Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
Một trong những điểm yếu ở vẻ đẹp của người châu Á là cái mũi. Hầu hết người Á Đông thường có mũi thấp, đầu mũi to… trong khi mũi là trung tâm của khuôn mặt. Vậy có nên chỉnh sửa mũi và chỉnh sửa như thế nào?
Mũi Hàn Quốc là gì?
Mũi Hàn Quốc mà nhiều người quan tâm thực ra không phải là đặc trưng của người Hàn. Khái niệm ‘mũi Hàn Quốc’ chỉ có nghĩa là ‘mũi giống các diễn viên Hàn Quốc’: dài thanh mảnh, chạy từ gốc mũi đến đầu mũi, đầu mũi gọn, hai lỗ mũi hình tam giác, cánh mũi không to. Mũi cao chạy lài từ gốc mũi đến đầu mũi, khoảng cách hai mắt ở gốc mũi không xa nhau
![]() |
Diễn viên Hàn Quốc Kim Tea Hee |
Khi nào cần chỉnh sửa mũi và chỉnh sửa thế nào là hợp lý?
Chỉnh hình mũi thường áp dụng cho những trường hợp sau: sóng mũi thấp, đầu mũi lớn (mũi lân), cánh mũi quá to, mũi hếch, mũi gồ…
Ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, mỗi năm có hàng chục ngàn người đi chỉnh sửa mũi. Nhưng, làm thế nào để chỉnh một cái mũi thật sự phù hợp với khuôn mặt của mỗi người là việc hết sức quan trọng và không dễ dàng đối với một số nhà giải phẫu thẩm mỹ.
Hội nghị Phẫu thuật thẩm mỹ châu Á được tổ chức tại Hàn Quốc vừa qua đã đưa ra những báo cáo hết sức thú vị về việc chỉnh hình mũi. Nhiều nơi đã giới thiệu về công nghệ sửa mũi Hàn Quốc nhưng hầu hết đều là chỉnh hình bằng cách nâng mũi cho cao.
![]() |
|
Những bộ phận nào của mũi cần chỉnh sửa?
Vì thế, khi làm đẹp mũi, có một thuật ngữ thường dùng là nâng mũi hơn là chỉnh hình mũi. Tại sao vậy? Vì hầu hết chúng ta đều làm cho mũi cao lên chứ không chỉnh hình tất cả các khiếm khuyết về mũi sao cho nó phù hợp với từng khuôn mặt, kể cả nhân tướng học của mỗi người.
Từ quan điểm đó, khi chỉnh hình mũi là chỉnh hình một phần hay toàn bộ phức hợp của mũi như sau:
– Nâng cao sóng mũi đơn thuần.
– Chỉnh mũi gồ do xương.
– Thu gọn đầu mũi (thường mũi lân).
– Làm nhọn đầu mũi, kéo dài chân mũi.
– Thu gọn cánh mũi.
– Chỉnh mũi hếch.
Mũi sau khi nâng phải đảm bảo các vấn đề như:
– Da đầu mũi và thân mũi không bị đỏ.
– Sóng mũi phải thẳng không lệch.
– Trụ mũi phải đứng thẳng.
– Hai mắt không bị kéo xếch.
Những biến chứng có thể gặp khi chỉnh hình mũi:
– Mảnh ghép bị đào thải, trường hợp này phải lấy ra.
– Nhiễm trùng có thể gặp, phải lấy ra để ổn định sau ba – sáu tháng sẽ phẫu thuật lại.
– Đỏ da sau nâng mũi, trường hợp này do nâng mũi quá cao, da không đủ, chất lượng mảnh ghép không tốt hoặc ghép sụn chưa hợp lý…
Nếu đánh giá chính xác các yếu tố trên để tạo nên một sự hài hòa giữa mũi và khuôn mặt thì việc chỉnh hình mũi chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả và làm cho người sửa mũi đẹp hơn.
Ths-Bs Nguyễn Phan Tú Dung
(Trung tâm Phẫu thuật thẩm mỹ Úc Châu)
(Theo PNO)
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường