để làm bánh và làm thuốc là cây rau khúc nếp vì còn một loại khúc khác là rau khúc tẻ. Rau khúc nếp có vị ngọt, tính bình có tác dụng trị ho, tiêu đờm rất tốt.

Một số bài thuốc trị bệnh từ cây rau khúc

  1. Trị chứng viêm họng, sưng đau khó nuốt: Lấy một nắm rau khúc nếp tươi rửa thật sạch, nhai nát cùng với vào hạt muối rồi nuốt từ từ nước thuốc này. Ngày nhai 3 – 4 lần sẽ cho kết quả tốt.
  2. Trị chứng ho: Khi bị ho lấy khoảng 15g rau khúc tươi rửa sạch sắc với 300ml nước còn 100ml thì chia ra uống làm 3 lần trong ngày. Chỉ cần uống 3 – 5 hôm là khỏi.
  3. Trị chứng hen suyễn: Lấy một nắm rau khúc tươi rửa sạch vò nát, một miếng gừng giã dập. Cả hai thứ cho vào siêu đất, đổ 500ml nước, sắc còn 200ml thì chia uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc nước thuốc còn ấm là tốt nhất.
  4. Trị chứng cảm sốt: Khi bị cảm sốt, đau đầu, mệt mỏi có thể dùng khoảng 30g rau khúc phơi khô, 10g hành củ, 10g gừng tươi sắc cùng nước, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày cho kết quả tốt.

Theo TPO

Lá xương sông trị ho tiêu đờm

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em…

Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông:

Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).

Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.

(suckhoe-doisong)

Một số phươngpháp đơn giản chữa bệnh răng miệng

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiKhi bị rộp miệng, bạn hãy cắt vài lát gừng, cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết. Việc nhai sống lá hoặc củ tỏi cũng đem lại tác dụng này.

Sau đây là một số cách chữa bệnh răng miệng dễ thực hiện khác:

1. Chống sâu răng

- Súc miệng bằng nước chè: Trong lá chè có chất làm chắc răng. Nước chè có chất kiềm, có thể trung hòa axit, chống sâu răng và một số loại vi khuẩn gây bệnh.

- Súc miệng bằng nước muối: Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2-3 lần, có thể phòng chống bệnh chảy máu lợi.

- Ăn táo tây thường xuyên: Trong táo có chất cellulose (một loại hyđrat cácbon gồm các đơn vị đường glucose kết hợp), giúp làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, khi ăn xong nên súc miệng vì trong táo có nhiều đường lên men, dễ làm hỏng răng.

2. Khử mùi hôi trong miệng

Sau khi ăn tối (nhất là dùng thức ăn có tỏi), miệng thường rất hôi. Để khử hết mùi, có thể dùng các cách sau:

- Nhai một ít lá chè tươi hoặc uống một cốc chè đặc, mùi hôi sẽ mất ngay.

- Uống một cốc sữa bò.

- Súc miệng nước muối để diệt các loại vi khuẩn làm hôi miệng.

3. Chữa sưng và đau họng

- Dùng giấm và nước lượng bằng nhau để súc miệng.

- Lấy muối rang khô, chín già, giã nhỏ, thổi vào trong họng rồi nhổ nước bọt ra.

- Ăn lê thường xuyên.

- Giằm nát quả mướp non, lấy nước súc miệng thường xuyên.

- Lấy xì dầu (1 thìa canh) súc miệng, khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2-3 lần sẽ thấy tác dụng. Khi súc miệng, cố gắng ngửa đầu ra sau để xì dầu tiếp xúc với họng.

4. Tiêu đờm, chữa ho

- Vỏ cây dâu 10 g, cam thảo 5 g, lá tre 5 g. Tất cả rửa sạch, sắc lên để uống. Bài thuốc này giúp tiêu đờm vào buổi sáng sớm.

- Vỏ bí đao phơi sương, cho đường vào nấu thành canh để uống, có tác dụng chữa ho.

- Gừng một miếng thái nhỏ, trứng gà 1 quả. Cho gừng vào đánh với trứng, rán lên ăn nóng, ngày 2 lần. Thuốc có tác dụng chữa ho rất tốt.

5. Chữa khản giọng

- Nếu bị khản giọng do cảm hoặc viêm họng mạn tính, có thể dùng 100 g giấm ăn để luộc một quả trứng gà (trong khoảng 15 phút), sau đó ăn trứng, uống giấm, chỉ 1-2 lần là khỏi.

- Trước khi đọc diễn văn, có thể uống nước muối nhạt để tránh bị khản giọng.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Lá xương sông chữa u vú

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em…

Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông:

Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Cảm cúm nhức đầu sổ mũi, đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g, tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g, cam thảo 12g, sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Xươn sông thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen
Xươn sông thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen

Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng, nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g, hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).

Người cao tuổi bị đau răng nhức răng, tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g, hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi. 

Tác dụng của vỏ trái cây

Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen vứt vỏ đi mà không biết vỏ hoa quả là loại 'thuốc hay' có thể phòng chống bệnh tật.

1. Vỏ dưa hấu

Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

2. Vỏ bí đao

Có công dụng thanh nhiệt và có thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng, khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân để trị chân có mùi hôi.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

3. Vỏ dưa chuột

Một số người khi ăn dưa chuột thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Những người họng thường xuyên bị đau có thể dùng vỏ dưa chuột làm thuốc rất tốt.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

4. Vỏ chuối

Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.

Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm làm đẹp rất tốt.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

5. Vỏ táo

Vỏ táo có tác dụng làm se da, lấy 30 gr vỏ táo tươi sắc nước hoặc dùng để pha trà, có thể trị axit dạ dày quá nhiều, nhiều đờm.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

6. Vỏ lê

Vỏ lê có tính hàn vị chua, có tác dụng mát tim phổi, trừ hoả tiêu đờm. Dùng 30gr vỏ lê sắc nước uống có tác dụng tĩnh tâm nhuận phổi, chữa ho có đờm. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. Vỏ lê tươi sắc nước uống nhiều lần có thể thanh độc tiêu viêm.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

7. Vỏ bưởi

Có thể lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

8. Vỏ quýt  

Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn... Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.  

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Thiên Bảo

Tổng hợp từ 39

Một số phương pháp đơn giản chữa bệnh răng miệng

Khi bị rộp miệng, bạn hãy cắt vài lát gừng, cho vào miệng nhai nhỏ, vết rộp sẽ nhanh hết. Việc nhai sống lá hoặc củ tỏi cũng đem lại tác dụng này.

Sau đây là một số cách chữa bệnh răng miệng dễ thực hiện khác:

1. Chống sâu răng

- Súc miệng bằng nước chè: Trong lá chè có chất làm chắc răng. Nước chè có chất kiềm, có thể trung hòa axit, chống sâu răng và một số loại vi khuẩn gây bệnh.

- Súc miệng bằng nước muối: Mỗi ngày dùng nước muối nhạt súc miệng 2-3 lần, có thể phòng chống bệnh chảy máu lợi.

- Ăn táo tây thường xuyên: Trong táo có chất cellulose (một loại hyđrat cácbon gồm các đơn vị đường glucose kết hợp), giúp làm sạch cầu răng lợi, phòng chống các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, khi ăn xong nên súc miệng vì trong táo có nhiều đường lên men, dễ làm hỏng răng.

2. Khử mùi hôi trong miệng

Sau khi ăn tối (nhất là dùng thức ăn có tỏi), miệng thường rất hôi. Để khử hết mùi, có thể dùng các cách sau:

- Nhai một ít lá chè tươi hoặc uống một cốc chè đặc, mùi hôi sẽ mất ngay.

- Uống một cốc sữa bò.

- Súc miệng nước muối để diệt các loại vi khuẩn làm hôi miệng.

3. Chữa sưng và đau họng

- Dùng giấm và nước lượng bằng nhau để súc miệng.

- Lấy muối rang khô, chín già, giã nhỏ, thổi vào trong họng rồi nhổ nước bọt ra.

- Ăn lê thường xuyên.

- Giằm nát quả mướp non, lấy nước súc miệng thường xuyên.

- Lấy xì dầu (1 thìa canh) súc miệng, khoảng 1 phút thì nhổ ra, làm liên tục 2-3 lần sẽ thấy tác dụng. Khi súc miệng, cố gắng ngửa đầu ra sau để xì dầu tiếp xúc với họng.

4. Tiêu đờm, chữa ho

- Vỏ cây dâu 10 g, cam thảo 5 g, lá tre 5 g. Tất cả rửa sạch, sắc lên để uống. Bài thuốc này giúp tiêu đờm vào buổi sáng sớm.

- Vỏ bí đao phơi sương, cho đường vào nấu thành canh để uống, có tác dụng chữa ho.

- Gừng một miếng thái nhỏ, trứng gà 1 quả. Cho gừng vào đánh với trứng, rán lên ăn nóng, ngày 2 lần. Thuốc có tác dụng chữa ho rất tốt.

5. Chữa khản giọng

- Nếu bị khản giọng do cảm hoặc viêm họng mạn tính, có thể dùng 100 g giấm ăn để luộc một quả trứng gà (trong khoảng 15 phút), sau đó ăn trứng, uống giấm, chỉ 1-2 lần là khỏi.

- Trước khi đọc diễn văn, có thể uống nước muối nhạt để tránh bị khản giọng.

Nông Nghiệp Việt Nam

Quả lê – Thuốc quý chữa nhiệt

Đông y cho rằng lê tính mát, có tác dụng tạo nước bọt, thanh nhiệt, tiêu đờm nên chữa được các chứng khát nước, nước bọt ít do nhiệt, ho do nhiệt, kinh sợ do đàm nhiệt, bí tiện…

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Lê được coi là một vị thuốc tuyệt vời. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: 'Lê nhuận phổi, mát tim, tiêu đờm, hạ hỏa, giải độc vết thương, giải độc rượu'. Trong Bản thảo cầu nguyên cũng viết: 'Nước lê nấu cháo trị cam nhiệt và hôn mê do phong nhiệt ở trẻ em'...

Y học hiện đại cũng ghi nhận lê có tác dụng hạ huyết áp, bệnh tim, chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh có thể dẫn đến loạn nhịp. Người bị viêm gan, xơ gan, ăn lê sẽ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh.

Một số bài thuốc:

Nước uống trị bệnh nóng: Rễ rau tươi thông thường 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ bỏ hạt, mã thầy 500g gọt sạch vỏ, ngó sen tươi 500g bỏ đốt, mạch môn đông tươi 50g. Thái nhỏ tất cả các vị trên, giã nát, cho vào vải sạch, vắt lấy nước cốt. Uống nguội hoặc uống ấm đều được, ngày uống vài lần. Loại nước này thích hợp với những người bị khô họng, bực bội, bứt rứt trong người hoặc cảm nắng.

Trị ho khan, tiêu đờm: Bỏ ruột quả lê, cho 5 g bột xuyên bối vào rồi hầm chín. Ngày ăn 2 quả .

Để tiêu đờm, giảm ho, lấy nước cốt quả lê (nếu cô đặc lại càng tốt) pha với nước gừng và mật ong lượng vừa phải. Ngậm hỗn hợp này nhiều lần trong ngày.

Chữa khàn, mất tiếng: Dùng lê giã lấy nước. Ngậm nước này trong họng, ngày vài lần sẽ khỏi mất tiếng.

Lưu ý: Lê có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ hại tỳ vị; do đó không nên dùng cho người có tỳ vị hư hoặc bị viêm ruột.

Theo Sức khỏe & Đời sống