Lưu trữ cho từ khóa: phát hiện sớm

Cách chăm sóc bệnh nhân bó bột chân tại nhà

Sau bó bột chân, phần lớn bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bó bột chân được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất động phần bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật.

Sau bó bột chân, phần lớn bệnh nhân được theo dõi và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ðể chăm sóc tốt bệnh nhân và người nhà cần chú ý như sau:

Sau khi bệnh nhân xuất viện người nhà cần chuẩn bị giường, các vật dụng cần thiết như đệm lót, gối...

- Người bệnh cần nằm trên giường có mặt phẳng cứng, người bệnh kê cao chân bó bột, khi bột chưa khô không được che phủ làm bột lâu cứng.

- Cử động thường xuyên các ngón của chân bó bột. Nếu cần di chuyển phải dùng nạng gỗ và sự giúp đỡ của người nhà để tránh bị ngã.

- Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày, lau sạch các đầu ngón chân. Thay quần áo thường xuyên. Thay đổi tư thế tránh loét điểm tỳ.

- Không làm ướt, bẩn bột, không dùng que chọc vào trong bột,…

Bó bột là một phương pháp điều trị gãy xương. Ảnh: MH

- Do tình trạng bất động bột kéo dài nên bệnh nhân có tình trạng loãng xương cục bộ dẫn đến triệu chứng đau, nhức mỏi. Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung canxi, kể cả sau khi tháo bột để nâng cao thể trạng, đề phòng loãng xương và cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức mỏi. Chống táo bón bằng cách ăn thêm rau, hoa quả, uống nhiều nước.

- Không được tự ý cắt bột, tháo bột, phải giữ bột đủ thời gian theo quy định.

- Đến cơ sở y tế khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Theo dõi nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu để đến cơ sở y tế xử trí kịp thời:

- Bột: chặt, lỏng, gãy

- Có tình trạng chèn ép bột,dị ứng bột: biểu hiện chân băng bột đau nhức, tê bì, tím lạnh, mất cảm giác, nốt phỏng, ngứa,…

- Nếu có vết thương thấm dịch mùi hôi,…

Theo BS Trọng Nghĩa

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Khi mang thai cần khám những bệnh gì?

Phần lớn phụ nữ khi mang thai đều có những băn khoăn về sức khoẻ, nhất là các sự cố bất thường gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và thai nhi.

Để giúp bà bầu giải toả những nỗi trăn trở này, các chuyện gia Trung tâm y học Can-tor, New York (Mỹ) vừa đưa ra một số khuyến cáo về khám các loại bệnh cần thiết trước và trong khi mang thai.

Khám răng

Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên đi khám răng để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh nướu răng, viêm nhiễm răng có tỉ lệ sinh non cao gấp 7 lần những người không mắc bệnh. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy rằng phụ nữ mang thai và những người dùng thuốc tránh thai là nhóm mắc bệnh viêm nhiễm răng lợi rất lớn, đơn giản là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến làm cho cơ thể dễ mẫn cảm với môi chất gây bệnh. Theo khuyến cáo của Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA), phụ nữ mang thai nên khám răng 3 – 4 lần/ năm, riêng nhóm bị chảy máu chân răng, nướu thì nên đi khám thường xuyên hơn.

Xét nghiệm TSH

TSH test là phương pháp thử máu để phát hiện khả năng mắc bệnh suy giáp (hyporthyroid) hoặc cường giáp (hyperthyroid), hiểu được sức khoẻ cụ thể của hoóc môn tuyến giáp. Theo các chuyên gia ở Trung tâm y học Mercy Baltimore (Mỹ), trung bình 5 – 10% phụ nữ mang thai và sau sinh dễ mắc phải bệnh tuyến giáp. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đều không có dấu hiệu, chỉ đến khi quá mệt mỏi, tăng cân, đi khám thì bệnh đã tiến triển. Thường là bệnh suy giáp (basedow), tim đập nhanh, khó ngủ, giảm cân, bồn chồn, lo lắng. Nếu mắc phải những căn bệnh này ở thể nặng mà mang thai thì rủi ro sinh non, sảy thai rất cao, chưa kể những ảnh hưởng khác đến đứa trẻ. Nếu là suy giáp thì bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc, còn nếu bị cường giáp nặng có thể điều trị bằng iôt phóng xạ để giảm quá trình bài tiết hoóc môn tuyến giáp.


Khám bệnh khi mang thai là điều cần thiết để thai kỳ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Phép thử test CBC

CBC (Complete Blood Count) là phép thử đếm máu toàn diện để kiểm tra tế bào máu trắng, tình trạng sức khoẻ tuỷ xương và hệ thống miễn dịch. Phép thử test CBC sẽ cho biết số lượng tế bào máu trắng (quá nhiều nghĩa là bị viêm nhiễm), hemoglobin (quá thấp là thiếu máu) và tiểu cầu (nếu thấp có nghĩa là máu khó đông). Sở dĩ những người chuẩn bị mang thai cần phải làm phép xét nghiệm này là do phụ nữ thường có kinh, mất máu khi sinh nên dễ bị thiếu máu, làm cho cơ thể suy nhược. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt và sau vài tuần kiểm tra lại.

Kiểm tra huyết áp và cholesterol

Hai phép thử này giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ tim mạch, đặc biệt là rủi ro mắc bệnh tim trong giai đoạn mang thai, sinh con. Đo huyết áp tốt nhất là bằng phương pháp thủ công, đo bằng thiết bị đo quấn xung quanh cánh tay. Thử máu để kiểm tra HDL (mỡ máu tốt), LDL (mỡ máu xấu) và triglyceride. Tầm quan trọng của hai phép thử này là giúp bác sĩ đánh giá thực trạng sức khoẻ của sản phụ, kể cả những người còn trẻ, bởi qua khám bệnh, người ta sẽ biết được mầm bệnh và những rủi ro trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Huyết áp tối ưu nhất là 120/80, LDL cholesterol nên ở dưới mức 130 và HDL nên ở trên50.

Phương pháp xét nghiệm Pap Smear

Pap Smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là phép xét nghiệm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Đây là kĩ thuật không gây khó chịu, đau đớn, đơn giản bằng cách lấy một ít tế bào ở cổ tử cung rồi đem xét nghiệm để tìm ra những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tìm ra vi-rút HPV, loại vi-rút gây bệnh qua con đường sinh hoạt tình dục. Những người có gia đình, sinh hoạt tình dục khoa học vẫn có thể mắc phải căn bệnh này. Nếu qua thử test thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể làm sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra lại sức khoẻ tế bào. Nếu có mối quan hệ chung tình thì sau 3 năm đi kiểm tra một lần, ngược lại có mối quan hệ với nhiều đối tác thì 3 – 6 tháng nên đi khám một lần.

Kiểm tra da

Mục đích của việc kiểm tra là để phát hiện mắc bệnh ung thư da. Theo Học viện da liễu Mỹ (AAD) thì đây là căn bệnh phổ biến ở nhóm phụ nữ từ 25 – 29 tuổi do sắc tố thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con. Hầu hết các trường hợp này là vô hại, nhưng đôi khi lại dẫn đến mắc bệnh ung thư. Những người có tiền sử gia đình về ung thư da nên báo cho bác sĩ biết, khi phát hiện thấy các nốt tình nghi xuất hiện trên da, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm cần thiết. Mỗi năm nên đi khám một lần.

Xét nghiệm nhanh đường huyết

Mục đích của xét nghiệm này là phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kì. Nhóm phụ nữ có người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, béo phì thì nên làm xét nghiệm này, kể cả những người tăng cân nhanh khi mang thai. Theo số liệu thống kê, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kì thì rủi ro mắc bệnh tiểu đường túp II vào cuối đời tăng tới 50%. Phụ nữ ngoài 40 nên khám mỗi năm 2 lần, riêng nhóm có tiền sử nên đi khám sớm hơn (trước 30 tuổi).

Xét nghiệm mật độ khoáng của xương

Phép xét nghiệm này có tác dụng biết trước nguy cơ mắc bệnh loãng xương, căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ, áp dụng cho nhóm phụ nữ trước 35 tuổi, nhất là nhóm có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương, nhóm dùng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, sử dụng steroid để điều trị bệnh hen hoặc bệnh ezeme. Nếu mật độ khoáng của xương thấp thì khi nuôi con bằng sữa mẹ tỉ lệ này lại càng giảm và dễ gây bệnh loãng xương, mỏng và giòn xương. Bác sĩ sẽ khuyến cáo một số cách ăn uống, luyện tập giảm cân, dùng thuốc bổ để bổ sung đủ canxi trong giai đoạn mang thai, sinh con. Những khuyến cáo cụ thể còn dựa vào kết quả xét nghiệm của từng người, nếu xương phát triển bình thường thì không nhất thiết phải kiểm tra mà chờ đến khi mãn kinh hãy đi khám tiếp.

Meo.vn (Theo Mẹ & Bé)

Phương pháp điều trị bệnh cận thị và phát triển trí não ở trẻ

Mắt cận thị, vì sức hội tụ quá mạnh hoặc là nhãn cầu quá dài, ánh sáng hội tụ trước mặt phẳng võng mạc, kết quả là hình ảnh ở xa bị mờ đi, tuy nhiên các hình ảnh ở gần thường vẫn rõ nét.

Cận thị đang là căn bệnh thời đại của giới học sinh. Tỷ lệ học sinh đeo kính tăng đều mỗi năm mà đỉnh điểm là con số “kinh hoàng”: 79,95% ở các trường chuyên. Vậy cận thị là gì ?

Cận thị là một dạng tật khúc xạ của mắt trong đó hình ảnh của vật hội tụ ở trước võng mạc làm cho hình ảnh bị mờ.

Bình thường tia sáng hội tụ khi đi qua giác mạc, thủy tinh thể để rơi đúng vào mặt phẳng võng mạc, chuyển thông tin lên não và cho hình ảnh rõ nét.

Nguyên nhân nào gây ra cận thị ?

Cho đến nay, lí giải hợp lí nhất vẫn là làm việc phải nhìn gần nhiều quá nhiều, dẫn đến bệnh cận thị. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng ở người lao động trí óc, thì tỷ lệ cận thị cao hơn nhiều so với những người khác.

Ngoài ra, người ta cũng nhấn mạnh nhiều đến yếu tố di truyền. Gọi là “cận thị bẩm sinh”.

Giải pháp cho bệnh cận thị:

Thị lực có thể phục hồi nếu được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Nếu bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.

Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser.

Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể.

Các giải pháp phối hợp:

Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng, không bắt mất làm việc quá lâu.Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.

Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm.

Yếu tố dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ cũng rất quan trọng: Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm. Ngoài ra, các chuyên gia Y tế Mỹ khuyên trẻ nhỏ trước và trong độ tuổi cấp 1 nên dùng các chế phẩm của DHA bổ xung những dưỡng chất tốt cho thị lực của mắt, vốn thường bị thiếu hụt hay mất cân bằng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. Viên nang mềm BRAIN MAX DHA xuất xứ Mỹ, chứa DHA 100 mg cô đặc từ 400mg nguyên chất dầu cá Hồi và Cá Yến, vốn là loài cá sống ở tầng nước sâu, có hàm lượng DHA sạch 100%. Điểm khác biệt của DHA Brain Max là cá hồi được thu hoạch ở các vùng biển Úc, NewZeland, Mỹ được chọn lọc và qua kiểm duyệt rất kỹ về chất lượng trước khi ép lấy dầu. Dầu được lọc qua quy trình hiện đại để loại bỏ các hàm lượng kim loại nặng, những chất không có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy sản phẩm Brain Max DHA đạt độ tinh chế, thuần và hoạt lực cao.

Số đăng ký lưu hành: 8762/2010/YT-CNTC

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Brain Max DHA là sản phẩm chuyên biệt giúp phát triển tế thị lực trẻ sớm ngay từ giai đoạn nằm trong bụng mẹ, nếu người mẹ sử dụng, đồng thời cải thiện tình trạng cận thị sớm, giảm nguy cơ nhược thị, đồng thời giúp trẻ phát triển trí não, tăng khả năng nhớ và tập trung trong học tập.

Viên nang mềm, rất dễ uống.

Thông tin cho bạn:

Công ty TM Quốc tế Lưu Ân Phúc.

20/32 Hồ Đắc Di, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP HCM.

TT tư vấn, chăm sóc sắc đẹp:   : 08 - 3.812.1047 – 2 229 1489

Hà Nội: CTy Khải Nguyên, 287 Thanh nhàn – Q.Hai Bà Trưng.

ĐT tư vấn: 84-4 3.863.4664.

Đà nẵng: Cty Dược Trí Tín, 245 Ông Ích Khiêm – Đà Nẵng; NT PhướcThiện: Số 322 Hùng Vương.

Hải Phòng: NT Việt Dũng, 22 Trần Nguyên Hãn, Lê Trân, Hải Phòng . ĐT:0313.700987

Meo.vn (Theo 24h)

Viêm xoang và một số lưu ý khi điều trị

Viêm xoang là một bệnh mãn tính, nhưng nếu phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp chúng ta hoàn toàn có thể khống chế bệnh này. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng với những người mắc bệnh viêm xoang.

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Viêm xoang là căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi giả, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác.

Vì vậy khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Sau đây sẽ là một số thông tin về căn bệnh này và những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh.       

Viêm xoang được chia làm 3 loại.

- Viêm xoang cấp tính là viêm xoang xảy ra trong vòng 1 tháng.

- Viêm xoang bán cấp là viêm xoang kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

- Viêm xoang mãn tính là viêm xoang kéo dài trên 3 tháng.

Nguyên nhân của bệnh ban đầu thường do virus, sau đó có sự bội nhiễm của vi trùng. Khi bị viêm xoang cấp, bệnh nhân thường có các triệu chứng: Sốt, nhức đầu, sổ mũi xanh hoặc vàng, ghẹt mũi, ho có đờm, người uể oải, mệt mỏi.

Việc điều trị viêm xoang cấp bằng kháng sinh phù hợp trong trường hợp có nhiễm trùng. Kháng sinh giúp tan đờm, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt. Tùy theo từng trường hợp nặng - nhẹ mà việc điều trị có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày hoặc 14 ngày. Không quá kiêng cữ trong ăn uống khi điều trị viêm xoang cấp. Cần bổ sung thật nhiều chất bổ dưỡng để hệ miễn dịch có thể hoạt động mạnh chống lại vi trùng. Nếu phải dùng kháng sinh lâu ngày, nên bổ sung thêm men tiêu hóa.

Lưu ý: bạn nên tránh các tất cả món ăn đã từng gây dị ứng, tránh các sản phẩm bơ sữa, tránh nước uống quá lạnh và cần cách ly với môi trường ô nhiễm.

Meo.vn (Theo VTV)

Biểu hiện nào cho thấy mình mắc phải ung thư dương vật vậy BS?

Em bị HPV đã được chữa trị. HPV có thể gây ra ung thư ở dương vật phải không BS?

Vậy biểu hiện nào cho thấy mình mắc phải ung thư dương vật ạ? - (Minh Quang - [email protected])

Ảnh minh họa

Trả lời:

Minh Quang thân mến,

Hiện nay có trên 100 loại HPV, trong đó 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục con người, và 15 loại được liệt vào hạng “độc”, có hại cho sức khỏe, là nguyên nhân gây ung thư ở bộ phận sinh dục ở nam lẫn nữ.

Ở nam giới,nhiễm virus Human Papilloma (HPV) cótổn thương ở dương vật, biểu hiện là các sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu. Theo nghiên cứu thì 15% trường hợp mắc bệnh này có các khối u phát triển theo hướng loạn sản tế bào, phá vỡ màng đáy có nguy cơ trở thành tiền ung thư.

Ngoài HPV, hẹp bao quy đầu gâyviêm nhiễm kéo dài, các khối u lành tính ở dương vật (như u mạch máu), các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai… cũng là những yếu tố có thể dẫn đến ung thư dương vật.

Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư dương vật là: nốt sùi nhỏ, dễ chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc khi vệ sinh, hoặc có dạng một mảng màu trắng hoặc hồng ở dương vật, dễ nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục.Vì vậy, khi phát hiện dương vật có những dấu hiệu này, bệnh nhân nên đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa Da liễu.

Để phòng ngừa ung thư dương vật, cần giữ vệ sinh tốt ở bộ phận sinh dục, phát hiện sớm hẹp bao quy đầu để có biện pháp can thiệp kịp thời, nên áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, điều trị triệt để các vết loét trợt và các khối u lành tính khác ở dương vật.

Chúc em sống vui - khỏe!

BS-CK1 Nguyễn Minh Thu

Meo.vn (Theo alobacsi)

Em bị suy giáp và mang thai được 33 tuần, bệnh này có ảnh hưởng đến thai nhi không BS?

Trước khi có thai em đã bị suy giáp độ III. Khi xét nghiệm thì T3, T4, nằm trong mức cho phép, nhưng TSH thì vượt mức khoảng 0,3.

Chào em,

Tuyến giáp có chức năng sản xuất ra hormone giáp, nhưng phải vừa đủ cho nhu cầu của mỗi người. Khi tuyến giáp tiết ra không đủ lượng hormone giáp cần thiết thì gọi là suy giáp.

Bình thường T3 và T4 là những hormon do tuyến giáp tiết ra, còn TSH là hormone do một tuyến yên tiết ra. TSH có nhiệm vụ là điều hòa sự bài tiết T3 và T4 của tuyến giáp.

Trong bệnh suy giáp, TSH sẽ tăng cao và FT3, FT4 sẽ giảm thấp. Các chỉ số bình thường của TSH, FT3, FT4:

- TSH trị số bình thường: 0.3 -> 4g/ml

- FT4 trị số bình thường: 8 -> 12ng/100ml

- FT3 trị số bình thường: 0.45 -> 3.48pg/ml

Mục đích điều trị suy giáp là giúp cho các chỉ số trên trở về mức bình thường. Phụ nữ mang thai khi có kèm theo bệnh lý bất thường đều có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con nếu không được theo dõi phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Do vậy, suy giáp ở phụ nữ mang thai thường đưa đến hậu quả xấu cho thai nhi, vì tuyến giáp thai nhi được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ và lúc này phụ thuộc hoàn toàn vào hormone giáp của mẹ, nếu mẹ bị suy giáp thì con cũng sẽ bị suy giáp.

Hormone giáp có vai trò quan trọng đối với sự phân chia, phát triển các tế bào, cơ quan, não bộ… Trẻ bị suy giáp có thể có những bất thường về phát triển trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó mẹ cũng có những yếu tố nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sanh…

Với các yếu tố nguy cơ kể trên có thể xảy ra cho mẹ và con, em nên khám thai và theo dõi bởi BS sản khoa và BS nội tiết, em nên chọn BV sản khoa lớn và có uy tín ở tỉnh để sanh.

Trước sanh em cần liên hệ xem BV có tầm soát suy giáp cho bé sơ sinh không, vì bé rất cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần lễ đầu sau sinh.


Meo.vn (Theo Alobacsi)

 

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Cách tốt nhất để tránh căn bệnh này là chủ động phòng ngừa.

Bệnh TCM do virus đường ruột, lây theo đường tiêu hoá và tiếp xúc trực tiếp nhưng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất để tránh căn bệnh này là chủ động phòng ngừa.

Vệ sinh đúng cách là biện pháp phòng chống TCM hiệu quả.

Cách phòng bệnh TCM

Nguy cơ lây nhiễm bệnh TCM có thể giảm đáng kể nếu thực hiện tốt các biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ.

Ăn chín, uống sôi.

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ mà có thể nhiễm virus gây bệnh bằng nước và xà phòng.

Hạn chế tối đa, không cho trẻ việc tiếp xúc trực tiếp như sử dụng chung các dụng cụ với trẻ bị bệnh. Cách ly trẻ trong thời gian mắc bệnh cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm cho những trẻ khác.

Nghỉ học không phải là cách tốt nhất

Như phần đầu của chuyên đề đã đề cập, nhiều phụ huynh đã chọn biện pháp cho con nghỉ học cho... lành. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho cả phía nhà trường và cả phía phụ huynh.

TS Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho rằng, cho con nghỉ học không phải là giải pháp tốt nhất.  TCM là bệnh lý lây nhiễm do virus. Nếu bệnh được phát hiện sớm có thể tự khỏi sau 5-7 ngày và chỉ cần điều trị tại nhà. Theo TS Cảm, một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 0,2 - 0,5%) trẻ bị mắc bệnh ở thể nặng. Vấn đề là cả gia đình và nhà trường phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, kịp thời cách ly trẻ và khoanh vùng, xử lý ổ dịch.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn không yên tâm khi thấy con có biểu hiện sốt đã vội vàng đưa con tới các bệnh viện, gây tình trạng quá tải ở các bệnh viện lớn trong thời gian qua. Chính sự mất bình tĩnh này đã dẫn đến nguy cơ lây chéo bệnh TCM giữa người mắc bệnh với người chưa mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ em.

Để giúp các bậc cha mẹ không lúng túng, TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ hướng dẫn một số cách phân biệt bệnh TCM với các bệnh lý khác.

Một số bệnh có thể có những nốt phát ban như sốt virus, dị ứng (hồng ban đa dạng, không có phỏng nước), viêm da mủ (đỏ, đau, có mủ), thủy đậu (phỏng nước, gặp ở nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.), sốt xuất huyết Dengue (chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc). Theo BS Điển, bệnh TCM cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi. Để phân biệt cần lưu ý với các vết phát ban, sốt phát ban, các ban thường xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai, còn ban của bệnh TCM xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Đặc biệt, cha mẹ có thể nhận biết được nếu chú ý: Trẻ có nốt ở cả bụng, tay, chân... thì không phải TCM.

Để phòng bệnh, quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ từ môi trường, đồ chơi, đến bàn tay trẻ và đặc biệt là bàn tay người chăm sóc trẻ. Một nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy 40% số trẻ mắc bệnh là từ bàn tay người chăm sóc không đảm bảo vệ sinh. Các bác sĩ khuyên mọi người cần chủ động tìm hiểu bệnh TCM qua các khuyến cáo của ngành y tế trên các phương tiện thông tin; khi thấy các triệu chứng giống các khuyến cáo, kịp thời đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị. Ngoài việc vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, các phụ huynh cần tích cực rửa tay trước khi ăn và chăm sóc trẻ. Các cô nuôi dạy trẻ, các giáo viên cần chú trọng tới việc giữ vệ sinh cho trẻ tại trường học để ngăn chặn căn bệnh này.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh hợp lý, đúng cách

Trong các tháng còn lại của năm nay, từ tháng 10 - 12, các chuyên gia, bác sĩ nhận định tình hình dịch TCM vẫn diễn biến phức tạp, gia tăng cả số mắc và tử vong. Do đó, khuyến cáo các chuyên gia là phụ huynh cần cẩn trọng nhưng không hoang mang, tiến hành các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh TCM, không có biến chứng thì có thể chăm sóc, điều trị trẻ tại nhà bằng cách: Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước. Giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng thuốc paracetamol. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và cố gắng cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Đặc biệt, không nên cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng cho trẻ.

Với những trường hợp được chỉ định điều trị tại nhà (chỉ loét miệng, có thể kèm theo tổn thương da) thì cha mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ, hạ sốt cách 6 tiếng một lần, vệ sinh răng miệng. Ngoài ra cần cho bé nghỉ ngơi, tránh kích thích, trong vòng 5-10 ngày đầu của bệnh, cứ 1 - 2 ngày cần cho trẻ khám lại. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nặng như: Sốt cao hơn 39oC, thở nhanh, khó thở, rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, co giật hôn mê... cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Để phòng ngừa bệnh dịch có thể lây nhiễm rộng ra người xung quanh và cộng đồng, cha mẹ có trẻ bị bệnh cần lưu ý: Cách ly trẻ, cho nghỉ học tại nhà, thông báo với y tế phường, xã nơi cư trú, thông báo với trường học. Đối với các xã, phường có trẻ bị mắc TCM thì dù là một trẻ mắc thì cũng phải tiến hành xử lý môi trường, xử lý như một ổ dịch.

Meo.vn (Theo Giadinhnet)

Vệ sinh cơ thể đúng cách khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều biến đổi lớn để đảm bảo cho sự phát triển tốt của bào thai.

Vì vậy, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề gọi là vệ sinh thai nghén để tạo điều kiện cho sự ra đời của đứa con khoẻ mạnh và thông minh. Vệ sinh thai nghén bao gồm vệ sinh trong sinh hoạt và vệ sinh trong lao động.

-  Vệ sinh trong sinh hoạt

Thai phụ cần tắm rửa hàng ngày, tránh tắm bồn hay ngâm mình trong nước ao hồ, tránh bơm rửa sâu trong âm đạo vì âm đạo, cổ tử cung lúc này đang bị sung huyết nên rất dễ bị tổn thương. Khi có thai, dưới ảnh hưởng của nội tiết tố, thai phụ thường tiết dịch âm đạo nhiều, đặc biệt là dễ phát triển nấm trong âm đạo. Vì thế khi thấy khí hư nhiều, thai phụ cần đi khám bác sỹ để được điều trị viêm nhiễm sinh dục, đề phòng nguy cơ sinh non, tránh nhiễm trùng ối khi sinh hoặc nhiễm hậu sản sau này.

Ngoài ra, cũng cần chăm sóc răng miệng tốt; chăm sóc đầu vú để chuẩn bị cho con bú sau khi sinh, nếu núm vú lõm vào thì nên kéo ra hàng ngày; tránh táo bón vì có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.

Khi mang thai, bà bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. (Ảnh minh họa)

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế để được phát hiện, theo dõi và điều trị sớm những bệnh có liên quan đến thai nghén như tiền sản giật, các bệnh nội khoa có sẵn như bệnh tim, lao phổi, đái tháo đường, cường giáp… Nếu bệnh lý không cho phép mang thai vì ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ hoặc phát hiện thai bất thường (dị tật bẩm sinh), bà mẹ cần được tham vấn để chấm dứt thai kỳ sớm. Tiêm phòng uốn ván để đề phòng uốn ván sơ sinh.

-  Vệ sinh trong lao động

Không để thai phụ lao động nặng nhọc. Không chơi các môn thể thao cần dùng nhiều sức. Tập thể dục với những động tác nhẹ dành cho thai phụ. Có thể tiếp tục công việc thường ngày trừ những trường hợp doạ sẩy thai, tiền sử sảy thai liên tiếp. Từ tháng thứ tám trở đi nên tránh đi du lịch xa vì có thể chuyển dạ bất ngờ.

Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc ít nhất 1 năm một lần để được phát hiện sớm một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nấm, ung thư cổ tử cung…, chữa trị sớm những bệnh nhiễm khuẩn sinh dục. Nếu có thai thì thực hiện quy trình khám thai định kỳ. Đối với phụ nữ đã đến tuổi mãn kinh, cần được tham vấn để có những phương pháp dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, sử dụng thuốc khi cần để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bùi Đình Toàn (PGĐ Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Minh Long, Quảng Ngãi)

Meo.vn (Theo Eva)

Hiện tượng mụn rộp ở nữ giới

Em lấy chồng được 2 năm, khoảng 3 tháng gần đây em thấy ở dọc hai môi lớn có nhiều mụn nhỏ gợn lên, lúc đầu xuất hiện rất ngứa, em dùng nước rửa phụ khoa mấy ngày thì đỡ hơn. Hiện giờ những mụn đấy vẫn còn, thỉnh thoáng mới phát ngứa, chu kì kinh nguyệt của em vẫn bình thường, mấy ngày nay em thấy những mụn nhỏ đó bắt đầu mọc ở chỗ cửa mình. Xin hỏi bác sĩ em bị bệnh gi? Dùng thuốc nào để điều tri? (Minh Phương)

Trả lời:

Hiện tượng của bạn có thể là mụn rộp, thường xuất hiện ở nữ giới. Tác nhân gây bệnh là virus Herpes. Ban đầu, người bệnh có cảm giác nóng rát ở vùng da sẽ mọc mụn. Nếu dùng ngón tay ấn vào chỗ đó sẽ thấy đau, sau đó xuất hiện những mảng ban màu hồng, trong vùng ban có những mụn nước nhỏ. Các mụn nước có kích thước nhỏ như đầu kim đứng riêng rẽ, nhưng cũng có khi chụm lại thành những mụn nước lớn. Lúc đầu nước trắng trong, sau đó đục dần thành mủ. Chúng rất dễ vỡ, gây ra vết trợt loét. Bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 1-2 tuần không để lại sẹo. Nhưng nếu không biết cách giữ vệ sinh khiến vùng tổn thương bị nhiễm trùng, nhiều loại bệnh khác sẽ có cơ hội xâm nhập cơ thể.

Ở cơ quan sinh dục nữ, mụn Herpes thường gặp ở môi lớn, môi nhỏ, có khi ở rãnh liên môi, làm âm hộ bị sưng nề, rất đau. Tại chỗ còn chảy nước vàng và nếu không chăm sóc chu đáo sẽ bị bội nhiễm. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị sốt, nổi hạch ở háng (bẹn). Bệnh rất hay tái phát, nhất là về mùa đông hoặc khi có bệnh nhiễm trùng nặng.

Về điều trị, nên thường xuyên rửa sạch nơi tổn thương bằng thuốc tím pha loãng 0,1%, dung dịch milian, uống vitamin C liều cao và dùng kháng sinh đặc trị như acyclovir (uống hoặc bôi tại chỗ).

Tuy là bệnh lành tính nhưng Herpes gây khó chịu, ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Do đó, nên khám phát hiện sớm để có hướng điều trị đúng và kịp thời.

Meo.vn (Theo Thuocbietduoc)

30% số ca ung thư phát hiện sớm sẽ chữa khỏi

GS.TS Nguyễn Sào Trung, Trưởng Khoa Y ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định, nếu phát hiện sớm có đến khoảng 1/3 số ca mắc ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Phát hiện sớm, có nhiều hy vọng chữa trị thành công

Theo GS Trung, ung thư hiện đang là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau tử vong do bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc mới và có đến gần 100.000 người chết. Tuy nhiên, sẽ có khoảng 30% ca mắc ung thư sẽ được chữa khỏi nếu được phát hiện, điều trị sớm và đúng cách.

Thực tế cho thấy, có đến 60% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam thường chỉ được phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ và bắt đầu điều trị khi bệnh đã phát triển nặng. Vì thế, tỉ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư ở Việt Nam rất thấp, chỉ vào khoảng 1/3 số ca mắc bệnh được điều trị.

Trong khi đó, tại các nước trên thế giới với chính sách tầm soát đều đặn, hay việc khám sức khỏe định kỳ đã giúp phát hiện, điều trị sớm các trường hợp ung thư và có đến trên 1/2 bệnh nhân ung thư được điều trị khỏi.


Ảnh minh họa.

 

Tác nhân hóa học, nhóm chất sinh ung thư lớn nhất

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng số người chết vì ung thư là do người dân chưa hiểu đúng và thiếu nhiều thông tin về bệnh ung thư nên còn lơ là, thiếu ý thức với những nguyên nhân gây bệnh. Đây lại là những nguyên nhân con người thường phải tiếp xúc hay dùng hàng ngày..

Các chất hóa học là nhóm chất sinh ung thư lớn nhất như các hóa chất có trong thuốc lá, hắc ín, khói nhựa đường, bồ hóng sẽ dẫn đến ung thư phổi, da.

Với các amin thơm dùng trong công nghiệp hóa chất, cao su thì gây ung thư bàng quang….Trong thực phẩm, khi ăn những phần thịt mỡ bị cháy, uống bia, rượu, ăn trầu… cũng dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, cũng có 1 số ca ung thư là do di truyền như u nguyên bào võng mạc mắt, bệnh đa pôlip ở ruột, u Wilms ở thận, riêng ung thư vú thì có đến 10% ảnh hưởng từ di truyền.

Cách phòng ngừa ung thư hiệu quả

Theo khảo sát của Chương trình Phòng chống ung thư quốc gia, có tới 67,5% số người được hỏi cho rằng ung thư không chữa được, 35,8% cho rằng người bệnh bị ung thư mà mổ sẽ càng mau chết hơn. Nhiều người còn giấu bệnh, tự chữa trị bằng những phương pháp dân gian, thiếu tính khoa học, thậm chí mang nặng sự mê tín dị đoan dẫn đến tiền mất mà mạng cũng chẳng giữ được.

GS.Trung cho biết, nếu con người không tự đầu độc mình từ những điếu thuốc lá, bia rượu thường xuyên, hay ăn trấu, tắm nắng lâu, bơm chích Silicon, tạo những cơn stress trong cuộc sống…. thay vào đó, áp dụng lối sống lạc quan, có những suy nghĩ, hành động tích cực, ăn uống cân bằng các dưỡng chất, nhiều rau quả, cùng thường xuyên rèn luyện thân thể… là những cách phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Meo.vn (Theo Pháp luật Việt Nam)