Lưu trữ cho từ khóa: chữa cao huyết áp

Những bài thuốc từ cây lá vườn nhà chữa cao huyết áp

 Ngày càng có nhiều người bị cao huyết áp. Bằng cây lá vườn nhà có thể chữa được chứng bệnh này. Dưới đây là những bài thuốc đơn giản mà bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng.


Củ cải trắng và mật ong

* Củ cải trắng 100g, mật ong 20ml. Củ cải trắng rửa sạch, giã nhỏ, hấp cách thủy cho chín, vắt lấy nước, bỏ bã. Cho mật ong vào nước củ cải quấy đều, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 15 – 20 ngày.

* Hy thiêm 30g; hoa hòe 30g. Hoa hòe sao thơm. Cả hai vị thuốc cho vào nồi, thêm 400ml nước, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, chắt lấy 200ml thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 15 ngày, có thể uống thêm liệu trình trên sau khi nghỉ 5 – 7 ngày.

* Hồng xanh 1 quả; rau cần 200g. Cả hai rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước nóng, ngày uống 2 lần, liền 25 ngày.

* Lá cọ non 25g rửa sạch, thái nhỏ, phơi nơi không có nắng, cho vào nồi, thêm 350ml nước, đun sôi kỹ, khi còn 200ml nước thuốc, chắt lấy nước, bỏ bã, chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 20 ngày.

* Lạc nhân 500g; dấm ăn 800ml. Lạc nhân nhặt bỏ hết hạt thối, phơi thật khô, cho vào bình, đổ dấm vào, bịt kín, sau 15 – 20 phút có thể dùng được. Ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 3 – 4 hạt, 7 ngày là một liệu trình, nghỉ 5 ngày lại dùng tiếp liệu trình sau.

* Tầm gửi cây dâu 120g. Tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) thu về thái nhỏ, phơi nơi không có nắng cho khô, cho vào nồi thêm 300ml nước, đun sôi kỹ, dùng làm nước uống trong ngày, cần uống liền 25 ngày.

* Hạ khô thảo 25g (dùng lá và thân). Hạ khô thảo dùng khô, cho vào nồi thêm 350ml nước, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, khi còn 200ml nước thuốc, chắt lấy nước, bỏ bã. Chia 2 lần uống trong ngày, cần uống liền 20 ngày.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

(Theo Bee)

Quả dứa chữa cao huyết áp, viêm thận

Phù thũng do viêm thận, viêm khí quản, cao huyết áp…, những bệnh này đều có thể được cải thiện nhờ quả dứa.

Giải khát: Thịt quả dứa (quả thơm) 500 gr, chia làm hai lần ăn sống. Hoặc giã nát vắt lấy nước, pha với nước sôi để nguội, chia làm hai phần uống hai lần.

Chữa viêm thận phù thũng, tiểu tiện khó: Thịt quả dứa 60 gr, rễ cỏ tranh tươi 30 gr sắc nước uống. Hoặc rễ cỏ tranh tươi cho nước vừa đủ đun khoảng 30 phút, sau đó vớt bỏ rễ cỏ tranh, cho vào 500 gr nước dứa tươi, tiếp tục đun cho tới khi đặc lại thì rút lửa, cho thêm 500 gr đường trắng trộn đều đem phơi khô rồi tán nhỏ, cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng 10 gr, pha với nước sôi, uống ngày ba lần.

Chữa viêm khí quản, ho không đờm: Thịt quả dứa 120 gr, mật 30 gr, đun nước uống.

Chữa cao huyết áp, phù thũng: Dứa gọt vỏ vắt lấy nước, mỗi lần uống 30 ml với nước sôi để nguội, ngày 2 – 3 lần.

Chú ý: Dứa dễ gây phản ứng cho một số người quá mẫn cảm. Để tránh xảy ra ngộ độc dứa, trước khi ăn cần gọt sạch, cắt miếng, ngâm vào nước muối nồng độ 1%, sau 20 phút mới ăn, tuyệt đối không ăn quá nhiều dứa khi đói.

Những người viêm loét đường tiêu hoá, người mắc bệnh gan hoặc thận nặng, chức năng đông máu kém không nên ăn dứa.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung / Datviet Online

Đậu phụ nấu mộc nhĩ chữa cao huyết áp

Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, đậu phụ không chỉ là thức ăn lý tưởng mà còn là một vị thuốc để chữa bệnh…

Đậu phụ chữa cao huyết áp

Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào ba kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.

Theo nghiên cứu hiện đại, đậu phụ không những giàu chất đạm với hệ số hấp thu cao mà còn chứa nhiều axit amin, các nguyên tố vi lượng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bởi thế, các nhà dinh dưỡng học gọi đậu phụ là “thịt thực vật”.

Hơn nữa, do không chứa cholesterol, thậm chí còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipit máu, đậu phụ quả thực là một trong những thực phẩm lý tưởng đối với những người bị cao huyết áp nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung.

Bài 1: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ đen 15g, dầu thực vật, hành, gừng tươi và  gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ, mộc nhĩ ngâm nước và rửa sạch. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu thực vật vào và phi hành gừng cho thơm, tiếp đó cho đậu phụ và một lượng nước vừa đủ, đun nhỏ lửa cho cạn bớt nước rồi cho mộc nhĩ và gia vị cho vừa rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: ích khí hoà trung, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực do thiểu năng tuần hoàn động mạch vành.

Bài 2: Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị  vừa đủ.

Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Bài 3: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.

Công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Bài 4: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi  nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Công dụng: bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư.

Theo ThS Xuân Mai / Bee