Mất kinh ba tháng và hay bị nấm – Chữa thế nào

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Hỏi:

Tôi năm nay 24 tuổi, có chồng được hai năm. Năm 2005, tôi có thai nhưng bị thai lưu. Nay thỉnh thoảng cứ hai tháng tôi mới có kinh một lần. Ba tháng qua tôi không thấy có kinh…

Đi thử thì không thấy có thai. Gần đây tôi rất hay bị nấm ở âm đạo. Bác sĩ kê cho tôi thuốc về đặt. Khỏi được mấy tuần rồi bị lại. Tôi tiếp tục đặt thuốc. Khi thấy hết, tôi không đặt nữa. Nhưng cũng chỉ được mấy tuần lại bị lại. Hai vợ chồng tôi rất lo lắng. Mong bác sỹ tư vấn giùm tôi. Trần Thuý Hồng  (Email:[email protected])

Trả lời:

Phụ nữ trong tuổi hành kinh, thấy rồi lại ngưng, rồi vài tháng lại thấy, lại ngưng như bạn hỏi là kinh bế hay còn gọi là trẩn huyết. Có rất nhiều nhân tố gây ra bệnh này, nhưng không ngoài nguyên nhân huyết khô (huyết hư) và huyết trệ.

1. Huyết khô (huyết hư) là âm huyết hư kém, hoặc hư quá rồi đưa đến huyết khô kiệt, như dòng nước cạn nguồn, không còn có huyết để đưa xuống mà có kinh nguyệt.

Có 4 nguyên nhân dẫn đến huyết khô. Một là huyết hư, do thổ huyết, sảy thai, nạo thai, thai lưu, đẻ mất nhiều máu.

Hai là tỳ hư do ăn uống không đầy đủ, không điều độ, ăn uống không tiêu hóa, chuyển hóa được. Ba là lao tổn, do phải làm việc quá nặng nhọc, lo nghĩ quá độ. Và bốn là vị nhiệt, do vị nhiệt nung nấu nên bể huyết khô cạn.

2. Huyết trệ là huyết vốn không hư, chỉ vì tà khí ngăn cách mà nghịch lên trên nên đường kinh bị trì trệ, kinh huyết không hành. Nhân tố sinh ra huyết trệ thường có bốn loại.

Một là phong hàn, do gió lạnh, tà khí xâm nhập vào trong cửa tử cung, kết đọng ở mạch xung, mạch nhâm làm cho đường kinh bị ngăn lại. Hai là khí uất, do tinh chí uất ức, dẫn đến khí không lưu thông, kinh mạch bế tắc nên kinh nguyệt không hành.

Ba là đờm tắc, do đờm thấp không lưu thông được, làm cho tắc lại ở cửa tử cung, làm kinh nguyệt không hành. Và bốn là huyết ứ, do huyết ứ ngưng đọng mà kinh nguyệt không hành.

Tốt nhất, bạn nên đến phòng chẩn trị y học cổ truyền để khám và điều trị. Với mỗi thể bệnh và triệu chứng lâm sàng khác nhau sẽ có bài thuốc riêng đặc hiệu.

Còn việc bị nấm ở âm đạo là do cách chữa trị không triệt để như bạn mô tả nên không khỏi được bệnh. Nấm ở âm đạo là nấm Chlamydia Tracomatis gây viêm niệu đạo – sinh dục, lây truyền là do giao hợp với người bị nhiễm C. Tracomatis. Đối với người đã có gia đình là lây từ người chồng qua vợ và ngược lại. Vì vậy phải điều trị cả hai vợ chồng mới khỏi hẳn được.

Nấm C. Tracomatis đối với nữ giới có các hình thái biểu hiện như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, và hội chứng đái khó, đái nhiều lần.

Vợ chồng bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc khoa da liễu để khám và điều trị.

24H.COM.VN (Theo Tiền Phong)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Leave a Reply