BÍ MẬT NAM KHOA (KỲ CUỐI)

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Ai cũng biết con cái là do mẹ sinh ra. Phải chăng vì vậy mà khi bị vô sinh, người ta đều đổ lỗi cho nữ giới? Nhà triết học vĩ đại Aristote đã nói: ‘Những người đàn ông bệnh tật, nghiện rượu và chơi bời không thể có con’. Vậy mà ‘tội’ không có con lúc nào cũng thuộc về phụ nữ.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng theo dõi cuộc trao đổi giữa  EVA.vn với Ts – Bs Lê Vương Văn Vệ (LVVV) – Giám đốc Trung tâm Nam học và hiếm muộn Hà Nội:

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể nói vài điều về ‘hiếm muộn’?

Bs LVVV: Theo WHO, hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau ít nhất một năm quan hệ tình dục bình thường, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Người càng lớn tuổi, đặc biệt sau 35 tuổi, khả năng có thai sẽ giảm. Hiện nay người ta có khuynh hướng rút ngắn thời gian chẩn đoán hiếm muộn xuống 6 tháng (thay vì 1 năm) cho những cặp vợ chồng lớn tuổi (trên 35 tuổi). Do đó, bạn nên đi điều trị sớm nếu có vấn đề về hiếm muộn .

Hiện nay tỷ lệ hiếm muộn là thế nào? So với trước đây tăng hay giảm?

Bs LVVV: Trên thế giới có khoảng 10 – 15% cặp vợ chồng có vấn đề liên quan đến hiếm muộn. Tuy nhiên, tỉ lệ hiếm muộn ở một số quốc gia có thể cao hơn do hoàn cảnh và tập quán sinh sống. Ví dụ ở Pháp, một nghiên cứu ước tính có khoảng 18% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản có vấn đề hiếm muộn. Ở nước ta, tuy chưa có thống kê, nhưng con số này ước tính khoảng 12%. Như vậy là tỷ lệ này có gia tăng (những năm 60 chỉ có 6 – 7%).

Cho tới nay nhiều người vẫn cho rằng hiếm muộn là do nữ giới, có phải thế không thưa bác sĩ?

Bs LVVV: Theo nghiên cứu, nguyên nhân của tình trạng không có con do bên nam và bên nữ ngang nhau. Nguyên nhân do vợ là 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân.

Thưa bác sĩ, trong những năm gần đây, nguyên nhân thường gặp đối với nam giới hiếm muộn là gì ạ? Tầng lớp nào bác sĩ điều trị nhiều nhất?

Bs LVVV: Thường gặp nhất là những bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng, chiếm đến 90% trường hợp hiếm muộn do nam giới. Tầng lớp xã hội không quyết định tỷ lệ hiếm muộn, nhưng theo thống kê của Trung tâm trong những năm gần đây, tầng lớp trí thức thường có nguy cơ bị ‘trục trặc’ sinh lý. Đấy là tôi chỉ nói trục trặc, chứ không phải là hiếm muộn, nhưng có những trục trặc sinh ra vô sinh. Tại sao lớp trí thức lại hay gặp phải, bởi do nhận thức hiện nay đã tốt hơn, họ không còn e ngại chuyện đi khám ‘cậu nhỏ’, bên cạnh đó là do thói quen về nếp sinh hoạt của cuộc sống hiện đại gây nên…

Trong trường hợp hiếm muộn, hiện nay nước ta đã có những phương pháp điều trị nào?

Bs LVVV: Điều trị vô sinh cũng giống như điều trị bệnh lý khác, bước đầu phải tìm nguyên nhân gây vô sinh. Để đơn giản hóa vấn đề này, hiện nay người ta dựa vào tinh trùng để phân loại: Vô sinh do không tinh trùng và vô sinh do ít về số lượng và giảm về chất lượng.

Có thể điều trị bằng phương pháp Nội khoa (dùng thuốc); Ngoại khoa (can thiệp phẫu thuật hoặc thủ thuật); hoặc kết hợp giữa Ngoại khoa và Nội khoa. Có trường hợp cần điều trị Y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền.

Hỗ trợ sinh sản:

– Thụ tinh nhân tạo hay là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

– Thụ tinh ống nghiệm: Thụ tinh ống nghiệm cổ điển (IVF) hay ICSI (chỉ sử dụng 1 tinh trùng bình thường bơm vào tương bào trứng).

Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm là bao nhiêu thưa bác sĩ?

Bs LVVV: Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào tuổi người vợ (chất lượng noãn), chất lượng tinh trùng. Tuổi càng trẻ tỷ lệ thành công càng cao. Trung bình tỷ lệ thành công là 25 – 30%. Chi phí cho một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm khoảng 35 – 45 triệu đồng (thường phải điều trị ít nhất 3 chu kỳ).

Có nhiều người cho rằng các em bé sinh ra từ ống nghiệm phát triển không bằng những trẻ bình thường khác, bác sĩ giải thích như thế nào về vấn đề này?

Bs LVVV: Từ em bé thụ thai đầu tiên (1978) trong ống nghiệm thành công đến nay, trên thế giới đã có hàng triệu trẻ em ra đời bằng phương pháp này. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em được sinh ra bằng phương pháp thụ thai trong ống nghiệm và trẻ em thụ thai tự nhiên không có sự khác biệt về trí tuệ cũng như thể trạng.

Các bạn hãy yên tâm khi điều trị bằng phương pháp này.

Câu hỏi cuối dành cho bác sĩ, nghề nghiệp và đồ ăn có gây vô sinh?

Bs LVVV: Ăn uống và nghề nghiệp không phải là vấn đề quyết định tỷ lệ hiếm muộn. Bởi những đất nước, chủng tộc, vị trí địa lý khác nhau có thói quen ăn uống khác nhau, ngay trong một nước, các dân tộc khác nhau cũng có thói quen ăn uống không giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn dùng những chất có ảnh hưởng đến tinh trùng (rượu, thuốc lá…) hay làm ở những nơi gây ảnh hưởng đến sinh tinh trùng thì có nguy cơ mắc những bệnh cũng có thể dẫn tới vô sinh cao hơn.

theo eva.vn

TRUNG TÂM NAM HỌC VÀ HIẾM MUỘN HN

Đ/c: Số 7/389 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN

Đ/t: 04.7913093 – 0903251961

Email: [email protected]

Khám, Tư vấn, Điều trị

Nam học: Dị tật bẩm sinh hệ sinh sản; Rối loạn sinh lý tình dục; Bệnh mắc phải hệ sinh sản

Vô sinh Nữ – Nam: Thụ thai nhân tạo; Trữ lạnh tinh trùng

Với sự tham gia của đội ngũ Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa sâu, trang thiết bị hiện đại nhất, ngân hàng tinh trùng, thụ thai nhân tạo, phẫu thuật Laser – vi phẫu thuật

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Leave a Reply