Với tình hình dịch COVID-19 do virus Corona đang bùng phát tại Việt Nam, Meo.vn khuyên dùng Nước rửa tay khô để diệt khuẩn phòng bệnh.
2h30 thứ 6 ngày 26/6/2009, VietNamNet sẽ thực hiện giao lưu trực tuyến về bệnh cột sống với chuyên gia chỉnh hình và phẫu thuật cột sống Singapore – bác sỹ Tan Chong Tien. Theo tuổi tác, cột sống dần thoái hóa, dẫn đến các bệnh cột sống rất nguy hiểm như thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo đốt sống do thoái hóa, gãy đốt sống do loãng xương… Hãy tham gia đặt câu hỏi với bác sỹ Tan Chong Tien ngay bây giờ về những dấu hiệu của cột sống của bạn.
Tuổi tác đánh gục cột sống
Theo nghiên cứu, cứ 5 người thì 4 người mắc chứng đau cột sống ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhẹ thì chỉ đau lưng, đau cổ. Mức độ vừa, bệnh nhân thỉnh thoảng xuất hiện các cơn cấp tính, đau không di chuyển, ăn ngủ được. Mức độ nặng: tê bì, yếu chân tay, tiểu tiện không tự chủ.
Đối tượng dễ bị căn bệnh này dòm ngó là người có tuổi, vì càng lớn tuổi, cột sống càng bị lão hóa. Thứ đến là giới trẻ tuổi là nhân viên văn phòng, do cách ngồi làm việc không đúng tư thế; những người lao động nặng nhọc: bê vác nặng gây xiêu vẹo cột sống. Khoảng 80% các vấn đề đau lưng là do quá trình lão hóa và còn lại có thể là do chấn thương, viêm nhiễm hoặc có khối u.
Theo bác sỹ Tan Chong Tien, các bệnh có liên quan đến đĩa đệm như thoái hóa hay sa đĩa sống thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40 trong khi đó những người có độ tuổi từ 50 trở lên lại mắc các bệnh có liên quan đến mặt khớp, đốt sống và thân đốt sống như hẹp ống sống, loãng xương. Ngoài ra, các thói quen xấu trong sinh hoạt như ít vận động, không đúng tư thế, hút thuốc hay béo phì cũng gây ra đau lưng.
Hy vọng gì ở điều trị hiện đại?
Hiện nay phương pháp điều trị phổ biến tại Việt Nam vẫn là ‘hàn xương’, gắn xương vào với đĩa đệm. Cách làm này có nhược điểm là sẽ làm cột sống mất đi sự chuyển động tự nhiên của cột sống. Chỗ bị gắn không thể cử động linh hoạt được nữa. Thêm vào đó, do bị gắn chắc với nhau nên nó sẽ lại gây áp lực lên các đốt sống và đĩa đệm khác, khiến các đĩa đệm và các đốt sống này lại bị tổn thương.
Một số bệnh viện lớn trên thế giới hiện nay đã áp dụng phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. Cách làm này giúp cho xương sống vẫn linh hoạt chuyển động theo cử động của đốt sống. Tỉ lệ thành công đối với các ca phẫu thuật lên đến 98%. Chi phí trung bình cho phẫu thuật đĩa đệm tại Singapore khoảng 8,000 đô la Sing. Tuổi thọ của đĩa đệm nhân tạo này trong cơ thể có thể lên tới 20 năm.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cho phép các bác sĩ thực hiện mổ nội soi thay vì mổ mở, giúp giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân và vết mổ chóng lành hơn. Các biện pháp điều trị không cần tới phẫu thuật như tiêm steroid ngoài màng cứng hay vào rễ thần kinh đôi khi cũng có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống. Vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ. Phương pháp này sử dụng sức nóng của sóng xạ để tạo ra một rãnh nhỏ ở đĩa đệm và nhờ đó giảm áp lực bên trong đĩa đệm.
Phương pháp bơm chất xi-măng xương vào đốt sống bị tổn thương nhờ sự hỗ trợ hình ảnh X quang cũng giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi cơn đau.
Nhân chuyến công tác tới Hà Nội của chuyên gia về chấn thương và đau cột sống – bác sỹ Tan Chong Tien, VietNamNet thực hiện giao lưu trực tuyến giữa bác sỹ với độc giả vào lúc 2h30h chiều thứ 6 ngày 26/6/2009. Hãy đặt câu hỏi cho bác sỹ ngay bây giờ tại đây.
Theo VietNamNet
- Mang theo một lọ tinh dầu thiên nhiên để phòng các bệnh dịch.
- Hãy để ý gài chốt an toàn và mở hé với chặn cửa móng ngựa cho thoáng.
- Nên đeo trên người món trang sức đá phong thuỷ để gặp may mắn.
- Tăng năng suất công việc gấp 3 tại Trello Việt Nam.
- Tìm hiểu và mua thiết bị y tế để kiểm tra sức khoẻ, test nhanh, đo huyết áp
- Tìm hiểu và mua thiết bị điện tại Hecico để có giá tốt nhất thị trường