Bệnh cảm lạnh ở trẻ: khi nào nguy hiểm?

Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.

Mặc dù chỉ gây các triệu chứng cảm lạnh nhẹ ở người lớn, nhưng khi nhiễm vi-rút hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV), trẻ nhỏ và những người hệ miễn dịch kém có thể chuyển thành bệnh rất nặng.

Theo bác sĩ Rahul Bhatia thuộc Đơn vị điều trị tích cực nhi khoa của Hệ thống Y tế Đại học Loyola (Mỹ): “Đây là một vi-rút rất dễ lây. Mặc dù thường đạt đỉnh điểm vào mùa đông, vi-rút có thể tiếp tục tác động tới cộng đồng vào đầu mùa xuân”.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Mỹ, RSV là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi. Phần lớn trẻ em bị phơi nhiễm RSV khi được 2 tuổi. Đáng tiếc là vẫn chưa có vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi virút này. RSV dễ dàng lây lan qua tiếp xúc với người và bề mặt bị nhiễm, vì vậy rửa sạch tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa vi-rút lây lan.

Các triệu chứng điển hình xuất hiện vào khoảng 5-7 ngày bị bệnh và có thể tiếp tục bị bệnh trong 10-15 ngày. Người có RSV thường dễ lây trong vòng 3-8 ngày, nhưng người có hệ miễn dịch yếu có thể lây trong 4 tuần.

Nếu con bạn ở tuổi đi học có các triệu chứng cảm lạnh, tốt nhất là giữ trẻ cách ly với những anh chị em khác để tránh lây nhiễm.

Các triệu chứng RSV thay đổi theo tuổi và có thể giống với triệu chứng của cảm lạnh:

- Trẻ ngày càng khó thở hơn

- Phập phồng cánh mũi

- Chán ăn

- Thở không đều

- Ít đi tiểu

(Theo Dantri)

Mẹo sống an lành, làm hiệu quả:

Bài viết: Bệnh cảm lạnh ở trẻ: khi nào nguy hiểm? (https://www.meo.vn/benh-cam-lanh-o-tre-khi-nao-nguy-hiem.html) được biên tập bởi công sức của BTV Mẹo vặt hay (https://www.meo.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *