Lưu trữ cho từ khóa: tật nghiến răng

Mòn răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tôi đi khám, bác sĩ nói răng bị mòn, nếu không giữ gìn rất dễ bị viêm nha chu, tụt lợi…

Rất mong bác sĩ tư vấn cho nguyên nhân gây mòn răng và việc giữ gìn răng. - (Hoàng Hải Minh - Hải Phòng)

Trả lời:

Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng: mòn răng cơ học (nghiến răng, chải răng quá mức...) mòn răng hóa học xảy ra khi bề mặt men răng tiếp xúc với dung dịch có tính axít lâu dài gây mất cấu trúc của răng. Nguy cơ mòn hóa học gia tăng với một số thói quen ăn uống.

Để phòng ngừa, bạn không nên ăn thức ăn quá cứng, chua. Những người có tật nghiến răng nên chữa trị để tránh răng bị mòn.

Nếu răng bạn bị lệch lạc, không thẳng hàng cần phải đi khám để được tư vấn nắn chỉnh răng cho các răng được ngay ngắn và tạo nên sự ăn khớp của hai hàm được tốt, tránh gây mòn quá mức ở một số vị trí của hàm răng.

Việc điều trị mòn răng phụ thuộc vào mức độ mòn, sự lan rộng của tổn thương, tuổi tác của người bệnh… thì bác sĩ mới đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Trường hợp của bạn nên tới nha sĩ theo định kỳ để khám và điều trị kịp thời.

Theo BS Đình Phúc

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Các thói quen làm hại răng miệng của trẻ

1/- Thói quen ngậm núm vú giả

Mút tay hay ngậm núm vú là một trong những tật xấu gây hại cho răng mà trẻ thường hay mắc phải. Tuy không gây sâu răng nhưng mút tay hay ngậm núm vú giả có thể dẫn tới răng trẻ bị hô sau này.

Hiệp hội Sức khỏe bà mẹ trẻ em Hoa Kỳ khuyên chỉ nên cho bé dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định.Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả ngay sau khi chào đời, hãy chờ đợi khi bạn đã thiết lập một chế độ bú đều đặn cho trẻ.

Bú mẹ là bản năng của mỗi một em bé mới chào đời. Ngoài thời gian bú, nhiều người mẹ đã cho con mình ngậm vú giả. Các bà mẹ có thể dùng núm vú giả để con đỡ quấy khóc, tuy nhiên, không nên lạm dụng quá mức. Không nên để trẻ ngậm núm vú giả trong miệng quá  6 giờ đồng hồ liên tục, vì như thế dễ hình thành thói quen xấu ở trẻ, trẻ sẽ quấy khóc khi núm vú  giả trong miệng.

Cha mẹ thường cho trẻ ngậm núm vú giả vì nghĩ đơn giản rằng, trẻ sẽ đỡ quấy khóc, không mút tay, đỡ mất vệ sinh. Nhưng ít người biết rằng, nếu trẻ ngậm núm vú giả thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây nên các vấn đề về răng miệng làm hàm răng của trẻ bị biến dạng, rất dễ bị những phát triển bất thường về hàm, cơ mặt, cung răng và lưỡi.

Cũng giống như mút ngón cái, thói quen ngậm núm vú giả có thể khiến hàm trên và hàm dưới của trẻ không khớp nhau khi cắn . Khi mút núm vú giả vào miệng, sẽ tạo lực ép vào hàm, trẻ mút nhiều, liên tục trong thời gian dài càng làm cho hàm chịu áp lực ép mạnh và lâu, sẽ làm cho răng và xương hàm phát triển lệch lạc. Hậu quả sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo của hàm trên và hàm dưới, trẻ sẽ bị hô , hàm trên phát triển nhô ra phía trước, hàm dưới thụt vào. Ngoài ra do hàm không phát triển ra hai bên được, trẻ con có thể bị hẹp hàm.

Hàm răng sữa ít chịu ảnh hưởng hơn hàm răng hỗn hợp. Trẻ 2-4 tuổi có răng sữa. Từ 5-7 tuổi, trẻ sẽ đổi sang có răng hỗn hợp ; ở lứa tuổi này, nếu để trẻ liên tục ngậm núm vú sau này trẻ sẽ không thể nào bỏ được thói quen ngậm một cái gì đó như mút ngón tay . Do đó, các bậc cha mẹ không nên để con có thói quen mút núm vú giả, nếu đứa trẻ đã có thói quen này, cha mẹ cố gắng giúp trẻ quên dần đi rồi bỏ hẳn chẳng hạn bôi chút dầu gió hay tí chút thuốc đắng vào đầu núm vú khiến trẻ sợ.

2/-Thói quen đẩy lưỡi:

Thói quen đẩy lưỡi là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của trẻ. Đẩy lưỡi mỗi khi nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây, không đủ thời gian gây ảnh hưởng lên sự lệch lạc của răng. Tuy nhiên, khi thực hiện động tác nuốt,  nếu đẩy lưỡi của trẻ về phía trước, thời gian kéo dài có thể làm sai vị trí của răng. Ở trẻ cắn không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây lệch lạc răng.

Tật đẩy lưỡi ra trước sẽ làm các răng phía trước, trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau, hậu quả có thể làm trẻ bị hô răng trên và có khi gây cắn hở (do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới).

– Nếu trẻ hay đưa lưỡi ra phía trước, cần hướng dẫn cho trẻ đặt lưỡi đúng vị trí, hoặc đưa đến Bác sĩ Răng Hàm Mặt để được hướng dẫn cách khắc phục.

3)Tật thở bằng miệng:

Một trong những nguyên nhân gây sai vị trí răng ở trẻ nữa là thở bằng miệng . Trẻ thở bằng đường miệng có thể do đường mũi bị cản trở , do có thói quen thở miệng, hoặc trẻ thở bằng mũi, nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi, khiến trẻ không thở bằng đường mũi được mà phải thở bằng đường miệng. Thường gặp ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp trên, gây khó thở, như viêm mũi, sưng amiđan , polip, vẹo vách mũi. Cách thở này làm cho trẻ bị hô và viêm họng.

Thở bằng miệng sẽ làm khô niêm mạc miệng dễ gây sâu răng , làm lệch lạc răng và hàm trẻ sẽ bị hô. Tật thở bằng miệng làm hệ thống xương mặt phát triển không cân đối và cũng dễ dẫn đến những rối loạn về khớp cắn.

Nếu trẻ thở bằng miệng mà nguyên nhân do các bệnh về mũi thì phải cho trẻ đi khám ngay để điều trị . Nếu nguyên nhân về mũi không còn mà trẻ vẫn có thói quen thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm trẻ lại để trẻ không há miệng ra thở được mà phải tập thở bằng mũi.

4)Tật nghiến răng:

Nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức các răng ở hai hàm trên và dưới do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới, thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng .Nghiến răng được xem như phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và hiện tượng nầy xảy ra phần lớn ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích . Ngoài ra tật nghiến răng còn gặp khi trẻ bệnh động kinh , viêm não hay xáo trộn tiêu hóa.

Tật nghiến răng xảy ra ở trẻ còn thường có liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của chúng như răng phát triển không đều, mọc răng,… Hầu hết trẻ bị tật này ở độ 6 tháng tuổi khi răng sữa bắt đầu mọc và trẻ hay bị lại lúc trẻ 5 tuổi có răng vĩnh viễn mọc .Tuy khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ thường không lâu dài nhưng tật nghiến răng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ răng hàm. Đa số  trẻ hết tự nhiên lúc khoảng 12 tuổi.

Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu ảnh hưởng tới các hệ thống nhai như răng, cơ,  hàm và khớp thái dương hàm. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa hoặc gây mòn nhiều răng dẫn đến cắn sâu. Nghiến răng nhiều có thể làm nướu và hàm răng thay đổi, gây đau và rối loạn  khớp thái dương hàm, nhiều khi làm nhai khó và há miệng khó , trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt tạo ra vẻ mặt mất cân xứng.

Trường hợp trẻ có tật nghiến răng nên cho đi khám BS chuyên khoa răng hàm mặt để kiểm tra tình trạng về các khớp cắn, tình trạng viêm nhiễm vùng răng , nướu… Bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt đôi khi phải làm khí cụ cho trẻ đeo mới có thể bỏ được các tật xấu này.

5/Tật cắn móng tay và gặm bút ở trẻ

Có những tật xấu ở trẻ, nếu để lâu ngày sẽ tạo thành thói quen khó chữa. Điển hình cho những thói quen xấu này đó là tật cắn móng tay, không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe nữa.

Các thói quen cắn móng tay, gặm bút , cắn các vật cứng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, ê , đau răng và giảm độ ngon miệng khi ăn uống lâu ngày còn có thể làm chết tủy răng và dễ có  nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng phần da xung quanh móng gây mất vệ sinh hay dễ nhiễm các bệnh giun sán.

Việc cắn móng tay có thể là do tâm lý hay do thói quen và trẻ làm việc này một cách không ý thức.Cha mẹ tránh la mắng, phạt trẻ vì có thể làm cho tật xấu càng phát triển hơn. Cha mẹ cần giải thích cho trẻ một cách nhẹ nhàng , xây dựng ý thức từ bỏ thói xấu này ở trẻ và nhắc nhở khi trẻ quên cho vào miệng , cha mẹ tìm cách lôi cuốn con trẻ vào những chú ý mới như những trò chơi khác cần sử dụng tay để trẻ không có cơ hội cắn móng tay.

6)Tật chống cằm và mút môi trên:

Những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, Nhiều trẻ thường hay có thói quen chống tay vào cằm hoặc dùng răng cửa dưới cắn môi trên, thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài có thể gây hô hàm dưới tức là hàm dưới đưa ra hàm trên thụt vào , điều này dẫn tới trẻ bị móm.

Cha mẹ có thể có thể đặt ra một mức phạt thích hợp hay áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ còn tái diễn…

7) Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn.

Tránh dùng tăm xỉa răng với động tác "xỉa"quá mạnh , đặc biệt là chọc xuyên tăm qua kẽ răng vì nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên ,có thể làm trẻ bị mòn răng, tổn thương ,nhiễm trùng nướu và sẽ làm hở kẽ răng ngày càng rộng ra thêm tạo cơ hội mắc thức ăn nhiều và dễ dàng hơn.

Để loại sạch mảng bám trẻ nên chải răng bằng bàn chải, làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa. Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng. Nên cho trẻ dùng tăm xỉa răng đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương nướu.

Ngoài ra, một số thói quen khác ảnh hưởng xấu đến răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Thói quen nằm nghiêng một bên lâu ngày sẽ làm lép một bên hàm và làm mất cân đối gương mặt trẻ.

Tóm lại mong muốn của các bậc cha mẹ là khi trẻ lớn lên sẽ có hàm răng khỏe đẹp nhưng một số thói quen xấu về răng miệng khi trẻ còn nhỏ sẽ để lại hậu quả lâu dài cho răng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể và thẩm mỹ của khuôn mặt trẻ sau này. Do đó cha mẹ cần chú ý loại bỏ các thói quen có hại cho răng của trẻ , phòng ngừa các thói quen không tốt cho răng , hàm phải bắt đầu từ lúc trẻ còn bú. Khi trẻ đã có biến chứng như hô, móm, phải đưa đến Bác Sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để chỉnh nha mặc dù việc điều trị sẽ lâu dài và tốn kém.

ThS BS Nguyễn Quốc Dũng
Phó Trưởng Khoa  Khoa RHM  BV Nhi Đồng 1

Meo.vn (Theo Nhakhoa)

Phòng bệnh mòn răng

Tôi đi khám, bác sĩ nói răng bị mòn, nếu không giữ gìn rất dễ bị viêm nha chu, tụt lợi…Rất mong bác sĩ tư vấn cho nguyên nhân gây mòn răng và việc giữ gìn răng.

Hoàng Hải Minh (Hải Phòng)

Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng: mòn răng cơ học (nghiến răng, chải răng quá mức...) mòn răng hóa học xảy ra khi bề mặt men răng tiếp xúc với dung dịch có tính axít lâu dài gây mất cấu trúc của răng. Nguy cơ mòn hóa học gia tăng với một số thói quen ăn uống. Để phòng ngừa, bạn không nên ăn thức ăn quá cứng, chua. Những người có tật nghiến răng nên chữa trị để tránh răng bị mòn. Nếu răng bạn bị lệch lạc, không thẳng hàng cần phải đi khám để được tư vấn nắn chỉnh răng cho các răng được ngay ngắn và tạo nên sự ăn khớp của hai hàm được tốt, tránh gây mòn quá mức ở một số vị trí của hàm răng. Việc điều trị mòn răng phụ thuộc vào mức độ mòn, sự lan rộng của tổn thương, tuổi tác của người bệnh… thì bác sĩ mới đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Trường hợp của bạn nên tới nha sĩ theo định kỳ để khám và điều trị kịp thời.

BS. Đình Phúc

Meo.vn (Theo SKĐS)

Tật nghiến răng

Cháu trai tôi năm nay tám tuổi. Ban đêm khi ngủ, cháu hay nghiến răng, như vậy có bị ảnh hưởng gì đến hệ thần kinh không ạ? Như Thủy (TP.HCM)

Trả lời:

- Nghiến răng là hiện tượng nghiến hay siết chặt quá mức răng ở hai hàm và thường diễn ra khi ngủ. Thông thường trẻ không ý thức được hiện tượng này.

Hiện tượng nghiến răng thường gặp ở những trẻ độ tuổi mẫu giáo, bé trai nghiến răng nhiều hơn bé gái. Phần lớn các trường hợp mắc tật này là do nguyên nhân tâm sinh lý, một số có nguyên nhân thực thể.

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân thực thể gặp nhiều nhất ở trẻ bị nghiến răng ban đêm. Khi cơ thể thiếu canxi, nặng thì gây các cơn co giật, nhẹ thì gây ra chứng nghiến răng. Một số trẻ nghiến răng có thể là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu, nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói quen. Một số trẻ khác nghiến răng như là một cách để làm giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng.

Nghiến răng cũng có thể do di truyền, đôi khi chỉ là do stress hoặc do giấc ngủ không sâu.

Ở một số trẻ quá hiếu động cũng mắc phải tật nghiến răng khi ngủ. Đôi khi nghiến răng là di chứng của một thương tổn nặng ở não (như bệnh thần kinh cơ có ảnh hưởng mặt); cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc thần kinh (như thuốc chống trầm cảm). Nghiến răng do các nguyên nhân stress hay ngủ không sâu sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn (không quá vài tháng).

Hầu hết trẻ đều bị tật này lúc 3-10 tuổi, hơn một nửa số trẻ sẽ chấm dứt tật nghiến răng khi 13 tuổi trở lên. Tuy thời gian nghiến răng ở trẻ thường không dài nhưng có thể làm ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển của răng. Nghiến răng khi ngủ là một tật ảnh hưởng rất xấu đến răng của trẻ, vì nó có thể phá hủy trật tự răng. Bạn nên đưa cháu đi khám chuyên khoa răng hàm mặt hoặc thần kinh để tìm nguyên nhân.

BS-CKII Trịnh Hữu Tùng
(Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng II - TP.HCM)

(PNO)

Vì sao chúng ta nghiến răng?

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiVì răng của chúng ra bị mòn? Đau cơ hàm khi ngủ dậy? Đó là do tật nghiến răng gây ra. Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu căn bệnh này và cách phòng bệnh.

Ai hay nghiến răng?

Nghiến răng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Có người thường nghiến răng ban ngày, có người lại nghiến răng ban đêm, có người cả ngày lẫn đêm.

Có thể tự phát hiện ra bệnh nghiến răng?

Phần lớn những người nghiến răng thường nghiến răng trong khi ngủ. Nếu những người nghiến răng ban ngày có thể biết được hành vi của mình thì những người có tật nghiến răng ban đêm chỉ biết nhờ những người nằm cạnh.

Trong trường hợp nghiến răng không phát ra tiếng - điều này khá nguy hiểm - thì tự bản thân có thể phát hiện qua biểu hiện đau cơ hàm và đau nửa đầu.

Nghiến răng có phải là bệnh?

Nghiến răng không phải là bệnh, do đó có những người nghiến răng rất nhiều trong thời điểm này nhưng lại hoàn toàn không nghiến răng vào những thời điểm khác.

Những yếu tố nào gây nên bệnh nghiến răng?

Các chuyên gia cho biết có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh nghiến răng:

- Răng không khít khi khép 2 hàm răng: Khi răng không thẳng hàng hoặc hổng một hay nhiều răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không vững. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau và nghiến chặt.

- Stress : Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng. Do đó, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Mỗi lần nghiến răng là bao lâu?

GS. Franxois Unger (Pháp) cho biết một người bị nghiến răng có thể nghiến liên tục từ 6 - 8 phút vào ban đêm.

Nghiến răng có để lại hậu quả?

Có. Nếu bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng (ở trẻ nhỏ) và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn và có thể dẫn đến gẫy răng. Hiện tượng này làm cho những thức ăn có axit và đường bám vào răng nhiều hơn và đương nhiên sâu răng sẽ phát triển.

Nghiến răng nhiều có thể làm lợi và hàm răng thay đổi, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt.

Có thể chữa được nghiến răng?

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp hay loại thuốc nào chữa được hiện tượng nghiến răng. Đối với những người có hàm răng không đều các bác sỹ nha khoa khuyên nên khám răng và chỉnh sửa lại hàm và như vậy hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt.

Đối với những người bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng chỉ có thể là tìm ra nguyên nhân gây nên buồn phiền, stress.  Cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm… là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta có một sức khoẻ tốt và có thể giảm bớt nghiến răng.

Với những người nghiến răng ban ngày, chỉ cần thả lỏng cơ hàm và thở đều. Nghiến răng sẽ hết trong vài giây.

Theo Doctissimo

Bệnh nghiến răng và những tác hại của nó

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiStress là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nghiến răng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể có các nguyên nhân khác như: các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, suy dinh dưỡng, rượu và thuốc lá, yếu tố di truyền.

Khoảng 5- 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng, nhưng chỉ 5-10% nhận biết được điều này.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, thường diễn ra khi ngủ (không có ý thức). Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm bệnh nhân trông già hơn.

Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến, người bệnh có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ. Các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông (do phì đại cơ cắn ở cả hai bên), rối loạn khớp thái dương-hàm. Các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh nghiến răng trên cơ và khớp thái dương- hàm thường không được bệnh nhân phát hiện một cách dễ dàng.

Một trong những phương pháp đối phó với bệnh nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm. Cũng có thể áp dụng kỹ thuật mài để điều chỉnh, loại bỏ các vướng cộm khớp cắn. Ngoài ra, bệnh nhân cần thay đổi cách sống, tập yoga... để làm giảm stress, đồng thời loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.

Theo YK

Tật nghiến răng ở trẻ em

Tật nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc không, thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.

Những yếu tố nào gây nên chứng nghiến răng?

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:

- Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Stress: nguyên nhân tâm lý cũng có thể làm trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng, kích động hay xúc cảm quá mức. Nghiến răng được xem là phản ứng đối với sự căng thẳng thần kinh và phần lớn là ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ cãi nhau với anh chị em hay trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài. Yếu tố tâm lý này cũng gây nên hiện tượng nghiến răng. Ban đêm, khi ngủ, stress có thể gây nên một áp lực đối với răng, làm hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.

Các triệu chứng nghiến răng ở trẻ em

Đa số trẻ bị nghiến răng chỉ thấy có triệu chứng nghiến hay cắn chặt răng trong lúc ngủ. Hiện tượng nghiến răng thường xuyên như vậy có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ nghiến răng mạnh đến mức có thể:

- Nghiến hay cắn chặt răng có thể gây ra tiếng ken két trong lúc ngủ.

- Mòn răng: tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và độ cứng mô răng mà mức độ mòn răng là nhiều hay ít. Mặt tiếp xúc của răng bị mòn thấp xuống trở nên phẳng dẹt. Một số trẻ nghiến các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn ở mặt ngoài răng trước dưới và mặt trong răng trước trên.

- Những trường hợp nặng, men răng bị mòn, để lộ phần lớp ngà bên trong làm trẻ tăng nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.

- Trẻ có thể bị nhức đầu âm ỉ mỗi sáng thức dậy.

- Đau tai do co thắt mạnh cơ hàm.

- Co, căng và đau cơ hàm.

- Rối loạn cơ và khớp thái dương hàm (cử động khó hoặc phát tiếng kêu).

Nghiến răng có để lại hậu quả?

Nếu trẻ bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng, việc mọc răng và cơ hàm. Răng sẽ bị mòn, hiện tượng này làm cho những thức ăn có acid và đường bám vào răng nhiều hơn và sâu răng sẽ phát triển. Ngoài ra, tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như: hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm, có thể dẫn đến gãy răng của trẻ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến biến đổi hình dạng khuôn mặt của trẻ.

Trẻ nghiến răng kéo dài bao lâu?

Đa số các trẻ sẽ hết nghiến răng khi các răng sữa được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ tiếp tục nghiến răng, nhất là khi do nguyên nhân tâm lý, trẻ sẽ hết nghiến răng khi sự căng thẳng thần kinh bị loại bỏ.

Làm gì để giúp trẻ bị nghiến răng?

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng.

Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng. Cần chia sẻ với trẻ trước khi ngủ để trẻ cảm thấy an tâm, nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ chú ý chỉ cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng trước khi ngủ, có thể đọc sách truyện tranh cho trẻ. Trong thời gian này, trẻ sẽ cảm thấy thả lỏng các cơ và đi vào giấc ngủ một cách rất nhẹ nhàng.

Nếu các bậc cha mẹ phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám BS. Răng Hàm Mặt để kiểm tra, đánh giá tình trạng khớp cắn. Có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh các răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm cho trẻ mang trong miệng vào buổi tối, để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi. Tác dụng của máng mặt nhai nhằm ngăn chặn sự phá hoại răng do nghiến, làm giảm khả năng mòn răng và gãy nứt răng do nghiến răng gây ra. Ngoài ra, máng mặt nhai cũng làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai.

Cho đến nay, máng mặt nhai vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến răng trên thế giới, hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt. Tuy nhiên, không phải máng nhai lúc nào cũng hiệu quả trong tất cả các trường hợp nghiến răng.

Đối với những trẻ bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng là tìm ra nguyên nhân gây nên lo âu, stress cho trẻ. Chỉ cần cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm, thoải mái tâm trí là có thể giúp trẻ giảm bớt nghiến răng.

Một số trẻ vào ban đêm chơi quá nhiều trước khi ngủ, căng thẳng thần kinh cũng sẽ nghiến răng. Hoặc có một sự việc nào đó, trẻ bị cha mẹ trách mắng kéo dài khiến trẻ bị sợ hãi, lo âu… cũng là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng của trẻ.

(ThS.BS. NGUYỄN QUỐC DŨNG - suckhoedoisong.vn)

Những tổn thương của tật nghiến răng

Nghiến răng là hiện tượng thường xuyên nghiến chặt hàm răng, có thể phát ra tiếng ken két. Nguyên nhân gây nghiến răng do khớp cắn (giữa răng hàm trên và hàm dưới) bị lệch; Lo âu, căng thẳng hay bị stress; Kích động hay xúc cảm quá mức; Do tác dụng phụ của một số thuốc thần kinh như thuốc chống trầm cảm... Thường người bệnh không biết mình có tật nghiến răng vì thường xảy ra lúc ngủ. Bệnh nhân được phát hiện khi đi khám vì hậu quả của nghiến răng gây ra là mòn răng. Tật nghiến răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Tác hại của tật nghiến răng

Do lực sử dụng trong động tác này lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm răng bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định. Việc răng bị mòn sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt, làm người bệnh trông già hơn.

Nghiến răng nhiều có thể làm các cơ hàm bị co thắt, người bệnh bị mỏi, đau các cơ hàm. Do các cơ hoạt động quá mức có thể bị phì đại cơ cắn ở cả hai bên, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, đồng thời tác động lên khớp gây ra những tổn thương cấu trúc khớp như rối loạn khớp thái dương - hàm. Tùy mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau: đau khớp hàm, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai, rối loạn vận động há miệng lệch, há miệng khó...

Với trẻ em, nếu khoảng thời gian nghiến răng ở trẻ không kéo dài nhưng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng.  Răng sẽ bị mòn làm cho những thức ăn có axit và đường bám vào răng nhiều hơn và dễ gây sâu răng.

 

Nên đến bác sĩ nha khoa để điều trị tật nghiến răng.

Điều trị tật nghiến răng thế nào?

Điều trị tật nghiến  răng nhằm ngăn ngừa tổn thương vùng răng miệng và giảm đau các cơ nhai và cơ vùng mặt. Tùy theo nguyên nhân nghiến răng có phác đồ điều trị thích hợp:

Nếu bị stress: Điều trị chủ yếu bằng tâm lý liệu pháp và thư giãn (thể dục, thiền tâm...). Có thể sử dụng thuốc gây giãn cơ để tạm thời giảm co thắt cơ hàm. Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.

Do cắn khớp cần đến khám bác sĩ răng hàm mặt, có thể sẽ phải làm chỉnh hình răng để có khớp cắn tốt hơn, hoặc bác sĩ sẽ có những dụng cụ giúp bảo vệ răng tránh tổn thương trong trường hợp nghiến răng quá nặng. Hiện nay, dụng cụ giúp hạn chế tật nghiến răng là mang máng nhai. Dụng cụ này có tác dụng ngăn chặn sự phá hại răng, làm giảm tình trạng đau cơ và khớp thái dương - hàm.

Nghiến răng do những tác dụng phụ của thuốc: Cần ngưng ngay thuốc hoặc dùng thêm thuốc khác để giảm tác dụng phụ này  tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Ở trẻ em thường liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ: răng phát triển không đều, mọc răng... Hầu hết trẻ bị tật nghiến răng ở độ 3-10 tuổi, khoảng 13 tuổi phần lớn trẻ tự hết tật nghiến răng.

BS. Huy Thái