Tôi có bị viêm đường tiết niệu?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

‘Gần đây tôi đi tiểu thấy buốt, muốn đi nhiều, vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn đi nữa; kèm theo đau lâm râm bụng dưới và đau mỏi vùng thắt lưng. Xin hỏi TS đó có phải là dấu hiệu viêm đường tiết niệu không?’. (H.X.D)

Trả lời:

Bị đau buốt khi đi tiểu (khó tiểu) là triệu chứng thường gặp của các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Bệnh xảy ra đối với phụ nữ nhiều hơn. Khi có triệu chứng, bạn nên đi kiểm tra nước tiểu.

Tuy nhiên, ở khoảng 50% số ca khó tiểu, mẫu bệnh phẩm lại không chỉ ra bất kỳ một viêm nhiễm nào. Trong những trường hợp như thế, bệnh nhân thường là bị viêm ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể (niệu đạo). Sự sưng tấy và viêm nhiễm có thể xuất hiện do ngâm mình tắm trong bồn tắm với xà phòng, dùng các chất rửa vệ sinh của phụ nữ… Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cọ sát, gây nên nhiễm trùng niệu đạo.

Có một số phương pháp giảm khả năng nhiễm bệnh như uống nước hoa quả, uống thật nhiều nước (2-3 lít một ngày). Trà, cà phê hay rượu bia thì nên tránh bởi chúng có những chất kích thích không tốt cho bàng quang. Rất nhiều người cho rằng nước của cây nam việt quất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh khó tiểu bởi nó làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu.

Nên đi tiểu thường xuyên, không bao giờ nín nhịn và phải chắc chắn là bạn đi tiểu hết. Đặc biệt, hãy cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.

Đối với phụ nữ thì nên tránh lạm dụng các chất vệ sinh phụ khoa và sản phẩm tắm bồn; tránh mặc quần áo quá chật, nên dùng đồ lót bằng cotton.

Riêng với bạn, nếu bạn có triệu chứng như trong thư và kéo dài thì nên đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị cụ thể và thích hợp.

Tư vấn bởi bác sĩ tâm lý Bruno Wauter, Family Medical Practice – 298 I Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội / 34 Lê Duẩn, Diamond Plaza, Quận 1, TP HCM.

Theo Vietbao

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Leave a Reply