Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Chúng tôi nhận được nhiều thư của các bạn gái bày tỏ nỗi khổ của mình vì lông mọc nhiều ở những vị trí mà bình thường phụ nữ ít có.
Nguyên nhân
Nếu một bạn gái nào đó có lông mọc nhiều, mọc dày và dài ở những vị trí mà ngưòi phụ nữ bình thường không có hoặc ít có (chỉ có ở đàn ông) như ở vùng ria mép, cằm, mang tai, gáy, quầng vú, ngực, bụng, lưng, mặt trong đùi thì được gọi là rậm lông. Phụ nữ bị rậm lông có thể đi kèm các biểu hiện khác như chứng gai đen, béo phì, nổi mụn nhiều, hói đầu và các dấu hiệu nam tính như giọng nói trầm, vai u thịt bắp…
Có nhiều nguyên nhân gây rậm lông. Sự phát triển của lông, tóc, tuyến bã nhờn phụ thuộc rất nhiều vào nội tiết. Rậm lông do nội tiết được kể từ các nguyên nhân gây ra trạng thái cường androgen (hormone sinh dục nam). Ở người phụ nữ không mang thai, androgen do thượng thận và buồng trứng tiết ra với lượng vừa phải. Những bất thường ở 2 bộ phận này là nguyên nhân gây tăng tiết androgen: hội chứng buồng trứng đa nang, u tân sinh ở buồng trứng, các tình trạng tăng năng hoặc tăng sản tuyến thượng thận…
Ngoài ra các vấn đề về nội tiết khác như: bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing, tăng prolactin trong máu, rối loạn chuyển hóa insulin, suy giáp… cũng gây ra rậm lông thông qua các hoạt động chuyển hóa trung gian. Cường androgen cũng có thể là hậu quả do dùng các thuốc uống đưa thêm chất này vào cơ thể như một số thuốc ngừa thai, thuốc nội tiết; hoặc các thuốc khác như cyclosporin, minoxidil, phenytoin, coricoid liều cao, psoralen, penicillamine…
Béo phì, thai nghén, người lưỡng tính, di truyền… cũng là những yếu tố có thể liên quan chứng rậm lông.
Rậm lông – lợi hay hại?
Những sợi lông, xét ở khía cạnh nào đó, là chốt tiền tiêu giúp da đỡ lạnh, đỡ nóng phần nào và còn là lớp phên thưa cản bụi. Ở đàn ông, lông tóc rậm rạp tạo dáng vẻ mạnh mẽ bên ngoài và là niềm tự hào rất riêng. Nhưng với phụ nữ, rậm lông thì ngược lại đó là nỗi buồn thầm lặng.
Rậm lông gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và tâm lý, làm người bệnh kém tự tin về bản thân. Rậm lông không phải là một bệnh mà là một biểu hiện của những bệnh lý khác trong cơ thể, đặc biệt nếu nó phát triển dữ dội sau lúc dậy thì. Khi nào cần đi khám bệnh? Trong đa số trường hợp, rậm lông chỉ là một thể hiện bất lợi về mặt thẩm mỹ. Các trường hợp hiếm hơn thì rậm lông là dấu hiệu chỉ điểm của những bệnh lý khác vừa nêu. Bạn gái nên đi khám bệnh nếu lông mọc nhiều ở những vị trí bất thường như đã kể trên, nếu có bất thường về kinh nguyệt như vô kinh, kinh ít, kinh thưa, rối loạn vòng kinh…, hoặc giọng nói của bạn từ âm sắc cao nay lại trầm đi…
Có nhiều cách để loại bỏ đi những sợi lông không mong muốn, như: tẩy lông tạm thời – chỉ tẩy phần lông nằm trên bề mặt da, gốc lông ở dưới da vẫn còn, lông vẫn tiếp tục ra thậm chí có khuynh hướng mọc dày và sậm màu hơn; dùng biện pháp hóa học như thoa một số thuốc tẩy lông, các thuốc này làm nhũn sợi lông đi và chúng sẽ bị tróc ra khỏi bề mặt da – phương pháp này có thể gây kích ứng da cho một số người và lông vẫn mọc ra sau đó; tẩy lông vĩnh viễn – làm ức chế sự phát triển của lông ngay từ mầm nhú và do đó lông không có khả năng mọc lại, nhưng giá thành cao và lâu (phải mất từ 5-6 tháng, thậm chí cả năm mới hoàn tất việc tẩy lông một cách trọn vẹn)…
Theo Thanh Niên
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường