Lưu trữ cho từ khóa: sát trùng

Hôi miệng – Coi chừng bệnh nguy hiểm

Các bác sĩ khẳng định, ngoài nguyên nhân do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nội tạng nguy hiểm.

Chồng lạnh nhạt vì miệng vợ hôi

Suốt mấy tháng nay, thấy chồng hững hờ chuyện chăn gối, thậm chí né tránh vợ, chị Thúy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi ngờ chồng có bồ nhí. Hậm hực nhưng chưa có chứng cứ để “vạch mặt”, chị âm thầm chịu đựng.

Một hôm, tình cờ chị nghe chồng tâm sự với ông bạn thân rằng anh không thể gần gũi hay đối diện với vợ bởi vì thời gian gần đây hơi thở của chị có mùi hôi rất khó chịu.

Nghe thấy những tâm sự của chồng, chị Thúy bất ngờ và thấy khó tin vì hàng ngày chị vẫn vệ sinh răng miệng rất chu đáo, còn sử dụng nước súc miệng. Tự kiểm nghiệm và chị phải thừa nhận đúng là hơi thở mình có vấn đề thật.

Cẩn thận chị Thúy đến bệnh viện Răng – Hàm – Mặt tìm hiểu nguyên nhân. Bác sĩ xác nhận răng lợi của chị vẫn bình thường và khẳng định không phải nguyên nhân gây hôi miệng. Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Chị đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ kết luận chị bị viêm xoang rất nặng, cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngoài chị Thúy, còn rất nhiều người bất ngờ bị hôi miệng mà nguyên nhân lại xuất phát từ viêm amidan, viêm xoang, viêm phổi, phế quản hoặc do các bệnh lý toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh suy thận, bệnh gan…

Bác sĩ còn cảnh báo chứng hôi miệng của chị có thể do mắc các bệnh nội tạng.

Coi chừng bệnh nguy hiểm

Hôi miệng là bệnh khá phổ biến của người Việt. Ngoài nguyên nhân do các bệnh về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém, lưỡi bẩn, bênh nha chu, khô miệng, chân răng nhiễm trùng… thì hôi miệng còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Nếu như trước đây, ngoài các vấn đề về răng miệng, chứng hôi miệng còn được cho là do hở van tâm vị thực quản thì ngày nay, nguyên nhân hôi miệng phức tạp hơn nhiều. Triệu chứng này còn là biểu hiện khi cơ thể bị viêm nhiễm ở một số bộ phận như viêm dạ dày, viêm thực quản, hẹp môn vị, loét dạ tràng… Ngoài các bệnh dạ dày, các nguyên nhân khác như viêm amiđan, viêm mũi, viêm họng… cũng có thể gây hôi miệng.

Các bác sĩ cho biết, ngoài các triệu chứng để nhận biết cơ thể bị nhiễm trùng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng… thì cũng phải kể đến dấu hiệu hôi miệng. Vì vậy mà những bệnh nhân bị loét hoặc có khối u thì miệng có mùi hôi là điều rất dễ hiểu. Đó là biểu hiện các chất hoại tử trong cơ thể đang chuyển sang giai đoạn lên men nên gây hôi.

Điều đáng nói là đa phần người bị hôi miệng không tự phát hiện ra bệnh của mình. Hầu hết họ chủ quan nghĩ rằng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch là khỏi chứ không nghĩ đến nguy cơ các bệnh nguy hiểm khác.

Điển hình như trường hợp của chị Thúy, dù hơi thở có mùi hôi từ nhiều ngày nhưng chị không hề hay biết. Cũng may chị là người cẩn thận nên khi phát hiện sự thật này chị đã đi khám thật kỹ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nên điều trị kịp thời.

Bác sĩ  Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Ngoài nguyên nhân phổ biến là các bệnh về răng miệng, bệnh hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nhiều người dù đã giữ gìn vệ sinh răng miệng rất tốt nhưng vẫn bị chứng hôi miệng thì càng cần phải cẩn thận vì có thể đó là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Khi đột ngột bị hôi miệng nặng, tốt nhất bạn nên đi khám xác định rõ nguyên nhân, chữa trị tận gốc, tránh những tai biến đáng tiếc. Không nên tìm đến các loại nước thơm để xử lý vì đó chỉ là giải pháp khắc phục tạm thời, sau đó mùi hôi sẽ tăng lên.

Vì vậy, trước mắt, những gì bạn có thể làm để hạn chế mùi hôi từ miệng hiệu quả nhất là thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả như đánh răng thường xuyên (ngày 2 lần sau bữa ăn), cạo sạch bẩn ở lưỡi, dùng dung dịch sát trùng miệng, thay đổi thói quen ăn uống (giảm bớt tỏi, hành, các chất gia vị, rượu), không nên hút thuốc lá, đi khám răng miệng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc các răng sâu, thay răng giả bị hỏng, điều trị bệnh nha chu…

(Theo Tri thức trẻ)

 

Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp

Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà còn có công dụng chữa bệnh. Tỏi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau, như ăn sống, chế biến thức ăn, ngâm với rượu hoặc giấm. Mỗi ngày ăn 10 gr tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tỏi có tác dụng gần giống với thuốc kháng sinh; tăng sức đề kháng của cơ thể; giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn, vi rút xâm nhập; là chất xúc tác giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm; chống lại các bệnh tim mạch; phòng và trị chứng cảm lạnh và cảm cúm rất hay.

Tỏi còn được dùng trong bệnh thấp khớp. Có thể làm như sau: dùng độ 40 gr tỏi (đã bóc sạch vỏ), cắt nhỏ cho vào lọ ngâm cùng với 100 ml rượu trắng (45 độ), ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc lọ, ban đầu chỉ có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ. Ngày dùng 2 lần (sáng 40 giọt trước khi ăn sáng, và tối 40 giọt trước khi đi ngủ). Do lượng uống mỗi lần như thế rất ít, nên cần thêm nước chín để nguội vào để uống.

Lưu ý, không dùng tỏi trong trường hợp đang dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường, hoặc đang dùng thuốc điều trị chứng máu loãng.

Theo Lương y Phạm Như Tá / Thanhnien Online

Chữa suy nhược thần kinh, ho khan… bằng rau má

Rau má là loài rau dại ăn được, là vị thuốc thông dụng giúp sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Rau má

Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.), là thứ rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Suy nhược thần kinh: nghiền bột lá rau má đã phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30 – 60g, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5 – 25g cho trẻ em.

Say nắng, say nóng: lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.

Rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.

Ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: rau má tươi 100g, rửa sạch, vắt lấy dịch uống.

Suy giảm trí nhớ, thị lực: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3 – 5g.

Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy: lấy 3 – 4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn trẻ.

Thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3g bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày, ngay sau khi hết kinh. Bài thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Lưu ý, không dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc, dẫn đến hôn mê. Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)

Cây diếp cá có trị được bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ, đã điều trị đông, tây y nhiều năm nhưng không dứt bệnh. Tôi nghe nói rau diếp cá trị được bệnh trĩ. Vậy xin hỏi nếu đúng thì sử dụng thế nào? Thời gian trị bao lâu mới khỏi bệnh, mua ở đâu? Có điều trị được bệnh khác không?

Phan Văn Nhựt – Q.2, TP.HCM và một số bạn đọc

Cây diếp cá

Cây diếp cá

Dược sĩ Lê Kim Phụng – khoa y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM:

Cây rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá hay cây lá giấp. Diếp cá có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác dụng giải độc, sát trùng, chống viêm loét. Nhân dân dùng làm gia vị, rau ăn sống.

Diếp cá chữa được các trường hợp bệnh sau: sởi, mề đay; viêm tuyến vú, viêm tai giữa; đau mắt, nhặm mắt đỏ; viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận; viêm ruột, lỵ; phụ nữ kinh nguyệt không đều; bệnh hoa liễu, các bệnh ngoài da.

Đặc biệt, diếp cá được dùng chữa trĩ, lòi dom: dùng lá diếp cá tươi hoặc hơi khô nấu nước xông hậu môn (nếu muốn để lâu nên phơi trong mát cho héo nhưng còn màu xanh, không nên phơi nắng to sẽ làm héo lá, mất hoạt chất).

Sau đó ngâm và rửa hậu môn lúc nước còn nóng, mỗi lần 10 phút. Có thể giã lá tươi đắp vào chỗ đau. Nên uống cùng lúc với 50g lá tươi giã vắt lấy nước, thêm tí muối cho bớt tanh. Uống mỗi ngày 50-100g lá tươi, liên tục trong ba tháng. Nếu muốn mua nhiều, bác có thể liên hệ các cửa hàng thuốc nam ở đường Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TP.HCM (đối diện Bệnh viện Chợ Rẫy ).

Lê Nga / ST

Lợi ích của chanh

– Do đặc tính kháng khuẩn cao, chanh được xem là liệu pháp tuyệt vời để giảm cúm, cảm lạnh hay sốt. Vắt chanh vào ly nước ấm, hòa thêm vào một ít đường hoặc mật ong rồi uống.

– Cổ họng đau rát, lấy chanh tươi vắt vào ly nước ấm, thêm ít muối, khuấy đều rồi dùng để súc miệng ngày 2-3 lần.

– Do chứa hàm lượng kali cao nên chanh rất có ích đối với những người bị các bệnh liên quan đến tim mạch. Những người thường xuyên dùng chanh có thể phòng được chứng xơ cứng động mạch, cao huyết áp.

Ảnh: Đ.N.Thạch

– Chanh giúp loại bỏ những độc tố trong máu, vì thế có tác dụng lọc máu rất tốt.

– Vì chứa nhiều vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, nên chanh có tác dụng chống lại các vi khuẩn gây hại rất hữu hiệu.

– Dùng nước cốt chanh xoa vào nướu răng bị thương tổn có thể giảm bớt sự khó chịu. Có thể làm sạch răng bằng cách nhỏ một vài giọt nước cốt chanh vào kem đánh răng.

– Uống nước chanh vài lần trong ngày sẽ có tác dụng làm dịu, thư giãn cơ thể, từ đó giúp giảm trầm cảm và giảm căng thẳng.

– Nhờ chứa lượng a xít lớn nên chanh có công dụng đặc biệt trong việc tẩy sẹo thâm.

– Ngoài tác dụng giải khát, nước chanh đồng thời làm giảm sự thèm ăn, nên rất hữu ích cho những người muốn giảm cân.

– Dùng bông gòn thấm nước cốt chanh và chấm lên vết thương do côn trùng cắn trong vài phút để sát trùng vết thương.

– Nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc cần giảm bớt các chất lỏng trong cơ thể thì chanh là một liệu pháp tự nhiên rất hiệu quả. Uống nước chanh sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Thảo dược giảm đau răng mùa lạnh

Một số loại củ quả, hoa lá quen thuộc có tác dụng chữa đau răng rất hữu hiệu.

Bạn đang thưởng thức một bộ phim hay tại nhà. Đột nhiên chiếc răng đau nhói làm bạn chẳng thể tập trung. Khi đó, bạn chỉ muốn nhổ ngay “kẻ phá quấy”. Trước khi đến tìm nha sĩ, bạn có thể khắc phục cơn đau bằng cách sau:

Muối hạt: Muối ăn (muối biển, muối hạt) có thành chủ yếu là natri clorua (NaCl) và một số khoáng chất vi lượng có tác dụng sát trùng cao.

Khi bị đau răng, bạn pha một ly nước ấm với hai thìa cà phê muối, mỗi giờ súc miệng từ một đến hai lần. Bạn cũng nên dùng nước muối pha loãng súc miệng sau mỗi bữa ăn để phòng chống bệnh chảy máu ở lợi.

Đinh hương: Trong đinh hương có chứa eugenol. Đây là một chất gây tê dây thần kinh và giảm đau, có tính sát khuẩn, giảm thiểu sự nhiễm trùng. Vì vậy, đinh hương có tác dụng đặc biệt khi điều trị đau nhức răng.

Khi đau răng, để ngăn chặn sự nhiễm trùng trong miệng, bạn nhai vài nụ hoa hoặc một ít thân cây đinh hương rồi ngậm trong miệng.

Ngoài ra, bạn có thể mua lọ tinh dầu đinh hương tại các nhà thuốc, nhúng tăm bông vào tinh dầu rồi chà nhẹ xung quanh vùng răng đau nhức. Bạn lau liên tục đến khi hết cơn đau.

Quả kha tử: chứa tannin, axit luteoic, chebulinic, chebulic, chebulin, terchebin có tính chất kháng viêm, kháng nấm và sát trùng. Khi bị nhức răng âm ỉ, bạn nên đặt một miếng vỏ quả kha tử vào nơi bị đau. Quả kha tử già phơi khô có thể bảo quản lâu. Bạn có thể tìm mua tại các tiệm thuốc Đông Y trên phố Lãn Ông, Hà Nội và Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, TP.HCM.

Một số loại củ quả, hoa lá quen thuộc có tác dụng chữa đau răng rất hữu hiệu. (Ảnh minh họa)

Chữa đau răng bằng các loại lá

–    Lá trầu không: vị cay nồng, tính ấm, tiêu viêm, sát trùng. Khi có các dấu hiệu viêm lợi, chảy máu chân răng, bạn dùng 50g lá trầu sắc cô đặc thành cao, chấm liên tục vào chỗ răng bị đau đến khi khỏi hẳn.

–    Lá chanh: chứa tinh dầu có tính sát khuẩn, dùng để chữa răng lung lay. Bạn đun cách thủy 40g lá chanh tươi, chắt lấy nước. Sau đó, bạn dùng nước này ngậm khoảng 5 – 10 phút/lần, mỗi ngày ngậm từ 2 – 3 lần và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

–    Lá mướp: vị đắng, tính hàn, dùng làm thuốc kháng viêm. Bạn có thể dùng lá mướp phơi khô hoặc sao khô, tán nhỏ thành bột mịn bôi vào chỗ đau nhức, chảy máu. Cách này có tác dụng chữa chứng chảy máu chân răng kéo dài.

–    Lá bạc hà: có tính chất sát trùng, giúp hơi thở thơm tho. Bạn dùng lá bạc hà khô đặt vào chỗ đau trong 15 phút, đặt liên tục trong ngày. Phương thức này không chỉ giúp giảm đau mà còn có thể làm nướu chắc khỏe hơn.

Một số món ăn

Ngoài các vị thuốc dùng để ngậm, bôi trực tiếp vào chỗ răng đau. Đông Y còn có nhiều món ăn giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức răng khó chịu:

–    Chữa đau răng: Dùng 100g gạo lức, 1 lít nước, ninh nhừ thành cháo, cho thêm 60g thạch cao, đường trắng, ăn hai lần trong ngày.

–    Chữa sâu răng: ăn cháo huyền sâm với sinh địa, thục địa. Cách làm: 15g huyền sâm, 15g thục địa, 15g sinh địa, 100g gạo lức nấu thành cháo, ăn hàng ngày.

–    Chữa răng lợi chảy máu: 500g bì lợn, 250g táo Tàu, 250g đường phèn. Bì lợn làm sạch, thái miếng, đun nhỏ lửa trong hai giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút, sau đó đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ. Nấu tiếp hỗn hợp bì lợn và táo tàu đến khi bì lợn chín nhừ, cho thêm đường phèn chia thành 2 – 3 bữa, ăn trong ngày.

Với những trường hợp không thuyên giảm, bạn nên đến khám răng tại các phòng khám nha khoa để chữa trị triệt để. Hàng ngày, việc vệ sinh răng miệng là quan trọng. Bạn nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng, kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ hàm răng của bạn thêm chắc khỏe hơn.

Meo.vn (Theo Eva)

5 sự lựa chọn tẩy da chết toàn thân

Hàng chục hạng mục tẩy da chết được in trên menu đặt lại các spa hay thẩm mỹ viện luôn khiến bạn phải đau đầu cân nhắc. Nhưng nhìn chung, chúng chỉ là sự kết hợp từ 5 thành phần cơ bản nhất dưới đây

1. Đường

Đường là một trong những thành phần phổ biến nhất được sử dụng để đặc chế các hỗn hợp kem tẩy tế bào chết cho da. Có thể là đường cát, cũng có thể là đường đỏ, chúng đều mang lại hiệu quả làm bong da chết ở “chế độ” nhẹ nhàng. Nếu tự chế sản phẩm tẩy da chết tại nhà, bạn cần them một chút nước glycerin hoặc dầu ôliu, dầu dừa để đạt độ kết dính. Đường là lựa chọn phù hợp cho những người hài long với việc mài mòn da ở mức độ thấp.

2. Muối

Tẩy tế bào chết bằng muối đem lại hiệu quả mạnh mẽ hơn. Muối biển có hiệu quả mạnh mẽ hơn. Muối biển có khả năng chà xát mạnh và sâu, làm bong các lớp vẩy sừng và chất cặn bã ra khỏi bề mặt lỗ chân lông, rất hiệu quả. Đặc tính tẩy rửa và sát trùng mạnh của mối hữu ích cho loại da nhờn, đồng thời lại cân bằng độ ẩm cho da khô. Nếu thực hành một cách đơn giản nhất bạn chỉ cần lấy một cách đơn giản nhất, bạn chỉ cần lấy một nắm muối biển chà lên các vùng da trên cơ thể vài phút rồi tắm lại với nước sạch. Nếu muốn mềm mại, hãy trộn dầu và chất thơm để đặc trị làn da khô.

5 sự lựa chọn tẩy da chết toàn thân, Làm đẹp, bao phu nu, lam dep, thoi trang, tay da chet, lam dep da mat
Muối giúp làm sạch sâu cho lỗ chân lông.

3. Thảo dược

Có rất nhiều loại thảo dược có khả năng thanh tẩy da chết, tùy theo nhu cầu và mục đích của bạn. Chẳng hạn như lá bạc hà có nhiều chất khử trùng và diệt vi khuẩn, lá cây dâm bụt có khả năng thanh tẩy cao, nghệ tươi ngoài công dụng làm trắng liền sẹo và kháng viêm cho da còn có thể hoàn thành tốt vai trò chà xát lấy đi các tế bào da chết. Vỏ cam và hoa oải hương cũng được sử dụng nhiều trong các hỗn hợp thanh tẩy. Mùi hương của chúng được đánh giá cao trong việc trị liệu và thư giãn làn da, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm vô cùng sảng khoái.

4. Hạt cà phê

Chất kích thích tự nhiên này có khả năng làm tiêu biến những vùng da bọng mỡ, sần vỏ cam hương ở vị trí sau đùi, bắp chân hay bụng, nhờ vào việc phân giải va sắp xếp lại các tế bào da. Hạt cà phê đồng thời cũng giúp bạn xóa sổ các vết mạch máu chằng chịt hiện diện dưới lớp da mỏng.Tuy rằng thói quen uống nhiều cà phê có thể de dọa sự tươi sang của làn da, nhưng hạt cà phê xay nhỏ lại có công dụng loại bỏ các tế bào lão hóa và “hiệu chỉnh” vùng da bị xin màu. Nếu sử dụng hỗn hợp cà phê với vani, sô-cô-la hoặc các loại dầu và chất tạo hương khác, bạn sẽ hiểu ngay tại sao cà phê lại được ưa chuộng đến thế trong các phương pháp tẩy da chết tại thẩm mỹ viện.

5. Hỗn hợp dưỡng ẩm

Việc thanh tẩy và bào mòn da dễ dẫn đến triệu chứng da khô tạm thời. Bởi vậy, chất dưỡng ẩm là thành phần không thể thiếu trong các hỗn hợp tẩy da. Nếu nằm trong số hàng triệu người gặp vấn đề da khô hay thiếu độ ẩm, bạn bắt buộc phải để ý xem những thành phần này có góp mặt trong loại kem bạn sử dụng để tẩy da hay không.Bột yến mạch, hạnh nhân, sữa chua hay lô hội là các ứng viên sáng suốt nhất vừa giúp bạn làm sạch da, vừa cân bằng độ ẩm cần thiết để da tiếp tục phát triển khỏe mạnh.Tẩy da chết thực chất là một phương pháp trị liệu cho làn da. Bởi vậy, bất kể tẩy da ở spa hay ở nhà, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ về các thành phần chuẩn bị được chà xát trên cơ thể mình. Đặc biệt, cần cẩn thận hơn nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng.


5 sự lựa chọn tẩy da chết toàn thân, Làm đẹp, bao phu nu, lam dep, thoi trang, tay da chet, lam dep da mat
Tẩy da chết bằng khăn bông hoặc xơ mướp cũng có tác dụng tương tự.Nếu sở hữu làn da khỏe, bạn có thể thanh tẩy tế bào chết bằng việc sử dụng bông tắm, khăn hay xơ mướp tắm để kết hợp với sản phẩm tẩy tế bào chết chuyên dụng có chứa các hạt cát nhỏ (được gọi là scrub).Đối với da mụn hoặc da cực khô, da dày hoặc bị lột da do nắng, bạn phải nhờ đến các loại sản phẩm thanh tẩy có dạng gel, cream hoặc lotion. Những sản phẩm này thường chứa các axit alphal hydroxyl hoặc beta hydroxyl, axit gốc trái cây cũng đem lại công dụng tẩy tế bào chết hiệu quả.Với những ai có làn da nhạy cảm, các loại bột thanh tẩy gốc enzyme, các loại làm sạch, mặt nạ chứa enzyme phân hủy protein là sự chăm sóc nhẹ nhàng.


Meo.vn (Theo Đẹp)

 

 

7 loại mỹ phẩm dễ tìm

Ảnh: shutterstock
Có những thứ có thể giúp làm đẹp da một cách tự nhiên ngay trong tủ lạnh nhà bạn.

Yaourt để làm sạch da

Giàu chất béo, yaourt rất tốt đối với da. Sử dụng làm mặt nạ giúp tái tạo và nuôi dưỡng da khô, thiếu nước và thiếu nhờn. Có thể sử dụng yaourt như một dạng tẩy nhẹ để cho da trở nên mịn màng hơn.

Công thức tẩy nhẹ: trộn 1/2 hũ yaourt với một muỗng canh mật ong. Dùng cọ quét lên mặt và để cho mặt nạ khô nứt ra. Dùng các đầu ngón tay để kỳ cho bong ra và rửa mặt sạch trước khi thoa kem dưỡng hằng ngày.

Lòng trắng trứng giúp trẻ hóa

Khi làm bánh bạn có dư lòng trắng trứng? Hãy tận dụng để mang lại sức sống cho da. Nguyên liệu này rất lý tưởng để làm săn chắc da và tạo hiệu quả căng láng một cách tự nhiên.

Công thức: đánh lòng trắng với nĩa và dùng cọ quét lên da đã được tẩy sạch. Để thật khô, sau đó rửa nước thật sạch trước khi lau lại với lotion.

Kem tươi làm ẩm da

Không có gì nhiều chất béo bằng kem tươi để làm mềm lại những vùng da quá khô của cơ thể. Nó giúp giữ ẩm cho biểu bì khi sử dụng làm mặt nạ. Đối với tay thì thật sự là điều kỳ diệu!

Công thức: chọn loại kem tươi nguyên kem thật sệt, trộn với 3 muỗng canh dầu hạnh đào và vài giọt nước cốt chanh. Rửa sạch tay và thoa hỗn hợp kem này với cọ trước khi xỏ găng tay để bảo vệ mặt nạ. Để nghỉ 30 phút trước khi rửa lại nước sạch.

Dưa leo làm thanh khiết

Giàu vitamin, sát trùng và làm se lỗ chân lông, dưa leo rất lý tưởng để làm mờ da và cân bằng điều tiết bã nhờn. Có thể sử dụng các khoanh xắt mỏng để đắp mặt nạ hoặc dùng nước ép làm lotion.

Công thức lotion sáng da: đun sôi 1/2 lít nước. Mài một trái dưa leo và cho vào nước sôi. Hãm 5 phút và lọc lấy nước trong, cho vào chai thủy tinh sạch. Sử dụng như lotion hằng ngày. Có thể bảo quản được 48 giờ trong tủ lạnh.

Sữa nuôi dưỡng da

Tính năng làm mềm và nuôi dưỡng của sữa không có gì phải bàn cãi.

Công thức giúp mềm da: đun nóng 1/2 lít sữa và cho 4 muỗng canh mật ong. Trộn đều và cho vào bồn tắm nước ấm khoảng 38oC. Ngâm mình khoảng 20 phút trước khi xối lại nước lạnh.

Nước ép táo giúp loại bỏ gàu

Nhờ vào tính năng tái cân bằng và sát khuẩn cực nhẹ, táo thật sự là liều thuốc trị gàu hiệu quả.

Công thức lotion chống gàu: chọn nước ép táo tự nhiên không có thêm đường và giữ lạnh. Pha 500 ml nước táo với 500 ml nước và 150 ml dấm táo. Sử dụng hỗn hợp này thay thế cho nước xả sau cùng.

 

Meo.vn (Theo TNO)

Nghi án những nốt dị ứng trên da có thể gây suy thận

Trông đơn giản mà lại nguy hiểm đến vậy sao?

Em năm nay 16 tuổi. Nửa tháng trước em bị thủy đậu, mẹ có mua cho em 1 chai thuốc có chứa povidone iod về để bôi với liều lượng 3 lần/ngày. Thế nhưng em sử dụng được gần 1 tuần thì mặt bỗng sưng phù lên. Vì quá lo sợ nên em lập tức lên mạng để tìm kiếm thông tin và nhận ra là mình đã lạm dụng thuốc. Từ đó, em đã ngưng dùng thuốc luôn và mặt em cũng hết sưng. Nhưng nó lại bắt đầu nổi mẩn đỏ, ngứa, bong tróc rất rát, nhất là vào ban đêm khoảng từ 23h đến 2h sáng. Ngoài ra, em còn thấy mình bị ra mồ hôi nhiều hơn bình thường, phải uống nước nhiều nhưng đi tiểu ít và hay mắc tiểu. Đó có phải là triệu chứng của bệnh suy thận không ạ? (koolb…@yahoo.com)


Trả lời:

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị dị ứng povidone iod. Nguyên nhân do sử dụng quá liều loại thuốc này khiến cho thận phải làm việc quá sức để bài tiết, dẫn đến tình trạng rối loạn tiểu tiện.

Povidine là một loại thuốc được dùng để sát trùng trước khi phẫu thuật hay tiêm, truyền. Ngoài ra, nó còn được chỉ định để chữa trị một số bệnh ngoài da có liên quan đến sơ nhiễm hay bội nhiễm.

Povidon iod là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon (povidon), dễ tan trong nước và trong cồn. Dung dịch chứa 0,85 – 1,2% iod có pH 3,0 – 5,5 nên có tác dụng mạnh, có thể thấm nhanh qua da, đặc biệt là khi được dùng nhiều lần ở vùng da rộng và mỏng. Vì vậy, chế phẩm này có thể gây kích ứng tại chỗ khi sử dụng quá liều hoặc không pha loãng dung dịch theo tỉ lệ thích hợp trước khi bôi lên da. Cụ thể là nó có thể gây nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận. Không những thế, nó còn gây dị ứng, viêm da, thậm chí xuất huyết tại một số vùng da tiếp xúc với thuốc.

Tình trạng của em hiện nay đã khá nặng do đã lạm dụng thuốc trong một thời gian quá dài. Do vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín để được khám và tư vấn bệnh trực tiếp, tránh kéo dài để bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, hiện nay làn da của em đang bị tổn thương và có những triệu chứng tiêu cực nên em càng cần chú ý những điều sau:

– Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm hay dược phẩm bôi ngoài da nào khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

– Chăm chỉ bổ sung nhiều rau xanh và uống nhiều nước để giúp cơ thể bài tiết hết độc tố trong máu.
– Tránh xa các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò – gà, trứng, đồ hộp, các thực phẩm lên men như mắm, tương…

– Giữ gìn vệ sinh làn da, tránh rửa mặt bằng nước nóng và rửa mặt quá nhiều lần trong ngày.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Meo.vn (Theo Kenh14)

Bị tiểu đường nên biết đến trái sa kê

Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp…

Sa kê tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là loại cây được trồng nhiều ở miền Tây Nam bộ nước ta. Các bộ phận như trái, rễ, lá, vỏ và nhựa của cây sa kê có nhiều dược tính nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh.

Theo Đông y, cây sa kê có tác dụng tốt đối với một số bệnh về chuyển hóa. Cụ thể: Thịt của trái sa kê có tác dụng bổ tỳ, ích khí; hạt sa kê thì bổ trung ích khí, lợi trung tiện; vỏ cây có tác dụng sát trùng tiêu viêm, tiêu độc, dùng để trị ghẻ; nhựa cây sa kê pha loãng trị tiêu chảy, lỵ; rễ sa kê có tính làm dịu, sát khuẩn, dùng để trị ho, hen suyễn, các chứng rối loạn dạ dày, đau răng hay bệnh về da rất hiệu quả; lá sa kê phối hợp với lá đu đủ non tươi, giã với vôi để đắp trị mụn nhọt.Lá sa kê có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp…

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20111027-150103-1-IMG-3801.jpeg

Trong dân gian còn sử dụng lá sa kê để trị phù thũng hay viêm gan vàng da bằng cách lấy lá già (còn tươi) nấu uống. Lá sa kê còn có thể phối hợp với một số vị thuốc khác trị sỏi thận, gút, tiểu đường, tăng huyết áp…

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây sa kê.

– Chữa viêm gan vàng da: Lá sa kê tươi 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20 – 50g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

– Trị đau răng: Lấy rễ cây sa kê, nấu nước ngậm và súc miệng.

– Trị bệnh gút, sỏi thận: Dùng lá sa kê già (còn tươi) 100g, dưa leo 100g, cỏ xước khô 50g, cho 3 thứ vào nồi nấu lấy nước uống trong ngày.

– Trị chứng tăng huyết áp dao động: Dùng lá sa kê vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50g, lá chè xanh tươi 20g, nấu chung lấy nước uống trong ngày.

– Trị tiểu đường týp 2: Lấy lá sa kê già 100g (khoảng 2 lá), quả đậu bắp tươi 100g, lá ổi non 50g, cho vào nồi nấu lấy nước uống hằng ngày.

Lưu ý, chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.


Meo.vn (Theo NNVN)