Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Mẹ tôi 81 tuổi, bị bệnh tiểu đường tuýp 2 từ 15 năm nay. Năm ngoái mẹ tôi bị người khác vô ý giẫm vào ngón chân gây ra vết thương ở ngón cái. Vết loét bị ăn sâu và lan ra các ngón khác khiến mẹ tôi đau đớn và đến nay ngày càng trầm trọngHiện giờ mẹ tôi vẫn uống thuốc trị bệnh tiểu đường và kháng sinh nhưng không hiệu quả trong việc điều trị vết thương ở chân. Tôi đọc trên mạng được biết Bệnh viện Đại học Y Dược có phương pháp mới điều trị bệnh hoại chi ở người bệnh tiểu đường. Muốn được điều trị theo phương pháp đó thì mẹ tôi phải làm những thủ tục gì.
– Thạc sĩ-bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng Phòng Khám Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trả lời: Theo lời kể của bạn thì mẹ bạn có thể đang bị nhiễm trùng chân nặng. Và do có bệnh đái tháo đường nên vết thương khó lành và diễn tiến xấu. Bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện ngay để được chăm sóc vết thương, dùng kháng sinh thích hợp và kiểm soát đường huyết vì nếu chậm có thể khó giữ được bàn chân. Về vấn đề điều trị hoại tử chân rất khó để trả lời gián tiếp qua thư từ, mà phải đánh giá mạch máu từng ca cụ thể.
Theo NLĐ
Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để diệt virus phòng các bệnh dịch.
- Khi ở trong phòng, hãy để ý gài chốt an toàn đề phòng trộm cướp, mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người theo một món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Để tự vệ khi bị cướp hoặc khủng bố, bạn nên tự học Vịnh Xuân Quyền.
- Hãy tìm hiểu cách bạn có thể tăng năng suất công việc gấp 3 lần khi sử dụng công cụ quản lý tại Trello Việt Nam.
Bài viết Vết thương lâu lành do bị đái tháo đường ( https://www.meo.vn/vet-thuong-lau-lanh-do-bi-dai-thao-duong.html ) được sưu tầm bởi Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Xin vui lòng giữ nguồn khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.