Lưu trữ cho từ khóa: trẻ bị ốm

10 cách giảm bớt khó chịu khi trẻ bị ốm

Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây.

Nhiều cha mẹ sẽ “phi thẳng” đến hiệu thuốc gần nhà mỗi khi con mình sụt sịt, nhưng hầu hết các loại thuốc trị ho và cảm đều không an toàn cho trẻ dưới 2 tuổi, không có tác dụng hoặc gây hại cho trẻ dưới 6 tuổi.

Khi bé nhà bạn bị ho, cảm lạnh hay cảm cúm, hãy thử những phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và dịu nhẹ dưới đây. Tuy nhiên mỗi trận ốm thường kéo dài nhiều ngày, không có biện pháp nào dưới đây giảm ngắn thời gian bệnh cả, nhưng chúng sẽ giúp bé bớt khó chịu hơn.

1. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều

Khi trẻ bị ốm, chúng phải tốn nhiều năng lượng để chiến đấu với bệnh, và điều đó có thể khiến một đứa trẻ (thậm chí là cả người lớn) mệt nhoài. Do đó nếu bé được nghỉ ngơi, sức khỏe sẽ hồi phục.

Các nghiên cứu cho rằng, stress cũng khiến con người nhiễm bệnh. Nếu con bạn đang stress trầm trọng (Vì việc học tập hay bạn bè, hoặc chuyện gì đó ở nhà), nghỉ ngơi cũng là một cách chữa bệnh.

Bạn cần bố trí một nơi thoải mái để bé nghỉ ngơi và những thứ khiến bé thích thú. Giường không nhất thiết là nơi phù hợp nhất để nghỉ ngơi. Nhiều khi chuyển địa điểm cũng có tác dụng. Bạn có thể cho bé nghỉ ngơi trong vườn hoặc ngoài hiên. Đôi khi, dựng một túp lều trong nhà sẽ giúp bé vui hơn.

Nếu bé không thể nghỉ ngơi, hãy đọc truyện cho bé trong vòng tay của mình. Hoặc cho bé gọi điện với người thân như ông bà hay bạn bè.

10-cach-giam-bot-kho-chiu-khi-tre-bi-om

2. Tạo bầu không khí có độ ẩm thích hợp

Khi bé bị ốm, hít thở không khí ẩm sẽ giúp mũi bé đỡ bị nghẹt mũi hơn. Tắm nước ấm còn có tác dụng thư giãn.

Mẹ nên đặt một chiếc máy làm ẩm, máy phun sương trong phòng của bé. Cho bé xông hơi trong phòng tắm. Với trẻ trên hai tuổi, hãy thêm vài giọt tinh dầu vào máy phun sương hoặc nước xông, có thể giúp bé bớt đau nhức.

3. Sử dụng nước muối và bầu hút mũi

Nước muối có thể rửa sạch mũi khi bé quá nhỏ để xì mũi. Với trẻ sơ sinh, bầu hút mũi rất tiện dụng khi nghẹt mũi gây cản trở tới việc bú bình hoặc bú sữa mẹ.

Khi nhà có con nhỏ, bạn nên sắm một chiếc hút mũi, và luôn có sẵn nước muối sinh lý trong nhà. Bạn có thể mua nước muối nhỏ mũi ở hiệu thuốc hoặc tự làm. Cách làm như sau: Hòa tan khoảng ½ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm. Giữ trong lọ thủy tinh sạch sẽ. Chỉ giữ dung dịch trong vòng một ngày.

Cách hút mũi cho bé:

- Ngửa đầu bé ra sau hoặc đặt bé nằm ngửa với một chiếc khăn đặt sau đầu. Nhỏ 2 -3 giọt nước muối vào một bên mũi. Giữ đầu bé ngửa khoảng 30 giây (hoặc ít hơn đối với trẻ sơ sinh).

- Bóp bầu hút mũi, nhẹ nhàng đưa vào trong lỗ mũi. Bạn có thể nhẹ nhàng bịt lỗ mũi kia bằng ngón tay để tăng hiệu quả.

- Nhẹ nhàng thả bầu hút mũi để hút chất nhầy.

- Lấy bầu hút mũi ra và vệ sinh bầu hút mũi bằng khăn giấy.

- Lặp lại với mũi bên kia.

10-cach-giam-bot-kho-chiu-khi-tre-bi-om

Chú ý:

- Không hút mũi nhiều lần trong ngày, việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi.

- Không nhỏ nước mũi trên 4 ngày, mũi bé sẽ khô dần theo thời gian.

- Không nhất thiết phải dùng nước muối khi dùng bầu hút mũi.

- Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra.

- Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ.

3. Xoa dầu

(Áp dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi)

Xoa dầu có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hồi bé chắc hẳn các bạn cũng được mẹ mình xoa dầu gió, dầu bạc hà mỗi khi bị ốm. Tuy vậy xoa dầu không giúp thông mũi, nhưng sẽ làm cho bé thở dễ hơn bởi cảm giác mát lạnh.

Có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ, trước khi dùng cho con bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Chú ý: Không xoa dầu vào vùng da nhạy cảm hoặc bị tổn thương của bé. Không cho dầu vào miệng, mũi, mắt hoặc bất cứ chỗ nào trên mặt.

4. Bổ sung nước

(Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm loãng nước mũi. Nước lọc rất tốt, nhưng bé có thể không thích cho lắm. Trong trường hợp này mẹ hãy cho bé thử nước hoa quả và thức uống dinh dưỡng khác.

Chú ý: Duy trì sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

5. Súp gà và thức uống ấm khác

(Áp dụng cho trẻ trên 6 tháng)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng súp gà có thể làm dịu các triệu chứng cảm cúm như đau nhức, mệt mỏi, ngạt mũi và sốt.

Súp, nước táo, nước hoặc bất cứ thức uống ấm nào khác mà con bạn thích.

6. Nâng đầu

(Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)

Nâng đầu khi bé ngủ sẽ giúp bé thở dễ dàng và thoải mái hơn. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nếu bé ngủ trên giường, bạn có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái hơn.

Chú ý: Không nên lạm dụng cách này. Nếu bé ngủ không yên, bé sẽ lộn đầu xuống chân và chân lên đầu, như vậy chân sẽ cao hơn đầu và cách này không có tác dụng.

7. Mật ong

(Áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)

Mật ong giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Mật ong thường đông cứng ở nhiệt độ phòng. Để làm lỏng mật ong, hãy ngâm chai mật ong trong nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng.

Mẹ có thể cho bé uống ½ – 1 thìa cà phê mật ong. Hoặc hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi cho bé uống mật ong, hãy chải răng cho bé, đặc biệt là buổi tối.

Chú ý: Không cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong.

10-cach-giam-bot-kho-chiu-khi-tre-bi-om

8. Xì mũi

(Áp dụng cho trẻ trên 2 tuổi)

Vệ sinh nước mũi giúp bé thở và ngủ dễ dàng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Nhiều trẻ không biết xì mũi cho đến 4 tuổi, nhưng việc này có thể làm từ lúc lên 2.

Cách dạy trẻ xì mũi:

- Hãy làm mẫu cho trẻ. Đối với nhiều đứa trẻ, như vậy là đủ.

- Hãy giải thích xì mũi là “ngược lại của ngửi”.

- Bảo bé cách bịt một bên mũi và xì qua bên còn lại. Một chiếc gương và khăn giấy dưới mũi có thể giúp bé nhìn rõ hơi thở của mình.

- Bảo bé hãy xì nhẹ nhàng. Xì quá mạnh có thể làm đau tai bé. Hãy cho bé một túi khăn giấy ngộ nghĩnh.

- Dạy bé hãy vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sau khi xì mũi.

- Không được để bé dụi mắt sau khi xì mũi.

Nếu mũi bé bị đau vì sụt sịt, hãy bôi ít thuốc mỡ an toàn cho trẻ lên mũi bé.

9. Súc miệng bằng nước muối

(Áp dụng cho trẻ trên 3 tuổi)

Súc miệng bằng nước muối là một cách để làm dịu cổ họng bị đau. Phương pháp này cũng giúp rửa sạch chất nhẩy khỏi cổ họng. Hãy cho bé súc miệng 3 – 4 lần/ ngày khi con bạn bị bệnh.

Con bạn phải đủ tuổi để biết cách súc miệng. Nhiều trẻ phải đến khi đi học mới biết súc miệng. Nhưng một số trẻ biết súc miệng từ sớm hơn.

Cách dạy bé súc miệng:

- Thực hành với nước sạch.

- Bảo bé ngẩng đầu lên và cố gắng giữ nước ở cổ họng mà không nuốt.

- Một khi bé thành thạo, hãy cho bé thử tạo tiếng với cổ họng. Bạn hãy làm mẫu để bé biết âm thanh như thế nào.

- Dạy bé nhổ nước ra.

Theo Afamily.vn

Cách hay ‘đánh bay’ táo bón cho trẻ

Táo bón là bệnh thường gặp ở con trẻ, nhưng cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả thì lại là 'ẩn số' với nhiều mẹ.

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.

Cách hay 'đánh bay' táo bón cho trẻ, Làm mẹ, tri tao bon cho tre, tre bi tao bon, be bi tao bon, con bi tao bon, tao bon, nguyen nhan tao bon, lam me

Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. (Ảnh minh họa).

- Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Cách giúp trẻ khỏi táo bón

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả (chọn loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang). Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Ăn các loại quả như: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long… Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo…

Cách hay 'đánh bay' táo bón cho trẻ, Làm mẹ, tri tao bon cho tre, tre bi tao bon, be bi tao bon, con bi tao bon, tao bon, nguyen nhan tao bon, lam me

Ăn hoa quả giúp trẻ giảm táo bón. (Ảnh minh họa).

- Trẻ bú sữa bò bị táo bón: Pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm một thìa cà phê nước quả (cam, quýt) vào cốc sữa cho trẻ, hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ trên 5 tháng.

- Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước…

- Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột.

- Vệ sinh đại tiện giữ một vai trò quan trọng: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, chọn thời gian lúc trẻ không vội vã, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. Tránh để trẻ ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu quá lâu.

Biện pháp giảm táo bón

- Hạn chế một số thức ăn như bánh mỳ nướng, chuối từ chế độ ăn của bé. Loại thức ăn này gây xơ cứng phân và khiến táo bón nặng hơn.

- Hãy thử massage bụng của bé theo chiều kim đồng hồ. Điều này giúp kích thích hệ tiêu hóa vận động tốt nhưng không cần sử dụng tinh dầu thơm hoặc kem dưỡng da cho việc này.

- Thử tắm cho bé trong một bồn tắm ấm.

Meo.vn (Theo eva)

7 lầm tưởng về sức khỏe bé bạn nên tránh

Khi trẻ bị ốm các bà mẹ thường dùng một số kinh nghiệm được truyền lại. Tuy nhiên, trong số những kinh nghiệm đó cũng có rất nhiều điều không đúng. Sau đây là một số sai lầm cần tránh.

1. Cho ăn khi bị cảm lạnh, để đói khi bị sốt

Sự thật: Tất cả trẻ bị ốm (cũng như người trưởng thành), cho dù bị cảm lạnh hay sốt đều cần có đầy đủ dinh dưỡng để hồi phục, Leigh Ann Greavu, một chuyên gia về dinh dưỡng ở St. Paul, Minnesota nói: 'Nếu trẻ không cảm thấy thích những món ăn rắn, hãy cho trẻ thử một chút súp gà, nước hoa quả và thậm chí kem cũng là thứ thay thế bổ ích'.

2. Dịch nhầy xanh chứng tỏ trẻ bị bệnh nặng hơn so với cảm lạnh thường

Sự thật: Không chỉ dịch nhầy trong, mà cả dịch nhầy xanh hay vàng cũng có thể là triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên, những dịch nhầy đổi màu này kèm thêm một cơn sốt kéo dài, ăn không ngon miệng, ho, hoặc tắc mũi có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn, điều này không phải do cảm lạnh mà ra, và uống kháng sinh là điều cần thiết. Nếu bạn thấy trẻ thường có nước nhầy xanh hoặc vàng, đó có thể là một vấn đề gây ra do tái nhiễm khuẩn. Trong trường hợp đó, hãy để bác sỹ nhi khoa khám cho trẻ.

3. Cảm lạnh và cúm dễ lây nhiễm nhất trước khi xuất hiện triệu chứng

Sự thật: Cúm và cảm lạnh lây lan nhanh nhất khi các triệu chứng của nó trở nên tồi tệ nhất. Đó là vì việc lây lan thường xảy ra qua những lúc hắt xì và ho, hoặc qua tiếp xúc tay - tay. Khả năng bị lây hay truyền nhiễm cao nhất có thể khi là lúc trẻ yếu nhất, khả năng nhiễm bệnh là ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ. Vì thế, ngay cả khi con bạn đã khỏi bệnh, hãy nên lưu ý những người khác để tránh những lần bị cảm khác.

4. Tốt nhất không nên điều trị những cơn sốt nhẹ

Sự thật: Nó tuỳ thuộc vào trẻ cảm thấy thế nào. Sốt là quá trình cơ thể đấu tranh với nhiễm trùng bằng việc kích hoạt hệ miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn, những loại không thể tồn tại trong nhiệt độ cao hơn bình thường. Nhưng đó không phải lý do để trẻ phải cảm thấy mệt mỏi. Hãy thử giúp trẻ cảm thấy thoải mái và để cơ thể trẻ tự điều chỉnh. Tiến sỹ y khoa Daniel Levy, giáo sư nhi khoa Đại học Marylan và Y tế, Baltimore nói: 'Nếu trẻ sốt nhẹ, nhưng hay cáu kỉnh, ngủ li bì hoặc bị đau, hãy cho trẻ uống một liều acetaminophen hoặc ibuprofen, những dược phẩm này sẽ giúp trẻ cảm thấy tốt hơn, và ngủ được. Nếu trẻ vẫn hoạt bát và vui vẻ cho dù nhiệt độ thân nhiệt có là 102 độ đi nữa, bạn chỉ cần để ý đến trẻ (hãy đảm bảo trẻ uống đủ nước). Ngoại trừ: bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều phải gọi bác sỹ ngay lập tức.

5. Chế độ ăn chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng là cách tốt nhất dành cho bệnh tiêu chảy

Sự thật: Một khẩu phần ăn gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng thường là tiêu chuẩn ăn dành cho người bị tiêu chảy. Chúng có thể hữu ích, nhưng không phải lúc nào cũng hấp dẫn với trẻ bị ốm. 'Trẻ sẽ cảm thấy hồi phục nhanh hơn nếu chúng được cho ăn những gì chúng thực sự muốn ăn.', Andrea McCoy, Tiến sỹ y khoa, phó giáo sư nhi khoa đại học Temple tại Philadelphia, Pennsylvania nói: 'Chỉ cần tránh đồ ăn cay, có mỡ, và tránh nước hoa quả'.

6. Không hôn con trẻ nếu bạn bị cảm lạnh

Sự thật: Một chiếc hôn vào môi có thể không gây đau đớn, Neil Schachter, tiến sỹ y khoa, tác giả cuốn sách 'Hướng dẫn của bác sỹ cho cảm lạnh và cúm' đã nói: 'Không như một cái hắt xì hay một cơn ho, có thể mang theo chất lỏng chứa nhiều virus, nước miếng dính ở môi bạn mang rất ít virus cảm lạnh, và thật đáng ngạc nhiên là khó có thể mang mầm bệnh thông qua nụ hôn. Cách tốt nhất để tránh cho trẻ bị lây cảm lạnh là hãy rửa tay bạn thường xuyên'.

7. Cảm lạnh gây nhiễm trùng tai

Sự thật: Tất cả các bệnh cảm lạnh đều do virus, trong khi 90% ca nhiễm trùng tai là do vi khuẩn. Vậy thì tại sao trẻ thường bị viêm tai khi bị cảm lạnh? 'Cảm lạnh tạo ra dịch nhầy và chất dư sinh ra trong ống tai là một môi trường tốt cho viêm tai phát triển – thúc đẩy vi khuẩn phát triển', Ari Brown, tiến sỹ y khoa, đồng tác giả với cuốn sách 'Những câu trả lời rõ ràng và lời khuyên tốt nhất cho trẻ' cho biết.

Theo aFamily

Chữa táo bón cho trẻ

Cháu nhà tôi lúc mới sinh được 3,4 kg, bây giờ 3 tháng tuổi cháu nặng 9 kg. Lúc đầu tôi có cho cháu ăn thêm sữa ngoài, cháu vẫn đi ị ngày 1-2 lần, sau đó khi cháu được 1,5 tháng tôi cho cháu ăn sữa mẹ là chủ yếu, nếu đói quá, thì cho ăn thêm 60ml sũa ngoaì . 1 tháng nay cháu đi ngoài rất ít, khoảng 3-4 ngày đi một lần, có lần 6 ngày cháu mới đi ngoài, mà đó là do tôi phải thụt cho chau. Lượng phân cũng khá nhiều, nhưng rất mềm, thậm chí có nước . cháu không có biểu hiện ăn ít vì vẫn tăng cân đều . Mỗi lần thụt cháu rặn đỏ cả mặt, són tiểu và có lúc còn bị chớ sữa, tôi rất lo không biết phải làm thế nào để cho cháu đi ngoài một cách bình thường như những trẻ khác (nguyen le nhung)

(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

Trả lời:

Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày.

Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau:

- Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.

- Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.

- Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng.

Lý do bé bị táo bón

- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.

- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt…

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng 'đói' phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Cách giúp con khỏi táo bón

Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

- Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.

- Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha mật ong tỷ lệ 5%. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi mỗi lần thụt 100 ml, trẻ lớn hơn 1 tuổi thụt 200 ml. (Có thể dùng thuốc thụt hậu môn mỗi lần thụt 1 ống).

Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện

- Táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng

- Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn

Nếu đúng là nguyên nhân táo bón do dinh dưỡng thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn, nếu trẻ đi ngoài quá khó bạn có thể đôi khi phải thụt tháo, nhưng không nên thụt tháo luôn. Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 9%0 (dung dịch muối đẳng trương) bơm vào hậu môn 100 – 150ml.

Chúc bạn và bé sức khoẻ!