Lưu trữ cho từ khóa: đau họng

Viêm họng có thể gây nguy cơ thấp tim

Thấp tim là một bệnh viêm dị ứng xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, gây tổn thương theo cơ chế miễn dịch dị ứng mà chủ yếu tại khớp, thần kinh trung ương và tổ chức dưới da. Bệnh để lại di chứng ở tim, gây tổn thương nặng nề tới cơ tim và van tim, phần nhiều do viêm họng mang lại.

Theo TS. BS chuyên khoa tim mạch Viên Văn Đoan – Trưởng Khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai, liên cầu khuẩn nhóm A khu trú ở đường hô hấp trên hoặc trên da, khi có điều kiện thuận lợi như thay đổi thời tiết, cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc nhiễm virus gây viêm đường hô hấp trên chúng mới phát triển. Triệu chứng ban đầu là sốt, viêm họng, viêm amydal, sưng hạch bạch huyết dưới hàm, nuốt đau. Nếu không chữa chạy kịp thời, chỉ trong vòng từ 3 – 4 tuần, chủng liên cầu khuẩn này phát triển mạnh gây bệnh thấp tim. Những biểu hiện của bệnh thấp tim là sốt, đau khớp, viêm cơ tim, múa giật, tổn thương ở da, có thể kéo dài tới 2 – 3 tuần. Bệnh kết hợp với khớp sưng, nóng, đỏ, đau, đi lại khó khăn. Người bệnh thường đau các khớp lớn như khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, do di chuyển từ khớp này sang khớp khác mà không để lại di chứng.

Pass a saliva drug test

Ảnh minh họa – Internet

Bệnh thấp tim chiếm 2 – 3% trong nhiễm liên cầu nhóm A. Nếu không được điều trị triệt để sẽ có khoảng 50% số BN sẽ bị tái phát. Bệnh cảnh thường gặp ở trẻ 5 -15 tuổi. Vì vậy, đôi khi bệnh có thể thành dịch nhẹ ở các trường học. Bệnh gây tổn thương van hai lá tim ở nữ nhiều hơn nam, tổn thương van động mạch chủ ở nam lại cao hơn ở nữ. Những di chứng tại van do thấp tim có thể gây tử vong cho trẻ em 5 – 15 tuổi hoặc làm mất sức lao động của trẻ khi trưởng thành. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa được các bệnh về van tim mà chỉ có một cách duy nhất là thay bằng van sinh học (trước đây, có thể duy trì hoạt động được 10 năm) và van cơ học (hiện nay, với thời gian hoạt động có thể dài hơn 10 năm).

Để phòng tránh thấp tim cấp 1, TS Viên Văn Đoan khuyên khi bị viêm họng, cần điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh penicilin theo liều dùng 1 triệu đơn vị/ngày đối với trẻ nặng dưới 30kg, 2 triệu đơn vị/ngày đối với trẻ nặng trên 30kg theo đường uống trong 10 ngày. Có thể dùng các loại thuốc khác cùng gốc như Amoxinlin, ampicilin… Đối với những BN bị thấp tim, cần tuân thủ triệt để theo chương trình “phòng thấp cấp 2” được BS áp dụng.

Theo Daidoanket.vn

9 cách đơn giản giúp giảm chứng đau họng

Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh hoặc một bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm họng. Dù là nguyên nhân gì thì việc đầu tiên là giảm đau nhức một cách nhanh nhất. Dưới đây là 9 cách đơn giản giúp giảm những triệu chứng khó chịu này.

Thuốc chống viêm

Một trong những phương pháp điều trị đau họng hiệu quả nhất là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Advil hoặc Aleve. Những loại thuốc này giúp giảm đau và chống viêm, vì vậy chúng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm sưng họng.

Súc miệng nước muối

Một số nghiên cứu đã tìm thấy súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm sẽ giảm sưng cổ họng và tiêu đờm, hơn nữa chúng còn đào thải chất gây kích ứng và vi khuẩn. Theo các bác sĩ, nên hòa tan nửa muỗng cà phê muối trong một cốc nước. Nếu vị mặn gây khó chịu cho bạn, hãy thử thêm một lượng nhỏ mật ong vào nước muối. Tuy nhiên, hãy nhớ là nhổ nước ra sau khi súc miệng, thay vì nuốt.

9-cach-don-gian-giup-giam-chung-dau-hong

Thuốc xịt

Thuốc xịt như Chloraseptic tạo ra một hiệu ứng tương tự như thành phần làm mát trong tinh dầu bạc hà. Chúng hiệu quả chữa đau cổ họng và giảm đau tạm thời. Thành phần hoạt chất của Chloraseptic cũng có công dụng  khử trùng và kháng khuẩn.

Xi-rô ho

Nếu bạn không bị ho hoặc chưa bị ho khi đau họng thì xi-rô ho có thể giúp giảm bớt đau nhức. Khi bạn cần sự tỉnh táo, thì nên chọn loại xi rô không gây buồn ngủ. Nhưng nếu bạn khó ngủ do đau họng, Nyquil (trong đó có một loại thuốc giảm đau và thuốc kháng histamin) hay Robitussin AC (guaifenesin và codeine) có thể làm giảm đau và giúp bạn dễ ngủ hơn.

Uống nước

Nước rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc bị viêm. Uống nước sẽ giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng, và các triệu chứng cảm lạnh.

Trà

Một tách trà thảo dược ấm có thể ngay lập tức làm dịu cổ họng bị đau. Trà thảo dược có chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng. Để có hiệu quả nhanh hơn, bạn có thể thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà.

Súp gà

Hàm lượng cao natri trong súp gà có đặc tính kháng viêm, và giúp bạn nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn. Ăn súp giúp bạn dễ dàng nuốt hơn trong khi những thức ăn khác có thể gây đau đớn và khó khăn với một cổ họng sưng và đau.

Nghỉ ngơi

Nó có thể không phải là giải pháp nhanh nhất, nhưng nghỉ ngơi có lẽ là cách tốt nhất bạn có thể làm để chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng. Phần lớn viêm họng là do virus cảm lạnh. Dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi sẽ giúp chống lại virus.

Thuốc kháng sinh

10% người lớn bị đau họng gây ra do nhiễm vi khuẩn Streptococcus pyogenes. Nếu kiểm tra dương tính với vi khuẩn này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc kháng sinh cho bệnh viêm họng do virus gây ra sẽ không có hiệu quả.

Theo Anninhthudo.vn

Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu là chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí, chống nguy cơ suy hô hấp.

Xin hỏi bệnh viêm phế quản mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn được không? Nếu được thì dùng biện pháp trị liệu như thế nào?Nguyễn Trà Ly (Hà Nội).

benh-viem-phe-quan-man-tinh-co-the-chua-khoi-hoan-toan-khong

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh

, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư:

Nguyên tắc điều trị viêm phế quản mạn cần đạt được 3 mục tiêu là chống nhiễm khuẩn mới, phục hồi lưu thông không khí, chống nguy cơ suy hô hấp. Về điều trị, khi có bội nhiễm, phải dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Ngoài ra, người bệnh phải dùng các thuốc long đờm, thuốc chống co thắt phế quản, vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, chống viêm bằng nhóm corticoid.

Để phòng bệnh, cần bỏ hút thuốc (nếu có hút thuốc lá), tránh lạnh, tránh bụi, phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách súc họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Ngoài ra, nếu có bệnh liên quan đến tai mũi họng, cần điều trị dứt điểm. Nói chung, viêm phế quản mạn tính là bệnh khó điều trị khỏi hẳn. Nếu có bệnh, bạn nên đến khám và điều trị tại chuyên khoa hô hấp để được tư vấn cụ thể.

Theo Kienthuc.net.vn

Cần khám và điều trị bệnh khản tiếng thế nào?

Tôi bị khản giọng, ngày thứ 2 thì gần như mất hẳn tiếng, cổ họng đau rát. Tôi đã dùng kháng sinh gần 1 tuần nhưng vẫn chưa khỏi. Xin hỏi tôi cần khám và điều trị thế nào? Liệu có nguy hiểm không?

[email protected]
/* */

can-kham-va-dieu-tri-benh-khan-tieng-the-nao

Ảnh minh họa – Internet

Chào bạn,

Khản tiếng là dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan tới vùng hạ họng, hay gặp hơn cả là do viêm thanh quản. Thanh quản là đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ, có 2 dây thanh đới khi rung lên tạo nên âm sắc cho giọng nói, vì vậy mọi hiện tượng viêm hay kích thích thanh quản đều ảnh hưởng đến âm sắc.

Nhiễm lạnh (uống nước đá lạnh), nói nhiều, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá, stress (căng thẳng thần kinh), mỏi mệt về thể chất, dị ứng hay hít phải chất lạ nào đó; tình trạng nhiễm khuẩn vùng lân cận (viêm xoang, mũi hay phế quản), cũng có thể gây viêm thanh quản.

Về điều trị: nếu viêm thanh quản cấp thì chỉ cần cho thanh quản nghỉ ngơi, xông hơi, uống nước nóng pha chanh hay mật ong, bỏ thuốc nếu hút thuốc… Cũng cần biết rằng, viêm thanh quản do virut thì điều trị bằng kháng sinh là không cần thiết.

Nếu do khối u, hay polyp thì cần phẫu thuật… Trường hợp của bạn đã dùng thuốc kháng sinh mà không khỏi, cần đến khám ở bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để tìm nguyên nhân thì điều trị mới hiệu quả.

Nên nhớ mọi trường hợp khản tiếng kéo dài hoặc có khó khăn khi nuốt đều phải đi khám nội soi hạ họng vì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng vùng hầu họng (ung thư vòm, polyp thanh quản).

BS. Trần Quang Nhật

Theo Suckhoedoisong.vn

9 cách giúp bạn làm dịu những cơn đau họng ngay tại nhà

Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn sốt, hậu quả của việc căng dây thanh âm, hoặc nghiêm trọng hơn là bạn đã bị viêm khuẩn liên cầu…

Đau họng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một cơn sốt, hậu quả của việc căng dây thanh âm, hoặc nghiêm trọng hơn là bạn đã bị viêm khuẩn liên cầu… Cho dù là nguyên nhân gì, bạn cũng nên lưu ý khi xuất hiện những cơn đau này.

Sau đây là 9 cách giúp bạn làm dịu những cơn đau họng ngay tại nhà theo lời khuyên của Jeffrey Linder, bác sĩ nội khoa tại bệnh viện “Brigham and Women’s Hospital” – Boston.

9-cach-giup-ban-lam-diu-nhung-con-dau-hong-ngay-tai-nha

Ảnh minh họa

1. Dùng thuốc kháng viêm

Cách chữa trị có sẵn trong tủ thuốc nhà bạn chính là những loại thuốc kháng viêm không chứa Steroide như Advil hay Aleve. Linder cho biết “Những loại thuốc này vừa kháng viêm vừa giảm đau cổ họng nên sẽ giúp bạn dễ chịu và giảm sưng hiệu quả. Loại thuốc này cũng có tác dụng giảm sốt do những cơn đau cổ họng gây ra”.

2. Súc miệng bằng nước muối

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Súc miệng với nước ấm hòa muối có thể giúp giảm sưng họng, tiêu đờm, tăng khả năng diệt khuẩn và giảm đau rát. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên hòa tan nửa thìa muối với một ly nước. Nếu muối quá mặn, bạn có thể thêm một lượng nhỏ mật ong để làm ngọt, nhưng lưu ý phải nhổ nước ra sau khi súc miệng.

3. Thuốc dạng kẹo ngậm và thuốc xịt cổ họng

Nhỏ thuốc ho sẽ kích thích tiết thêm nước bọt, giúp cổ họng không bị khô. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên ngậm kẹo cứng – những loại kẹo có chứa thành phần làm mát và gây tê như Menthol hay Eucalyptus. Vài loại thuốc xịt như Chloraseptic cũng có tác dụng tương tự như thuốc ngậm. Tuy không chữa dứt cơn sốt hay đau họng nhưng chúng có thể giúp bạn giảm đau tạm thời. Bởi vì những thành phần trong Chloraseptic như phenol có công hiệu kháng khuẩn khá tốt.

4. Dùng xi-rô ho

Xi-rô ho sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu vì chúng bao phủ cổ họng và giảm đau tạm thời. Nếu phải làm việc, bạn hãy chọn loại xi-rô không gây buồn ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ vì những cơn đau này, hãy chọn loại có công thức chứa chất gây buồn ngủ như Nyquil (chứa thuốc giảm đau và các chất kháng histamine, là một amin gây buồn ngủ) hoặc là Tobitussin AC (có chứa chất tiêu đờm và giảm ho) giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ.

9-cach-giup-ban-lam-diu-nhung-con-dau-hong-ngay-tai-nha

Ảnh minh họa

5. Uống nước lọc

Theo bác sĩ Linder:  “Giữ cho cơ thể đủ nước là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi bạn bị ốm và rát cổ họng. Nên uống nước lọc để nước tiểu sạch và bớt vàng. Điều này giúp màng nhầy của bạn luôn ẩm và đề kháng tốt hơn với vi khuẩn, những chất gây dị ứng, phòng chống triệu chứng cảm lạnh”.

Ông còn cho biết thêm: “Nước luôn tốt cho cơ thể. Bạn có thể uống gì tùy thích nhưng nên thêm vào chút gì đó có vị hơi ngọt hoặc hơi mặn, như nước trái cây pha loãng với nước lọc hoặc nước sốt nấu thịt gà”.

6. Uống trà thảo mộc

Nếu không thích uống quá nhiều nước lọc, hãy thay bằng một tách trà thảo mộc, nó sẽ giúp bạn giảm đau lập tức. Thảo mộc chứa chất chống ôxy hóa, có tác dụng làm tăng hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Để tăng công hiệu của trà, hãy uống kèm với một thìa mật ong. Dung dịch này có tính kháng khuẩn sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

7. Ăn súp gà

Đây là phương thuốc tại gia lâu đời để chữa cảm lạnh và đau cổ họng. “Chất Natri trong nước súp gà có tính kháng viêm và dễ hấp thu vào cơ thể” – Linder cho biết. Tuy nhiên, để tránh đau khi cổ họng bị sưng, bạn nên húp từng ngụm súp nhỏ. Như vậy vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể tăng khả năng kháng khuẩn.

8. Nghỉ ngơi

Dành một ít thời gian để nghỉ ngơi chưa hẳn là giải pháp nhanh nhất nhưng có thể là điều đầu tiên và tốt nhất mà bạn có thể làm để giảm thiểu cơn đau cổ họng. Linder cho biết “Phần lớn nguyên nhân chính của đau cổ họng là do những virus gây ra. Nếu chưa thể chữa trị ngay thì để cơ thể nghỉ ngơi ít ra cũng giúp bạn tăng khả năng kháng lại virus và nhanh hồi phục hơn”.

9-cach-giup-ban-lam-diu-nhung-con-dau-hong-ngay-tai-nha

Ảnh minh họa

9. Uống thuốc kháng sinh

Tất cả những cơn đau họng ngắn ngày và dài ngày – chiếm 10% ở người trưởng thành – đều do những vi khuẩn như là khuẩn liên cầu mưng mủ gây ra. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với khuẩn liên cầu hoặc là những loại vi khuẩn khác, các bác sĩ đều kê toa thuốc kháng sinh. (Lưu ý, nếu cơn đau họng do virus gây ra thì thuốc kháng sinh không có tác dụng). Để chữa dứt hẳn những cơn đau cổ họng, hãy nhớ luôn uống thuốc đủ toa như chỉ định của bác sĩ dù bạn đã cảm thấy khá hơn.

Theo Afamily.vn

Nấm thanh quản mùa mưa

Mùa mưa kéo dài, khí hậu ẩm thấp, là một trong những nguyên nhân nấm phát triển. TS – bác sĩ (BS) Nguyễn Trọng Minh – phụ trách Phòng khám Tai Mũi Họng (Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy), cảnh báo: ho và khàn tiếng kéo dài cả tháng, chắc chắn thanh quản đã bị nhiễm nấm.

Đáng nói, tất cả các trường hợp này đều tự điều trị, đến khi vào BV, trong thanh quản của nhiều bệnh nhân (BN) đã mọc lên từng ụ nấm nhỏ hoặc nấm rải rác khắp nơi.

nam-thanh-quan-mua-mua

Phần lớn bệnh nhân tự điều trị

Tổn thương nhiễm nấm thường gặp ở những BN có yếu tố “thuận lợi” như sức đề kháng yếu, tiếp xúc với môi trường có nấm. Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do nấm có sẵn trong niêm mạc miệng (Candida Albicans); hít phải các bào tử nấm trong không khí (Asperillus) và một số loài nấm khác như Histoplasma, Blastomyces. Nấm thanh quản chủ yếu gặp ở nam giới với các yếu tố thuận lợi: rượu, thuốc lá, HIV và lao. Trong 12 ca nhiễm nấm, khoảng 33% do HIV và lao. Triệu chứng nổi bật là ho khan, đau và rát họng, khàn tiếng kéo dài, không giảm (trên một tháng). Nhiễm nấm Asperillus là chủ yếu, trên 83% (trong không khí môi trường bị ô nhiễm), Candida Albicans (trong niêm mạc họng): trên 15% do cơ địa giảm miễn dịch.

Thanh quản có kích thước nhỏ nhất trong hệ thống đường thở, lại nằm ở ngã ba đường hô hấp dưới, đảm nhiệm chức năng nói, thở và bảo vệ lá phổi. Vì vậy, khi thanh quản bị viêm nhiễm, BN dễ bị ho (ho khan, kéo dài trên hai tuần đến trên một tháng, ho lẫn máu và đàm); đau và rát họng; khàn tiếng. Đặc biệt, 100% BN sẽ bị ho và khàn tiếng ngày càng tăng dù đã dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau. Nhiều trường hợp không được điều trị tốt trước đó, nhập viện trễ đến ba – bốn tháng, nấm đã nằm rải rác trắng khắp dây thanh quản, hoặc mọc thành từng ụ nấm nhỏ.

Dễ phát hiện, dễ bỏ qua

BS Trọng Minh nói: “Tai mũi họng bị viêm do nhiễm trùng thông thường hoặc do viêm đặc hiệu. Điều đáng chú ý là viêm đặc hiệu có thể do lao hoặc do nấm. Hiện nay, viêm thanh quản do lao chiếm khá nhiều trong cộng đồng; trong khi đó, viêm thanh quản do nấm hiếm gặp hơn, với tỷ lệ 1/100.000”.

Nấm thanh quản phổ biến là Asperillus, thường chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazole – chủ yếu dành cho nấm ở nông và sâu), trong vòng hai – bốn tuần. Theo khảo sát của BS Trọng Minh, trong 12 ca nhiễm nấm thanh quản được theo dõi qua 5 năm, 11/12 ca được điều trị khỏi sau sáu tháng; nhưng sau chín tháng có hai ca tái phát và mười ca tái phát sau ba năm.

Nhiều trường hợp do tự điều trị, nên BN đã tự làm bệnh nặng hơn, phải nhập viện để được chích thuốc liều cao hơn. Thuốc kháng nấm thường có độc tính cao, nên BN cần đến các BV hoặc phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng. Bên cạnh đó, khi điều trị chậm trễ, nấm xâm nhiễm sâu vào các lớp niêm mạc, việc điều trị trở nên khó khăn hơn, và giọng nói không thể trở lại như bình thường.

Ngoài những trường hợp BN đang bị suy giảm miễn dịch, ung thư vùng hầu họng, điều trị các bệnh mãn tính như: thiếu máu, thiếu sắt mãn tính, đái tháo đường thì một số đối tượng có nguy cơ dễ nhiễm nấm là BN sử dụng corticoid kéo dài không được BS theo dõi, điều chỉnh liều lượng.

BS Trọng Minh lưu ý: “Môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nhiều loại phân bón khi làm vườn cũng là điều kiện để nấm phát triển và gây bệnh. Do đó, khi phải tiếp xúc với các loại phân bón kèm với nước, người làm vườn nên dùng khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với nấm mốc có sẵn trong không khí. Bổ sung các vitamin nhóm B, C để tăng cường sức đề kháng. Thể dục, vận động nhiều cũng là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cơ thể chống lại các vật thể lạ xâm nhiễm như nấm. Rửa mũi hàng ngày bằng các dung dịch như nước muối sinh lý”.

Theo Phunuonline.com.vn

Hay bị buốt hông là do bệnh gì?

Tôi luôn bị đau dọc từ 2 bên hông xuống 2 bụng chân. Khi đứng lâu thì xuất hiện triệu chứng tê và buốt nhói phía trong, thậm chí đang nằm nửa đêm muốn quay người cũng thỉnh thoảng bị buốt hông. Xin hỏi đó là bệnh gì. Tôi nên khám chữa ở đâu?

Lê Thị Thanh Hương ([email protected]
/* */
)

hay-bi-buot-hong-la-do-benh-gi

Ảnh minh họa – Internet

Theo thư mô tả thì rất có thể bạn bị đau dây thần kinh hông, còn gọi đau dây thần kinh tọa. Đặc điểm của đau dây thần kinh hông là đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Đường đi của dây thần kinh này bắt đầu từ thắt lưng (L5) đi xuống mông dọc theo hai mặt sau của đùi xuống cẳng chân rồi có thể xuyên ra ngón cái, ngón út (còn tùy thuộc vào rễ bị đau là L5 hay cùng 1. Đau thường xuất hiện khi làm việc gì đó gắng sức hoặc sai tư thế. Tính chất đau cũng khác nhau, đôi khi đau âm ỉ nhưng có khi đau dữ dội. Ngay cả khi ho, hắt hơi hoặc cúi gập người xuống cũng đau, thay đổi thời tiết cũng đau… Ban đêm thường đau tăng lên nhưng khi nằm nghỉ ngơi trên giường có nền cứng, đầu gối hơi co lại thì đau có thể giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Ngoài đau có thể thấy tê cóng, dấu hiệu kiến bò hoặc như ai đó dùng kim châm phía bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái hoặc ngón út.

Đau dây thần kinh hông có thể chỉ xảy ra một bên nhưng cũng có trường hợp bệnh xảy ra hai bên tùy theo nguyên nhân, ví dụ lao cột sống, thoát vị đĩa đệm giữa,…Việc điều trị phải tùy nguyên nhân, vì vậy, bạn cần đến khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để các bác sĩ khám trên lâm sàng, nếu cần kết hợp chụp bao rễ thần kinh, điện cơ đồ, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị cụ thể.

BS. Đinh Thị Thanh

Theo Suckhoedoisong.vn

Khi nào nên cắt amidan?

A-mi-đan có nhiệm vụ bắt giữ, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường ăn, đường thở, đồng thời cũng tạo ra một số chất bảo vệ cơ thể

Viêm a-mi-đan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm a-mi-đan có thể là viêm cấp, viêm tái phát cấp hoặc viêm mạn tính. A-mi-đan có nhiệm vụ bắt giữ, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể qua đường ăn, đường thở, đồng thời cũng tạo ra một số chất bảo vệ cơ thể, chất đó được gọi là kháng thể, giúp cơ thể đề kháng lại một số vi sinh vật gây bệnh. Quá trình đáp ứng miễn dịch này xảy ra rất mạnh trong 7 năm đầu của đời người, nhất là từ 2 đến 6 tuổi. Vì thế không phải “hễ cứ viêm là cắt” và nên tôn trọng vai trò miễn dịch của a-mi-đan. Trái lại, khi có chỉ định cắt a-mi-đan chớ phân vân với lý do là “sợ giảm sức đề kháng”.

Viêm a-mi-đan cấp: Nhiều biến chứng

Trẻ nhỏ khi bị viêm a-mi-đan thường do các siêu vi khuẩn gây nên. Ở trẻ lớn và người lớn, vi khuẩn gây bệnh thường gặp tên là liên cầu trùng tan huyết bê-ta nhóm A, đây cũng là nguyên nhân gây sốt thấp khớp cấp có thể làm tổn thương van tim và cầu thận.

khi-nao-nen-cat-amidan

Phẫu thuật cắt a-mi-đan ở Bệnh viện Vạn Hạnh ảnh: V.H

Viêm a-mi-đan cấp thường làm người bệnh sốt cao, ớn lạnh, đau họng, vướng họng, ăn uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng đau hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức các bắp thịt toàn thân và xương khớp… Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như viêm tấy quanh a-mi-đan, mưng mủ quanh a-mi-đan làm cho người bệnh nuốt đau dữ dội, há miệng hạn chế do bị khít hàm. Trẻ em khi bị viêm a-mi-đan có thể bị biến chứng viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản… Đặc biệt, viêm a-mi-đan do liên cầu trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu, trẻ sốt cao, tiểu ít, khó thở, tụt huyết áp, suy thận, suy hô hấp, ngưng thở.

Nên cắt khi a-mi-đan sưng to

Viêm a-mi-đan tái phát cấp là một đợt viêm a-mi-đan được lặp lại sau một giai đoạn người bệnh không có triệu chứng gì cả. Chúng ta có thể nhìn thấy 2 a-mi-đan sưng to và tấy đỏ. Trên nền tấy đỏ đó có nhiều đốm màu trắng ngà hoặc vàng xỉn, đó là chất bã đậu trong các hốc của a-mi-đan tiết ra, chất này làm cho hơi thở của người bệnh trở nên nặng mùi.

Viêm a-mi-đan mạn tính là tình trạng nhiễm trùng tiềm tàng, dai dẳng của a-mi-đan và dễ bị tái phát. Thể bệnh này thường gặp ở người lớn và trẻ lớn, triệu chứng “nghèo nàn”. Người bệnh chỉ than phiền nóng rát họng, nuốt vướng, hôi miệng, đau tai, sờ thấy hạch cổ, hạch dưới hàm, hạch góc hàm và mệt mỏi. Viêm a-mi-đan mạn tính ở trẻ em thường làm a-mi-đan to, có thể gây ngủ ngáy to, có những cơn ngừng thở trong lúc ngủ, giọng nói đục hoặc ồm ồm, nuốt khó, nghẹn họng và dễ bị ọc, ói, nếu không được xử trí sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Viêm a-mi-đan nên bắt đầu điều trị bằng thuốc trong trường hợp viêm a-mi-đan cấp, viêm a-mi-đan tái phát cấp. Cắt a-mi-đan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi đúng chỉ định, khi mà nó trở thành một “lò viêm” hoặc chứa đầy các mầm bệnh hoặc a-mi-đan quá to gây bít tắc đường thở, đường ăn hoặc nghi ngờ ung thư a-mi-đan.

Các trường hợp nên cắt a-mi-đan

– A-mi-đan to gây bít tắc đường thở, đường ăn.

– Nghi ngờ ung thư a-mi-đan.

– Viêm a-mi-đan tái phát cấp hơn 6 lần/năm hoặc 3 lần mỗi năm trong 2 năm.

– Viêm a-mi-đan tái phát cấp do liên cầu trùng ở người có kèm bệnh van tim hậu thấp hoặc ở trẻ có tiền sử bị sốt cao co giật.

– Viêm a-mi-đan mạn hoặc viêm a-mi-đan tái phát cấp ở người mang mầm bệnh liên cầu trùng mà không đáp ứng với thuốc.

– Viêm a-mi-đan mạn đã được điều trị nội khoa tích cực nhưng vẫn đau họng dai dẳng, viêm đau hạch cổ, hơi thở hôi.

– Mưng mủ quanh a-mi-đan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.

– Viêm a-mi-đan gây biến chứng viêm cầu thận hoặc gây mưng mủ hạch cổ.

Bác sĩ chuyên khoa II Cát Huy Quang

(Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh)

Theo nld.com.vn

Bài thuốc chữa bệnh đau họng từ lá xương sông

Chứng viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Viêm họng thanh quản là tình trạng tổn thương do viêm nhiễm niêm mạc vùng hầu họng, thanh quản. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như ô nhiễm môi trường, thời tiết thay đổi bất thường, cơ thể không thích nghi kịp thời gây đau rát khó chịu vùng hầu họng, thậm chí làm mất tiếng.

Viêm họng thanh quản gặp ở những người làm việc với cường độ giao tiếp cao hay ô nhiễm như: giáo viên, ca sĩ, luật sư, công nhân mỏ, đốt lò… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng… Tuy nhiên, viêm họng thanh quản hoàn toàn có thể phòng và trị được. Xin giới thiệu bài thuốc kinh nghiệm chữa viêm họng, thanh quản từ lá xương sông để độc giả tham khảo áp dụng khi cần thiết.

Lá xương sông bánh tẻ 5 – 10 lá. Giấm ăn 20 – 30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ cho ra tinh dầu nhúng giấm. Súc miệng bằng nước muối nhạt (0,9%) rồi ngậm nuốt nướcdần ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi, thường là 5 – 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Kinh nghiệm cho thấy, bài thuốc có tác dụng tốt với các chứng bệnh: viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng…

bai-thuoc-chua-benh-dau-hong-tu-la-xuong-song

Tại sao xương sông kết hợp với giấm lại trị được viêm hầu họng, thanh quản?

Theo YHHĐ, lá xương sông chứa tinh dầu (0,24%), methylthymol(94,96%), p-cymen (3,28%), limonene (0,12%). Trong giấm, thành phần chính là acid acetic (acid acetic có tácdụng ức chế, diệt khuẩn rất tốt, đặc biệt là các vi khuẩn như: Streptococcus,Diplococcus pneumoniae, Staphylococcus…).

Theo Đông y, xương sông vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc. Thích dụng để trị các chứng bệnh: cảm sốt, ho, viêm họng, viêm phế, thanh quản; trắng lưỡi, viêm miệng; đầy bụng đi ngoài, nôn mửa; đau nhức xương khớp, mày đay, sốt co giật ở trẻ em… Theo y văn cổ, giấm đã được xếp vào vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là kháng viêm từ hơn 2000 năm trước, kinh nghiệm cho thấy giấm vị đắng chua, tính ấm, quy kinh can, vị, có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, sơ thông hầu họng, tiêu thũng, giải độc, sát khuẩn, chỉ huyết (cầm máu)…

Chính vì vậy, khi phối hợp hai vị thuốc này với nhau trở thành một phương thuốc kháng viêm, giảm đau, chống phù nề tiêu ứ trệ đem lại cảm giác dễ chịu và tiếng nói thanh thoát cho những ai mắc bệnh trên.

Cần chú ý

Bài thuốc này chỉ chữa được chứng viêm họng, thanh quản thể thông thường, người bệnh cần khám cụ thể để phát hiện những căn nguyên và biến chứng như: nhân xơ thanh quản, u hay K vòm họng…

Trong quá trình điều trị, cần giữ ấm cổ, mũi họng, răng miệng, nhất là khi thay đổi thời tiết, không ăn uống đồ lạnh, đồ ướp đá, uống đủ nước…

Lương y Chu văn Tiến

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách giảm đau họng

Viêm họng thường do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng giống như cúm, sốt ớn lạnh. Họng bị đau, việc ăn uống trở nên rất khó khăn.

Cách giảm đau họng

Một số thực phẩm sau đây sẽ cung cấp cho bạn đủ chất cần thiết để ngăn ngừa bệnh tật và đối phó với cái cổ họng “phiền nhiễu”.

Chuối. Do đặc thù mềm nên khi bị đau họng, ăn chuối là gợi ý tuyệt vời vì dễ nuốt. Không chỉ ngon miệng, một quả chuối nhỏ có chứa cùng một lượng calo, carbohydrate và chất xơ như một quả táo. Hơn thế, chuối còn chứa nhiều vitamin C, vitamin B6 và kali, rất hữu ích cho sức khỏe của tim.

Súp gà. Một trong những món ăn giúp đối phó với bệnh viêm họng là súp gà nóng. Một chén súp có tác dụng hơn cả liều thuốc kháng sinh vì súp gà có đặc tính kháng viêm nhẹ và làm tắc nghẽn đờm bằng cách hạn chế vi trùng tiếp xúc với màng nhầy. Nấu súp gà với cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có khả năng giảm bớt sự khó chịu ở cổ.

Nước chanh và hỗn hợp mật ong. Pha mật ong chung với nước chanh nóng là bạn đã có một liều thuốc giảm đau họng hiệu quả. Cảm giác viêm sưng sẽ nhanh chóng biến mất, họng của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay khi dùng hỗn hợp này. Mật ong và chanh chứa nhiều vitamin, giúp tăng sức đề kháng

Cà rốt. Theo Healthmeup, cà rốt là lựa chọn tuyệt vời khi bạn mắc bệnh đau họng. Tuy nhiên bài thuốc thảo dược này chỉ phát huy hiệu nghiệm với điều kiện cà rốt phải được luộc hoặc hấp chín trước khi dùng; vì ăn cà rốt sống làm trầm trọng thêm cơn đau. Ngoài ra, cà rốt chứa đủ các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali, rất tốt cho sức khỏe.

Trứng và lòng trắng trứng. Ít người biết rằng, trứng có công hiệu rất tốt trong việc điều trị bệnh viêm họng. Tuy nhiên, hãy chắc chắn không ăn trứng kèm các gia vị khác sẽ bị phản tác dụng.

Bột yến mạch. Do chứa nhiều chất xơ hòa tan, lại đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cholesterol LDL “xấu”, cũng như có hàm lượng protein cao, bột yến mạch giúp bạn cảm thấy no lâu. Hơn nữa, một bát yến mạch nóng trộn thêm vài lát chuối hoặc vài giọt mật ong sẽ làm dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng.

Trà gừng hoặc trà mật ong. Một tách trà nóng với gừng hoặc mật ong là lựa chọn tốt để làm dịu cổ họng khi bị rát, ngứa. Mật ong bảo vệ cổ họng và giúp ngăn ngừa sự kích ứng, gây ra các cơn ho. Nhâm nhi và hít hà hơi từ tách trà nóng làm thông cổ họng rất nhiều.

(Theo Thanhnien)