Lưu trữ cho từ khóa: tăng viện phí

2012: 10 sự kiện tiêu biểu của ngành y tế VN

Bộ Y tế ngày 4.1 công bố 10 sự kiện y tế tiêu biểu năm 2012, trong đó có việc tìm ra căn nguyên “bệnh lạ” viêm dày sừng bàn tay và bàn chân, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam tại H.Ba Tơ (Quảng Ngãi).

Nguyên nhân của "bệnh lạ" được xác định là nấm độc trong gạo lấy tại nhà người bệnh. Theo y văn, ăn gạo có nấm sẽ bị tăng men gan, trong khi 100% người bệnh ở Quảng Ngãi có men gan tăng.

Từ sáu tháng qua, kể từ khi tìm ra căn nguyên, không có bệnh nhân mới mắc phải căn bệnh này.

Các sự kiện khác là ngành y tế đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại như ghép tủy đồng loại, ghép gan, tim, thận, kỹ thuật chẩn đoán di truyền; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được thông qua; Đề án giảm quá tải bệnh viện trình Chính phủ và bước đầu thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân; đưa vào sử dụng 1.350 giường bệnh mới thuộc các chuyên khoa ung bướu, tim mạch, nội tiết tại tuyến T.Ư; và ngành y tế được chấp nhận điều chỉnh tăng giá của 470 dịch vụ trong tổng số 3.000 dịch vụ y tế.

(Theo Thanhnien)

HCM: Điều tra nhiều vụ việc tại Bệnh viện Bình Dân

Sở Y tế TP.HCM vừa thành lập tổ xác minh để làm rõ nhiều vụ việc liên quan đến những nội dung mà Báo Thanh Niên vừa có loạt bài phản ánh tại Bệnh viện Bình Dân.

Sáng 5.1, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã làm việc với phóng viên Báo Thanh Niên để ghi nhận những thông tin liên quan đến loạt bài “Nhóm lợi ích ở một bệnh viện” đăng trên Thanh Niên - phản ánh những sai phạm xảy ra ở Bệnh viện (BV) Bình Dân.

Tại buổi làm việc, phóng viên Báo Thanh Niên đã cung cấp cho Thanh tra Sở Y tế TP.HCM một số nội dung, trước khi đoàn thanh tra sẽ đến làm việc tại BV Bình Dân.

benhvien2.jpg;pv635e80eb70d80615
BV Bình Dân - Ảnh: Thanh Tùng

Phía Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, ngày 3.1, khi Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh, thì ngày 4.1, Sở này đã có quyết định thành lập "Tổ xác minh phản ánh tại BV Bình Dân".

Được biết, trước đó, Sở Y tế TP.HCM cũng đã yêu cầu Giám đốc BV Bình Dân cho kiểm tra việc mua sắm máy móc tại BV và báo cáo cho Sở.

Tuy nhiên, phía BV “dây dưa” và kéo dài sự việc cho đến nay.

Tổ xác minh vừa được thành lập gồm chín thành viên (thuộc nhiều phòng, ban của Sở Y tế TP.HCM) sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh để làm rõ những nội dung như: liên doanh, liên kết với tư nhân bên ngoài đặt máy móc thiết bị để hưởng lợi; mua sắm trang thiết bị không qua đấu thầu, chào hàng cạnh tranh. Tiếp đến là vấn đề thu nhập của cán bộ, viên chức BV và “nhóm lợi ích”; tuyển dụng nhân sự, thành lập khoa, phòng; việc điều trị, chỉ định chẩn đoán hình ảnh của bác sĩ.

(Theo Thanhnien)

Y tế Việt Nam: Bác sĩ không cập nhật kiến thức sẽ “giết bệnh nhân”

Bất cập ở ngành y trong nước đó là có những bác sĩ (BS) sau khi ra trường rồi cả đời không được đào tạo lại để cập nhật kiến thức chuyên môn mới, và chính những BS này sẽ có nguy cơ làm hại bệnh nhân, thậm chí có trường hợp “giết người bệnh”.

Sáng 15.12, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) tổ chức hội thảo Tăng cường tính chuyên nghiệp cho người hành nghề y, với sự tham dự của lãnh đạo các BV đóng trên địa bàn TP.HCM.

a
Bác sĩ phải cập nhật kiến thức mới để điều trị tốt hơn cho bệnh nhân

BS Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán y khoa Medic (TP.HCM), cho rằng: “Kiến thức, kỹ thuật y khoa thay đổi liên tục, hai đến ba năm là đổi khác xa rồi. Tuy nhiên, ở ta có bất cập là, có những BS sau khi ra trường rồi và cả đời không bao giờ được tái đào tạo, đào tạo lại để cập nhật kiến thức chuyên môn mới, những BS này có thể làm hại người bệnh, giết bệnh nhân (BN) hơn là điều trị!”.

Về phần mình, BS Nguyễn Thy Hùng – Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, cho rằng ngành y rất cần tính chuyên nghiệp, mỗi người chuyên trách một mảng và nắm thật sâu kiến thức chuyên môn để điều trị tốt nhất cho người bệnh.

“Bên cạnh tính chuyên nghiệp, BS cần có y đức, phải luôn coi trọng BN, và có tấm lòng cảm thông với nỗi đau của người bệnh. Và quan trọng là BS phải thật lòng với BN”, BS Hải nhấn mạnh.

GS-TS Phạm Thị Minh Đức (Tổng Hội Y học VN) cho rằng: “Mọi nghề cần tính chuyên nghiệp, nghề y thuộc một trong những nghề đặc biệt, liên quan đến sức khỏe BN, vì vậy cần đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Do vậy, BS cần được liên tục đào tạo thông qua tự học và dự các khóa đào tạo”.

Các ý kiến cho rằng, thầy thuốc phải nắm ba nguyên tắc cốt lõi đó là: Ưu tiên lợi ích người bệnh; tôn trọng quyền tự quyết của BN; đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

(Theo Thanhnien)

Sở Y tế Hà Nội đề xuất tăng giá viện phí lên 75-77%

Sở Y tế Hà Nội đề xuất tăng giá viện phí ở mức 75-77% so với khung giá tối đa mà liên bộ Y tế – Tài chính ban hành theo thông tư 04.

Bà Lưu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết Sở Y tế Hà Nội đã kiến nghị lên UBND TP cho phép điều chỉnh giá viện phí theo lộ trình từ nay tới năm 2015. Sở Y tế Hà Nội đề nghị được tăng giá 690 trong tổng số 2.062 dịch vụ kỹ thuật y tế.

Cụ thể: Giá khám bệnh ở bệnh viện hạng 1 của thành phố là 18.000 đồng/lần khám với phòng khám có điều hòa, 16.000 đồng/lần khám với phòng khám không có điều hòa.

Ở bệnh viện hạng 2, giá khám bệnh là 14.000 đồng/lần khám có điều hòa và 12.000 đồng/lần khám không có điều hòa. Riêng trạm y tế chỉ có giá 4.000 đồng/lần khám.

Với giá giường bệnh, bệnh viện hạng 1 tăng 77%, lộ trình trong năm 2013 tăng 88% và đến năm 2015 mới tăng 100%, hạng 2 tăng 75%, 80% vào năm 2013 và 85% năm 2015.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính tới thời điểm này, cả nước đã có gần 50 tỉnh thành đã thẩm định, phê duyệt và áp dụng thực hiện giá viện phí mới. Trong đó, có một số tỉnh áp mức khung giá viện phí mới quá cao từ 85% tới hơn 90% so với khung giá tối đa.

(Theo Dân trí)