Lưu trữ cho từ khóa: làm sáng mắt

Thực phẩm giúp phòng và chữa cận thị

Cận thị là bệnh liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống. Vậy nên từ xưa, trong Đông y học đã có khoa 'Thực Trị', tức là khoa chữa bệnh bằng các thức ăn đồ uống trong đó có nhiều món có tác dụng bổ dưỡng và chữa trị các chứng bệnh ở mắt.

Phòng cận thị

- Điểm tâm: Caramen trộn mật ong

Cách chế và dùng: Đánh đều trứng gà với 1 ly sữa. Đun cách thủy đến khi chín, đến khi thấy chỉ còn âm ấm thì trộn mật ong vào. Ăn sau khi ăn sáng.

Trứng gà và sữa là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có tác dụng tốt đối với thần kinh, võng mạc và các bộ phận của mắt, đặc biệt là có tác dụng làm tăng độ dẻo dai của các cơ mắt. Mật ong cũng bao gồm nhiều hoạt chất sinh học quý. Các thứ thức ăn trên có tác dụng tăng cường sức khỏe toàn thân và phòng chống cận thị.

- Món lót dạ buổi chiều

Thành phần: 10g kỷ tử, 3g trần bì (vỏ quýt lâu ngày), 10 quả long nhãn, mật ong 1 muỗng nhỏ.

Cách chế và dùng: Kỷ tử và trần bì gói vào vải mỏng rồi cùng đun với các thứ còn lại. Cho nước vừa phải, đun nhỏ lửa trong 1/2 giờ; vớt kỷ tử và trần bì ra rồi ăn phần còn lại. Ăn lót dạ thêm vào đầu giờ chiều.

Kỷ tử bổ can, thận, là vị thuốc làm sáng mắt kinh điển trong Đông y. Long nhãn an thần, bổ tỳ. Trần bì kiện tỳ, khai vị. Các vị thuốc trên đồng thời cũng là thức ăn có tác dụng bổ dưỡng toàn thân và phòng các bệnh về mắt.

Nếu có điều kiện, nên thường xuyên sử dụng hai món ăn trên.

Chữa cận thị

Thành phần: Kỷ tử 10g, trần bì 3g, hồng táo 8 quả, mật ong 2 thìa.

Cách làm: Lấy kỷ tử, trần bì và  đại táo đun nhỏ lửa với 200ml nước trong 20 phút, chắt nước ra rồi thêm nước vào, đun lần thứ hai như trên. Hai nước trộn đều, chia hai lần uống; các lần uống cách nhau 3 đến 4 tiếng. Mỗi lần uống thêm một thìa mật ong vào.

Hồng táo, ta thường gọi là 'táo tàu', bán ở các hiệu thuốc. Hồng táo chứa các sinh tố A, B2, C và các nguyên tố vi lượng có ích cho mắt; tác dụng tăng cường cơ nhục của nó đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Món ăn trên có tác dụng bổ tỳ, can, thận; đặc biệt là tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng củng mạc và vùng thể mi, những loại cơ có liên quan mật thiết đến chứng cận thị.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Valentine: Có thể bạn chưa biết

Valentine không chỉ là vị thánh Tình yêu mà còn là vị bảo hộ cho hầu khắp các lĩnh vực khác trong cuộc sống, bao gồm cả bệnh dịch và truyền nhiễm. Vẫn có những nơi trên thế giới coi đây là ngày "đáng xấu hổ"...

Đôi điều về truyền thuyết Valentine

Valentine là một linh mục dưới thời Hoàng đế La Mã Claudius II. Lúc bấy giờ là thế kỉ thứ 3, La Mã tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và không được dân ủng hộ. Do gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius cho rằng nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ. Hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm. Claudius ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn để tập trung cho các cuộc chiến.

Linh mục Valentine ở thành La Mã, cùng thánh Marius đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế và tiếp tục cử hành lễ cưới cho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine bị bắt và kết án tử hình bằng hình thức kéo lê và ném đá cho đến chết.

Trong lúc Valentine bị giam và chờ ngày xử thì có yêu một cô gái mù bẩm sinh, con của ông cai ngục Asterius. Với đức Tin của ông, một cách mầu nhiệm, đã làm sáng mắt người con gái này. Buổi chiều trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm “thiệp Valentine” đầu tiên cho cô gái, ký tên “From your Valentine” (Gửi từ Valentine của em).

Hơn 200 năm sau, Giáo hoàng Gelasius đã tuyên bố lấy ngày 14/2 là ngày vinh danh Valentine cũng như vinh danh tình yêu.

Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có thói quen không viết tên dưới các tấm thiệp gửi trong ngày 14 tháng 2 mà dùng lại cụm từ “From your Valentine”. Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình yêu và thánh Valentine đã trở thành vị thánh bảo hộ của những người yêu nhau. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng nhau những món quà truyền thống là hoa hồng và sô cô la.

Những thông tin thú vị khác

Nhà thờ Thiên chúa giáo ghi nhận ít nhất 10 nhân vật có tên là Thánh Valentine với những truyền thuyết riêng. Tuy nhiên phần lớn công nhận và vinh danh vị Thánh Valentine giống như truyền thuyết nêu trên. Các tín đồ Thiên chúa giáo tin rằng ngày 14/2 là ngày thiêng liêng để vinh danh tình yêu.

Tuy nhiên theo Catholic Online, Valentine là vị thánh bảo hộ cho hầu khắp các lĩnh vực trong cuộc sống như tình yêu, các cặp tình nhân, các cuộc hôn nhân hạnh phúc và cả... những người nuôi ong, những người bị bệnh dịch, động kinh…

Ngày Valentine bị cấm tại Ả Rập Xê Út

Không phải những người đang yêu nào cũng có ngày lễ Valentine. Tại Pakistan, đây là ngày “đáng xấu hổ”.

Ở Ấn Độ, một nhóm người theo đạo Hindu đã tiến hành đốt hàng loạt những tấm thiệp Valentine. Tại Ả Rập Xê Út, ngày Valentine được coi là “ngày lễ ngoại đạo”, và trong nhiều năm chính phủ mà dẫn đầu là Ủy ban phụ trách công tác Đẩy mạnh đạo đức xã hội và Phòng ngừa các thói hư tật xấu tiến hành kiểm tra các nơi công cộng như cửa hàng hoa và khách sạn nhằm tìm kiếm các bằng chứng của các cặp đôi người Hồi giáo tham gia vào ngày lễ Tình nhân. Các nhà chức trách cho rằng ngày lễ Valentine là một cơ hội cho nam nữ phát triển các mối quan hệ ngoài hôn nhân.

Chiếc bánh socola hình trái tim lớn nhất kỉ niệm ngày Valentine nặng 7 tấn.

Ngày Valentine là một cơ hội cho những người yêu nhau thể hiện tình yêu của bằng vô vàn cách. Các tổ chức như Hiệp hội những nhà sản xuất bánh kẹo quốc gia Mỹ hi vọng bán được nhiều hơn 36 triệu hộp bánh socola hình trái tim trong ngày Valentine và thống kê dịch vụ internet trong ngày này ngập tràn chủ để tình yêu, hôn nhân, thiệp chúc mừng, quà tặng âm nhạc…

Hiệp hội những nhà sản xuất thiệp Mỹ cũng thống kê mỗi năm có hơn 1 tỷ tấm thiệp Valentine được trao tay trong ngày này trên thế giới - Chỉ sau ngày lễ Giáng sinh, và 85% số khách hàng mua thiệp là phụ nữ.

Mùi tây còn làm thuốc

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiRau mùi tây được trồng phổ biến để làm rau thơm ăn sống hay sử dụng gia vị trong các món ăn khiến kích thích ăn ngon miệng, đồng thời lại giúp cơ thể bổ sung các chất khoáng và các vitamine cần thiết cho cơ thể.

Trong rau mùi tây người ta đã phát hiện thấy có nhiều chất khoáng và vitamine, chẳng hạn vitamine C có hàm lượng cao hơn hẳn các loại rau ăn phải nấu chín, đồng thời cao gấp 3 lần so với cam, vì vậy nhờ chứa một hàm lượng lớn vitamine C mà ăn rau mùi tây sẽ có tác dụng hỗ trợ cho việc hấp thụ tốt chất sắt (cứ 100g rau mùi tây sau khi phân tích thành phần thấy có chứa 166mg vitamine C, ngoài ra còn chứa 5,5mg sắt, 2,7mg Mg, 245mg Ca, 1mg K...). Nhờ vậy mà trong y học hiện đại cho rằng rau mùi tây rất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng tốt cho các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu, làm lợi tiểu, bệnh thấp khớp, bệnh chán ăn, bệnh kinh nguyệt không đều... Trong mỗi ngày lấy 150ml nước ép rau mùi tây trộn lẫn cùng nước ép hoa quả sẽ làm cho tăng cảm giác ngon miệng, có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra còn thấy ở rau mùi tây có tác dụng tốt cho răng, vì trong rau chứa nhiều vitamine C sẽ giúp cho làm vững chắc các nướu lợi giữ vững chân răng. Trong rau mùi tây cũng chứa phong phú vitamine A sẽ giúp làm sáng mắt và phòng chứng bệnh do thiếu vitamine A ở mắt. Có tài liệu còn cho biết tác dụng của rau mùi tây còn có khả năng chống lại sự ảnh hưởng của bệnh sốt rét. Đặc biệt hơn rau mùi tây còn có khả năng giúp điều hòa kinh nguyệt trở lại đều đặn với hiệu quả cao hàng tháng với apiol – một thành phần tạo nên hormone estrogen ...

Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu một số cách giúp chăm sóc cho sức khỏe bằng rau mùi tây.

* Làm lợi tiểu: Lá mùi tây 8 – 12g, sắc lấy nước uống trong ngày.

* Chữa đái khó, đái buốt: Lá mùi tây 10 – 12g, râu ngô 20g, sắc lấy nước uống trong ngày.

* Làm giảm căng sữa: Lấy một nắm lá mùi tây giã nát đắp lên vú sẽ giảm căng sữa.

* Chữa các vết thương do sâu, côn trùng cắn: Lấy lá mùi tây giã nát đắp lên nơi bị cắn đốt sẽ khỏi.

* Làm tan sỏi tiết niệu: Lấy hạt mùi tây hàng ngày sắc lấy nước uống lâu ngày có khả năng làm tan được sỏi.

* Làm điều kinh, chữa bế kinh, kỳ kinh không đều, thống kinh: Hàng ngày lấy 5 – 10g rau mùi tây hãm lấy nước uống trong ngày, hoặc ngày 2 lần. Cần uống đón trước kỳ kinh 3 ngày và uống liên tiếp 2 ngày nữa khi đã thấy kinh.

* Chữa cảm sốt, lợi tiểu: Dùng rễ rau mùi tây khô 20g, sắc lấy nước uống chia 2 – 3 lần trong ngày.

* Làm sáng mắt: Để phòng thiếu vitamine A làm cho mắt không sáng hay mắc bệnh quáng gà, hàng ngày cần ăn rau mùi tây cùng các hoa quả có màu đỏ như cam, cà rốt, đu đủ, gấc...

Theo Báo Nông Nghiệp